Hướng dẫn chơi support 4 Dota 2 – vừa hỗ trợ vừa gánh team, tại sao không?

huong-dan-support-4-dota-2

Sau khi rank season vừa reset thì ai cũng cố gắng win 10 game TBD để đạt mức rank mới cao hơn mùa trước. Nhưng pick gì để win giữa vũng lầy SEA bây giờ? Đánh support thì sợ bọn carry ngu, đánh core thì ai sup? Vậy tại sao bạn không thử sức với một vị trí “ở giữa”, vừa không bị phụ thuộc lại có khả năng cân cả team nhỉ. Phải rồi, tui đang nói đến support 4 chứ còn gì nữa.

Một vấn đề quen thuộc với mọi player….

Nếu bạn là một player có hero pool kha khá và thích try hard để thắng, hẳn bạn đã không ít lần gặp khó khăn khi đánh solo. Bắt đầu từ lúc pick, bạn sẽ muốn chọn 1 hero mà mình quen tay, nhưng nó cũng phải phù hợp với team nữa.

Dota 2 là một game tập trung vào tính đồng đội và chiến thuật, nhưng một điểm đặc biệt ở tầm rank trung bình là các player thường không quá tin tưởng nhau và khó để team work tốt. Bởi vậy, họ thường có xu hướng pick các hero core (đặc biệt là carry và mid) với hy vọng mình sẽ farm xanh hơn địch, gánh cả team đến chiến thắng. Đã có rất nhiều bài tranh luận về tầm quan trọng của support trong game, nhưng chẳng ai có thể phủ nhận rằng pick carry thì sẽ yên tâm hơn nhiều.

Tuy vậy, vẫn có 1 vị trí có thể hòa hợp cả 2 yếu tố của carry và support, 1 lựa chọn có thể giải quyết những khó khăn của bạn. Đó là support 4/hay semi-carry.

Lợi thế và nhiệm vụ của support 4 trong Dota 2

Support 4, hiển nhiên là một support, bạn sẽ có vai trò lớn trong giai đoạn đi lane đầu game. Trong khi support 5 phải bám lấy carry để giúp deny, harass, pull stack các kiểu thì bạn có thể thoải mái đi hỗ trợ cho mọi lane.

Nếu thấy team địch đi lane 2-1-2 để chèn bộ đôi carry – support 5, hãy ra safe lane để giúp họ dễ thở hơn.

Nếu hero đi mid của địch là 1 con máu giấy, đảo qua gank sớm vừa giúp mid của bạn xanh hơn mà bạn cũng được hưởng tiền và XP từ việc assist nữa.

Nếu safe lane bên kia quá hổ báo, đừng ngại tp xuống giúp offlane của mình và ngăn carry địch được farm quá nhiều.

Hãy nhớ rằng vị trí của bạn phải luôn linh hoạt và tỉnh táo, sẵn sàng bắt kịp những cơ hội để giành lợi thế. Bạn cũng nên di chuyển nhiều trên map, tốt nhất là bắt đầu từ đêm đầu tiên (lúc 4:00). Nếu cảm thấy chưa gank được, hãy đi lùng Bounty Rune (cho cả team một lượng tiền kha khá), stack rừng cho carry hoặc tự farm để có vài đồ cơ bản. Nhưng cũng không nên chăm chú farm quá, vì bạn là support 4 chứ có phải hero đi rừng đâu nào?

Những hero support 4 tốt nhất

Dưới đây, tui sẽ đề xuất một số hero phù hợp với vị trí này. Nếu bạn chưa đánh sup bao giờ thì hãy thử vài hero dễ chơi hơn trước, rồi hãy chuyển sang các hero cần nhiều thời gian luyện tập hơn.

Support 4 Dota 2: Mức dễ

Hiển nhiên không có hero nào có thể đánh giá là “ez” cả, nhưng vẫn có một vài hero đơn giản hơn một chút mà vẫn đủ mạnh mẽ. Hãy lựa chọn những gương mặt “trâu chó” hoặc có skill để chạy trốn và gank hiệu quả.

  • Bounty Hunter

huong-dan-support-4-dota-2-bounty-hunter

Bất kể được buff hay bị neft, trong giải chuyên nghiệp hay đánh pub và rank, Bounty Hunter luôn là một kẻ cực kỳ khó chịu. Khả năng invi khiến BH dễ dàng đi gank, hay làm gì đó vui vẻ hơn như đi săn courier chả hạn. Những hero đi rừng sẽ phải cẩn thận kẻo hắn sẽ đi loanh quanh hít ké XP, hoặc liều lĩnh hơn là ks cả creep rồi invi chạy mất. Ulti “Track” vừa cung cấp chút ít tầm nhìn, vừa tăng lượng tiền mà đồng đội nhận được khi hắn gank thành công.

  • Slardar

Một hero nữa có ulti cho tầm nhìn true sight là Slardar. Khả năng trừ giáp sẽ là sự kết hợp tuyệt vời với các carry gây nhiều damage vật lý. Đừng bỏ qua skill stun AoE và passive cho tỷ lệ mini stun khi đánh tay của Slardar, và còn tốc chạy 700 khi đi dưới sông nữa chứ. Chơi Slardar theo phong cách “chó điên” rồi bạn sẽ sẽ trở thành ác mộng cho bất kỳ hero địch nào dám lon ton đi lẻ.

  • Ogre Magi và Spirit Breaker

huong-dan-support-4-dota-2-spirit-breaker

Hai hero này còn dễ chơi hơn nữa. Bạn chả cần nghĩ gì nhiều cho mệt – cứ thấy thằng nào láo ngáo là xông thẳng vào thôi. Lượng HP và giáp khá lớn ở đầu game cũng là một lợi thế để harrass hoặc gank sớm. Orb of Venom sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời để tăng độ khó chịu cho bạn đấy.

Support 4 Dota 2: Mức thử thách hơn

Các hero trong mục này được đánh giá là “khó” nhưng nếu thành thạo thì chúng cũng hữu ích hơn, có khả năng gánh team hơn nhiều.

  • Kunkka và Earth Spirit

huong-dan-support-4-dota-2-kunkka

Player gặp rắc rối với 2 hero này chủ yếu bởi bộ skill khó hiểu và cũng khó sử dụng. Nhưng với Kunkka, hãy giành chút thời gian luyện tập căn giờ cho combo X – Torrent – Ulti rồi bạn sẽ quen ngay thôi. Passive chém lan cho phép Kunkka farm, def khỏe để chuyển từ support thành core nhanh chóng.

Earth Spirit thì quả là xứng đáng với cái tên Ebola Spirit – thanh niên bị IceFrog nerf liên tục từ bản này sang bản khác nhưng vẫn cứ mạnh. Đây là hero duy nhất có khả năng stun, slow, silence và gây một lượng damege khủng nữa.

  • Tusk

Bộ skill của Tusk thì khá đơn giản, nhưng lại yêu cầu kỹ năng cao để sử dụng chúng hiệu quả. Lỗi cơ bản mà player thường gặp phải  khi chơi Tusk là cố farm các item có damage, tập trung vào ulti của nó. Như vậy không hẳn là sai, nhưng hãy nhớ rằng nếu được tận dụng tốt, thì Tusk có thể mở combat, phối hợp gank, kiểm soát map và giữ nhịp độ combat cực đỉnh – đó mới là điểm đáng chú ý nhất của hero này.

  • Io

huong-dan-support-4-dota-2-io

Chắc phải cần một bài riêng về Io – hero khó chơi và khó chịu nhất trong Dota 2. Trước đây Io thường làm support 5, nhưng một loạt buff trong các bản update gần đây đã thay đổi hero này khá nhiều, thậm chí khiến nó dễ chơi hơn một chút. Tuy vậy, muốn phát huy hết hiệu quả của Io ở vị trí support 4 thì bạn buộc phải giao tiếp và teamwork với các core của mình.

Support 4 Dota 2: Sự lựa chọn đa dụng

Gọi là “đa dụng” bởi những hero này có thể là support, nhưng bạn cũng có thể chuyển qua đi offlane nếu cần thiết. Trong các game đấu giải, chúng thường được pick như một cách để đánh lạc hướng đối thủ, tạo ra một chút lợi thế bất ngờ. Bạn cũng có thể làm vậy bằng cách pick trước rồi cân nhắc role của mình cho phù hợp.

  • Earthshaker và Enchantress

Gần đây các team chuyên nghiệp ít pick 2 hero này, nhưng bộ skill của chúng vẫn quá mạnh trong các combat. Khi là core và có điều kiện thích hợp, lượng damage mà Earthshaker và Enchantress có thể gây ra rất đáng nể.

  • Clockwerk và Nightstalker

huong-dan-support-4-dota-2-night-staker

Cặp đôi này có nhiều điểm chung, từ khả năng đi gank đến việc cung cấp tầm nhìn (Nightstalker còn có thể hạn chế tầm nhìn của đối thủ với ulti của mình nữa). Phù hợp để mở combat hoặc làm tanker nhưng solo gank và ăn mạng cũng là vô tư khi bạn có một vài item cơ bản.

Support 4 Dota 2: Nên tránh

Những hero được đề cập đến không phải là yếu mà chúng có độ rủi ro cao, do đó không phù hợp khi đánh solo rank. Nếu bạn thực sự thích thì hãy giành nhiều thời gian luyện tập và thử nghiệm ở normal trước đến khi thành thạo đã.

  • Chen

Hero tủ của Bulldog, một trong những hot pick của đấu trường chuyên nghiệp ngay từ thời gian đầu. Chen được buff và nerf khá nhiều lần rồi, nhưng 1 điều chắc chắn không đổi là nó yêu cầu player phải có kỹ năng tốt và hiểu biết sâu về game. Phụ thuộc khá nhiều vào creep nên mỗi game Chen sẽ là một trải nghiệm khác biệt, và bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian cho hero này đấy.

  • Pudge

huong-dan-support-4-dota-2-pudge-arcana

Ngược lại với Chen, đánh Pudge sẽ khá dập khuôn với combo Hook – Rot – Ulti, chờ hết cooldown rồi lặp lại. Một con Pudge hook đâu trúng đó là thảm họa cho team địch, nhưng hook đâu trượt đó thì là thảm họa của đồng đội. Nếu không muốn ăn 4 report thì những gì bạn cần có cho Pudge là nhanh tay, biết phán đoán và cả may mắn nữa. Ngoài ra, trong một vài update gần đây, Valve đã nerf khả năng slow của skill Rot nên việc harrass đầu game không còn hữu hiệu như trước. Cho Pudge hook được rune thì chỉ thú vị hơn, chứ cũng chẳng khiến nó mạnh hơn là bao.

  • Techies

huong-dan-support-4-dota-2-techies

Được bầu chọn là hero “ung thư” nhất trong lịch sử Dota 2, Techies là hero duy nhất có winrate 0% trong các trận đấu chuyên nghiệp. Nếu không biết đặt và giấu bom, bạn sẽ dễ dàng bị counter bởi vài cái Sentry hay một cục Gem; nhưng nếu chơi quá tốt thì Techies luôn khiến cả 9 người còn lại khóc thét vì kéo dài game đấu – có khi đến vài trăm phút.

Tổng kết

Tập chơi ở một vị trí mới chắc chắn là nhiều khó khăn, nhất là khi bạn đã quen với role cũ. Tuy vậy, linh hoạt và thích nghi với mọi thể loại đồng đội là việc cần thiết nếu bạn muốn lên rank. Một hero vừa carry vừa support sẽ giúp bạn không bị quá bỡ ngỡ, mà vẫn có thể làm quen dần với các kỹ năng đọc map, teamwork,…. Và hẳn bạn cũng sẽ phần nào hiểu nỗi khổ của các support hơn.

Vậy thì, liệu bạn có muốn thử đánh support 4 không?

 


Hãy theo dõi EXP.GG VN Dota2 để cập nhật các thông tin mới nhất, hot nhất về Dota 2 nhé.

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
huong-dan-choi-Jungle-Speed-cover

Hướng dẫn chơi Jungle Speed – Nhanh tay lẹ mắt

Next Post
board-game-no-thanks-cover

Hướng dẫn chơi No Thanks!

Related Posts