Cùng tìm hiểu về card đồ họa rời và card đồ họa tích hợp cho laptop

card đồ họa

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”black”]Khi nào bạn cần card đồ họa rời và khi nào chỉ cần đồ họa tích hợp sẵn là đủ? Trả lời câu hỏi này là nhiệm vụ quan trọng, vì lúc đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn ra một chiếc laptop ưng ý, tránh lãng phí tiền vô ích hoặc mua phải thiết bị không phù hợp với nhu cầu.[/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]

Đồ họa tích hợp

Đúng như tên gọi “tích hợp”, card đồ họa tích hợp được tích hợp sẵn trên board mạch chính (hay còn gọi là main), nói một cách ngắn gọn hơn là tích hợp sẵn vào CPU. Card đồ họa tích hợp sử dụng sức mạnh của CPU và RAM để xử lý các vấn đề về ảnh, độ phân giải và các phần mềm liên quan đến đồ họa.

Ngày nay, đồ họa tích hợp đã được cải thiện đáng kể. Chúng có thể cấp sức mạnh cho độ phân giải màn hình 4K và cả màn hình ngoài Full HD bổ sung thêm.

card đồ họa

Hầu hết laptop đời mới hiện nay đều hỗ trợ vi xử lý Intel Core i-series đi kèm đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 620/630. Nếu bạn chủ yếu làm việc văn phòng, lướt web hoặc xem video Youtube ở độ phân giải 4K, những con chip này là vừa đủ để sử dụng.

Ở cấp cao hơn Intel HD 620/630Intel Iris Pro 640 có sức mạnh gần tương đương card đồ họa rời NVIDIA GeForce 940M. Apple có Macbook Air và Macbook tích hợp đồ họa Intel HD Graphics 60005300 cho phép chỉnh sửa video SD bằng phần mềm Final Cut Pro.

card đồ họa
Chấm điểm một số loại card đồ họa tích hợp

Nhìn chung, đồ họa tích hợp có ưu điểm là tối ưu tính di động và cung cấp hiệu suất đủ để đáp ứng nhu cầu “bình dân” như xem video, chỉnh sửa Photoshop cơ bản và chơi một số tựa game trung bình (Overwatch hoặc FIFA 17). Chúng cũng mang lại thời lượng pin tốt hơn.

Nếu bạn không có nhu cầu chơi game nặng hay chơi game với đầy đủ chi tiết ở tốc độ 60 khung hình mỗi giây, đồ họa tích hợp sẽ là sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra thông số kỹ thuật của máy và đảm bảo GPU tích hợp trên máy có thể hoạt động tốt cho nhu cầu. Hãy nhớ rằng GPU tích hợp sử dụng bộ nhớ hệ thống như bộ nhớ đệm và các ultrabook (mỏng, nhẹ, có thời lượng pin dài) thường đi kèm RAM công suất thấp (LPDDR) và CPU điện áp siêu thấp (ULV) – những yếu tố có thể làm giảm hiệu suất GPU tích hợp.

Hiện nay, sức mạnh của card đồ họa tích hợp cũng được các nhà sản xuất nâng cấp lên đáng kể nên bạn sẽ không phải quá lo lắng khi chơi game 3D với độ phân giải tương đối cao, cũng như là xem các bộ phim có độ phân giải caocác phần mềm xử lý đồ họa cũng được xử lý tốt hơn và mượt mà hơn.

Card đồ họa rời

Khi cần phải chỉnh sửa nhiều timeline trong Adobe Premiere Pro, áp dụng bộ lọc Photoshop trên nhiều lớp, dựng mô hình 3D hay chơi game nặng, bạn sẽ cần một chiếc GPU chuyên dụng. Chúng đi kèm với bộ nhớ đồ họa riêng, giải phóng bộ nhớ hệ thống cho các tác vụ khác. Đồng thời, card đồ họa rời có thể đi kèm nhiều lõi cho phép xử lý song song dữ liệu hình ảnh.

Trong vài năm trở lại đây, GPU laptop đã phát triển vượt bật, dòng NVIDIA 10 mới nhất dựa trên kiến trúc Pascal cũng cung cấp hiệu suất tương đương với phiên bản dành cho máy tính để bàn.

card đồ họa

Hầu hết laptop có card NVIDIA series 10 + kiến trúc Pascal, chip Core i5 hoặc i7 HQ series và RAM DDR4 tốc độ 2.4MHz đều cho hiệu suất GPU rất tốt. Đặc biệt, card NVIDIA từ GTX 1060 trở lên còn hỗ trợ VR (thực tế ảo).

Về phía Apple, Macbook Pro 15 inch đi kèm GPU AMD Radeon Pro 555/560 với bộ nhớ DDR5 2 – 4 GB. Apple luôn tối ưu hóa phần mềm để tận dụng tối đa GPU nên những card đồ họa vừa nêu sẽ đủ khả năng chỉnh sửa video nâng cao hoặc xử lý tác vụ nặng – miễn là bạn đang dùng hệ điều hành macOS.

card đồ họa

Nói đến nhược điểm, GPU chuyên dụng sẽ cần hệ thống làm mát riêng, trong khi máy tính có xu hướng nóng lên nhanh chóng khi chơi game hay dựng hình 3D ở cường độ cao nên card đồ họa rời dễ làm tăng nhiệt độ tỏa ra, giảm đáng kể thời lượng pin nếu dùng trong thời gian dài.

Cùng với đó, các nhà sản xuất đôi khi không có giải pháp làm mát thích hợp, nhất là với loại laptop mỏng, gọn nhẹ. Một vài ản phẩm của một số hãng còn lựa chọn giải pháp giảm bớt hiệu suất của máy để hạ nhiệt độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm sử dụng. Mới đây, chiếc Macbook Pro 2018 bản Core i9 cũng bị cho là đã bị hạ tốc độ xung nhịp để tránh việc máy quá nóng, nghĩa là sức mạnh phần cứng đã không được phát huy tối đa.

Card đồ họa có thể chuyển đổi

Về lý thuyết, card đồ họa linh hoạt rất tuyệt vời. Chúng cho phép bạn sử dụng đồ họa tích hợp với các tác vụ cơ bản và tự động chuyển sang GPU chuyên dụng theo nhu cầu nhằm kéo dài tối đa tuổi thọ pin khi máy không chạy ứng dụng nặng. NVIDIA gọi công nghệ này là Optimus.

card đồ họa

Tuy nhiên bên cạnh đó nó vẫn còn những hạn chế nhất định. Laptop kích hoạt NVIDIA Optimus thường thiếu bộ ghép phần cứng chuyên dụng. Optimus cũng xung khắc một công nghệ khác của NVIDIA là G-Sync (giảm vỡ màn hình khi chơi game ở cường độ cao) dẫn đến không phát huy được tối đa sức mạnh của nó.

GPU gắn ngoài sẽ là giải pháp tốt nhất ?

Các nhà sản xuất đã tìm ra giải pháp mới để tối ưu cả thời lượng sử dụng khi dùng card tích hợp và hiệu suất khi dùng card đồ họa rời. Về cơ bản, GPU bên ngoài (eGPU) bao gồm một hộp chứa card màn hình máy tính để bàn và kết nối với laptop qua cổng Thunderbolt 3 hoặc qua một thiết bị kết nối độc quyền của nhà sản xuất.

card đồ họa
Một chiếc laptop đang gắn eGPU

Như vậy liệu eGPU có phải là phương án phù hợp nhất? Chưa hẳn vậy. Không phải cổng kết nối nào cũng tối ưu với eGPU như Thunderbolt 3, nhưng ngay cả cổng Thunderbolt 3 cũng không trực tiếp kết nối với CPU, yếu tố có thể gây ra vấn đề về hiệu suất. Để khắc phục vấn đề này, Intel đã công bố kế hoạch tích hợp bộ điều khiển Thunderbolt 3 vào CPU trong tương lai.

Một chi tiết quan trọng khác cần lưu ý là giá thành sản phẩm: Bạn phải mua đồng thời vỏ case và card đồ họa rời, nghĩa là những trang bị đi kèm với phí tổn cũng khá tốn kém.

Tóm lại, eGPU chỉ nên được xem xét khi laptop đi kèm đồ họa tích hợp hoặc đồ họa chuyên dụng cấp thấp. Cài đặt eGPU bằng một card đồ họa cao cấp như GTX 1080 để tăng cường cho thiết bị đã có GTX 1060 là khoản đầu tư không xứng đáng, thậm chí còn có thể làm hiệu suất bị tổn hại.

Kết luận

Ngày nay, đồ họa tích hợp trên laptop thường khởi đầu từ Intel HD 620, đủ cho hầu hết người dùng không chơi game nặng, chỉnh sửa video ở độ phân giải 4K hay làm việc trên AutoCAD. Intel Iris Pro cũng cải tiến đáng kể so với HD 620, làm tăng tốc độ ở các tác vụ chuyên nghiệp nhưng vẫn không đủ để mang lại trải nghiệm chơi game tốt nhất.

card đồ họa

Với những người muốn chơi game nặng, chơi game ở tốc độ khung hình cao, làm mô hình 3D hoặc chỉnh sửa video 4K, GPU chuyên dụng là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng hầu bao không phải trả quá nhiều so với nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, chỉ cần một chiếc GTX 1060 là bạn có thể “chiến” game Full HD ngon lành ở độ chi tiết cao.

eGPU là một lựa chọn tuyệt vời để tăng hiệu suất laptop với đồ họa tích hợp, nhưng chúng không thực sự giá trị với laptop có GPU GTX 1060 trở lên. Nghĩa là bạn chỉ cần sử dụng thiết bị này cho những máy có cấu hình thấp. Cuối cùng, dù chọn loại đồ họa nào, hãy nhớ kiểm tra xem CPU và GPU của máy có chạy ở tốc độ được quảng cáo hay không nhé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

7 tính năng vượt trôi mà hệ điều hành Android vượt mặt được iOS

Next Post

Ánh sáng xanh ở các thiết bị điện tử là gì? Tại sao nó gây nguy hiểm cho mắt?

Related Posts