Categories: Công Nghệ

HDD và SSD là gì? Nếu là game thủ nên chọn loại ổ cứng nào?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua ổ cứng HDD và SSD, chúng quá quen thuộc với người dùng máy tính nhưng không nhiều người biết rõ nó là gì? hoạt động như thế nào? Với nhu cầu chủ yếu là chơi game thì nên chọn loại ổ cứng nào cho hợp lý?

Trong bài viết của EXP.GG ngày hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ở trên. Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính, tất cả dữ liệu của người dùng như hệ điều hành Windows hoặc dữ liệu cá nhân đều được lưu trữ trong ổ cứng và chúng luôn được truy xuất thường xuyên.

Ổ cứng có liên quan đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy. Vì vậy mà khi mua máy những thông số kỹ thuật của ổ cứng cũng đáng để bạn phai quan tâm đến.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại ổ cứng là: SSD (Solid State Drive) và HDD (Hard Disk Drive). HDD (Hard Disk Drive). Người dùng thường băng khuâng nên dùng ổ cứng nào và cách dùng chúng ra sao, bởi cả 2 loại ổ cứng này đều có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu kỹ về 2 loại ổ cứng này nhé!

HDD và SSD là gì?

1. HDD (Hard Disk Drive)

  • HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin.
  • Vì vậy mà các thao tác của bạn như chép nhạc, phim hay dữ liệu (Cài đặt phần mềm, game) nào đó từ máy tính ra thiết bị khác (USB, Ổ cứng) nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này càng tốt thì dữ liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.
  • Ổ HDD của laptop hiện nay có 2 tốc độ phổ biến là 5400 RPM (vòng mỗi phút) hoặc 7200 RPM, trừ một vài đĩa cứng ngoại lệ có tốc độ quay lên đến 15.000 RPM.

2. SSD (Solid State Drive)

  • SSD là một loại ổ cứng thể rắn có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM hay các loại thẻ nhớ, USB đó là sử dụng các chip nhớ flash. SSD có nhiều phương thức kết nối không chỉ dừng lại ở SATA III có tốc độ tối đa 6 Gbps mà còn PCIe lên đến 32 Gbps.
  • SSD được tạo ra nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống, cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu, điện năng tiêu thụ cũng như kích thước nhỏ gọn hơn

Cách kiểm tra ổ cứng HDD hay SSD

Có rất nhiều cách để kiểm tra ổ cứng đang dùng thuộc loại nào. Sau đây là ví dụ:

1. Windows:

  • Trước tiên, hãy khởi động máy tính vào Windows để bắt đầu kiểm tra ổ cứng là SSD hay HDD. Tiếp theo vào Start => gõ tìm từ “defra” bạn sẽ thấy công cụ Defragment and Optimize Drives.
  • Mở công cụ này lên, bạn chỉ cần nhìn vào mục Media type sẽ biết là ổ SSD hay HDD trên máy tính của mình. Solid State Drive là ổ cứng SSDHard Disk Drive là ổ cứng HDD. Như trong hình đang lắp song song 2 cố cứng SSD và HDD.

2. Trên máy Mac:

  • Trên máy tính chạy hệ điều hành macOS của bạn, hãy chọn menu Apple (biểu tượng trái táo) > About this Mac. Tại tab Overview, chọn tiếp vào mục System Report.
  • Trong cửa sổ System Report > Chọn Storage ở cột bên trái. Lúc này bên phải sẽ hiện ra báo cáo toàn bộ về thông tin ổ cứng trên máy Mac. Để kiểm tra máy tính Mac, laptop Macbook của bạn dùng ổ cứng nào bạn chỉ cần để ý đến mục Medium Type

So sánh giữa HDD và SSD

Công dụng chính của cả hai loại ổ cứng này đều là lưu trữ dữ liệu trên máy tính, hệ điều hành, phần mềm. Mỗi loại ổ cứng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, có thể thông qua các yếu tố sau để so sánh SSD và HDD:

Thuộc tính SSD HDD
Tiêu thụ điện năng Tiêu thụ ít điện năng Tiêu thụ nhiều điện năng
Giá thành Trung bình 13.700/GB với ổ SSD dung lượng 500 GB Trung bình 2.100/GB với ổ SSD dung lượng 500 GB
Sức chứa Thông thường dung lượng tối đa của ổ SSD dành cho máy tính xác tay là 1 TB và tối đa 4 TB cho máy tính để bàn Thông thường dung lượng tối đa của ổ HDD dành cho máy tính xác tay là 2 TB và tối đa 10 TB cho máy tính để bàn
Thời gian khởi động hệ điều hành Thời gian trung bình khoảng 13 – 14 giây Thời gian trung bình khoảng 30 – 40 giây
Tiếng ồn Không có bộ phân chuyển động. Do đó không có âm thanh phát ra Có thể nghe thấy tiếng click và xoay
Độ rung Không tạo ra rung lắc nào Việc quay của đĩa cứng có thể dẫn đến tạo ra rung lắc ít hoặc nhiều.
Nhiệt độ Tiêu thụ điện năng ít hơn và không có bộ phân nào chuyển động. Do đó nhiệt độ ít được sinh ra HDD không sản sinh ra nhiều nhiệt nhưng nó sẽ có lượng nhiệt lớn hơn so với SSD do các bộ phận chuyển động và hệ số công suất lớn hơn
Tỷ lệ gặp sự cố Thời gian trung bình giữa tỉ lệ sự cố là 2 triệu giờ Thời gian trung bình giữa tỉ lệ sự cố là 1.5 triệu giờ
Tộc độ sao chép/ghi tập tin Trung bình 200 MB/s và lên đến 550 MB/s Dao động trong khoảng 50 MB/s đến 120 MB/s
Mã hóa Full Disk Encryption (FDE) hổ trợ trên một số mã Full Disk Encryption (FDE) hổ trợ trên một số mã
Tốc độ mở tệp Nhanh hơn HDD lên đến 30% Chậm hơn so với SSD
Ảnh hưỡng đến từ tính SSD an toàn trước ảnh hưởng của từ tính Nam châm có thể xóa dữ liệu của bạn

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy ổ cứng SSD chính là phiên bản nâng cấp và khắc phục tất cả các yếu điểm đang có trên HDD. Với nhiều ưu điểm vượt trội không quá khó hiểu vì sao SSD hiện tại đang được bán với giá đắt hơn HDD.

Game thủ nên lựa chọn ở cứng HDD hay SSD?

Trước đây khi nhắc đến cấu hình của 1 máy tính để chơi game thường chúng ta chỉ quan tâm đến CPU, RAM, hay GPU (card đồ họa) và ít khi nào quan tâm đến bộ nhớ lưu trữ vì khi đó chỉ có một sự lựa chọn duy nhất đó là HDD.

Khi chạy 1 game nặng trên PC thì FPS (tốc độ khung hình trên giây) là yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm nhất. Để cải thiện FPS thì GPU mới là cái cần chú ý tới chứ không phải là bộ nhớ lưu trữ.

Nhưng trên 1 số tựa game thuộc thể loại thế giới mở hiện nay như GTA V, Battleground hay Assassin’s Creed khi chạy bằng các ổ cứng thông thường hay xảy ra tình trạng hitching, đó là khi ổ cứng không đủ tốc độ để đưa các tài nguyên của game kịp hiển thị theo di chuyển của người chơi làm cảnh vật xuất hiện chậm ảnh hưởng tới trải nghiệm chơi game.

Nếu sử dụng HDD thì dung lượng cũng như giá cả cũng không phải vấn đề lớn vì hầu hết ổ cứng HDD hiện nay có giá bán đều đã rất mềm đi cùng dung lượng cựu khủng từ 1TB cho tới 10TB rất phù hợp với các tựa game đình đám siêu nặng hiện nay hầu hết có dung lượng bộ cài từ 20 đến 80GB. Còn nếu với những game thủ yêu cầu cao hơn ưa thích sự hoàn hảo thì SSD là lựa chọn tối ưu.

Các ổ SSD có thể giảm tình trạng Hitching khi đang chơi game, đặc biệt là game thế giới mở. Nhiều báo cáo vào 2010 ghi nhận tình trạng Hitching trên nhiều sản phẩm game online lớn. Đây là tình trạng khi ổ cứng không đủ tốc độ để đưa các tài nguyên game hiển thị kịp khiến có người nhìn thấy vật thể, có người thì không.

SSD làm cho thời gian tải các trò chơi và video nhanh hơn đáng kể so với ổ cứng HDD, nhưng SSD không làm cải thiện hiệu suất của trò chơi. Mặc dù là như vậy chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng ổ cứng SSD vì nó sẽ làm cho hệ điều hành của bạn chạy nhanh hơn rất nhiều.

Recent Posts

Bảng xếp hạng Anime mùa hè 2022 – phần 7

Bảng xếp hạng Anime được xem nhiều nhất tuần của mùa hè. Bảng xếp hạng…

1 năm ago

Manga The Witch and the Beast được chuyển thể thành Anime

Theo thông báo của biên tập viên của manga là Shiraki trên Twitter Manga The…

1 năm ago

Tensei Shitara Slime Datta Ken chuẩn bị có bản điện ảnh

Vừa qua, dàn nhân lực chính thức cho bộ anime điện ảnh Tensei Shitara Slime…

1 năm ago

Anime One Punch Man công bố ra phần 3

Anime One Punch Man đã xác nhận ra phần 3, với thông báo sắp ra…

1 năm ago

Cẩm nang ĐTCL: Đội hình Bang Hội – Luyện Rồng

Nếu đã quá nhàm chán với các đội hình meta hiện tại thì cùng đổi…

1 năm ago

Anime EDENS ZERO chuẩn bị ra mắt phần 2

Vào hôm thứ tư vừa qua, Twitter chính thức cho anime Edens Zero đã xác…

1 năm ago