Mainboard là gì ? Kích thước Mainboard như nào là phù hợp ?

mainboard

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”black”]Là một game thủ và thường xuyên tiếp xúc với máy tính, chắc hẳn bạn đã từng nghe cũng như tiếp xúc với các thuật ngữ như Main, Mainboard, bo mạch chủ… Vậy thì main máy tính, bo mạch chủ là gì… ? Cùng tìm hiểu về mainboard máy tính qua bài viết dưới đây nhé.[/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một trong các tiêu chuẩn như vậy, đó là 3 chuẩn kích thước mainboard phổ biến nhất dành cho người dùng phổ thông. Cùng EXP.GG xem “Mainboard” là gì và tác dụng của nó ra sao nhé.

Mainboard là gì ?

Mainboard (bo mạch chủ) được ví như xương sống trong cơ thể con người. Nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất.

mainboard

Cấu tạo của Mainboard có những gì ?

Mainboard là một bảng mạch chủ có các thành phần khác nhau và chúng được tích hợp lại với nhau thông qua các khe cắm. Các thành phần như:

  • Chipset cầu bắc và cầu nam nhiệm vụ quan trọng, giúp kết nối các thành phần khác nhau trên mainboard sở hữu những trang bị ngoại vi.
  • Chân cắm CPU gần như chiếc chân chắm CPU khác nhau tùy thuộc vào đời máy như kiểu: Slot, Socket 370, Socket 423,…
  • Chân cắm RAMMain có thể sở hữu 2-3 chân cắm, tùy thuộc vào đời máy cũng như khe cắm SDRAM cho Pentium2 hoặc 3 hay là DDRAM cho pentium 4.
  • Chân cắm mở rộngnhững chân cắm này sử dụng để kết nối những card xử lý âm thanh, đồ họa giúp máy tính xử lý tốt hơn như: PCI, ISA hay AGP.
  • Cổng kết nối giao tiếp: Cổng cắm nguồn, cổng cấm HDD, cổng USB, VGA..
  • Các cổng kết nối các đồ vật ngoại vi: chuột máy tính, màn hình, bàn phím, máy in,…
  • Các thành phần khác: Pin máy tính, ROMBIOS, Cache.

mainboard

Chức năng chính của Mainboard ?

  • Mainboard là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy thống nhất.
  • Mainboard điều khiển tốc độ  và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị.
  • Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên Mainboard.
  • Ngoài ra Mainboard còn là linh kiện quyết định đến “tuổi thọ” của nguyên một bộ máy vì chỉ có em nó mới biết là mình có thể nâng cấp lên tới mức nào.

Các chuẩn kích thước phổ biến

Có nhiều chuẩn kích thước mainboard khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 cỡ: ATX, MicroATXMini-ITX. Hầu hết những mẫu mainboard dành cho người dùng phổ thông sẽ nằm vào một trong 3 cỡ mainboard này. Do các tiêu chuẩn chung mà các cỡ mainboard khác nhau đều có thể gắn được cùng một loại linh kiện. Ví dụ như bạn có thể gắn cùng CPU, RAM, nguồn và ổ cứng giống nhau vào tất cả các chuẩn kích thước mainboard này.

mainboard

Tuy nhiên sự khác biệt về kích thước cũng mang đến những điểm thú vị trong cách mà bạn chọn mainboard vì chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hình dạng cũng những như một số tính năng nhất định của toàn hệ thống.

Ý nghĩa của các chuẩn kích thước mainboard

Cỡ ATX được Intel giới thiệu vào năm 1995 và cho đến hiện nay nó vẫn có nhiều ưu thế trên phân khúc dành cho người dùng phổ thông. Đây là cỡ mainboard tiêu chuẩn và lớn nhất trong 3 cỡ mainboard mà chúng ta nói đến trong bài viết này. Nó có kích thước chính xác là 12 x 9,6 inch (30,5 x 24,4 cm).

ATX sẽ có thể có tối đa đến 6 khe PCIe để bạn có thể cắm card tẹt ga. Phiên bản mở rộng của ATXEATX có đến tối đa 7 khe PCIe, tuy nhiên size này thường dành cho máy server và những hệ thống PC cao cấp, nằm ngoài phạm vi bài viết này nên chúng ta sẽ không nói đến.

mainboard
Mainboard chuẩn ATX

Kích cỡ chuẩn MicroATX được ra đời năm 1997, nhỏ gọn hơn ATX nhưng vẫn tương đối đầy đủ tính năng cho người dùng cơ bản, có kích thước 9.6 × 9.6 inch (24,4 × 24,4 cm) , có tối đa 4 khe PCIe.

mainboard
Mainboard chuẩn microATX

Cuối cùng chúng ra có chuẩn Mini-ITX, được phát triển và cho ra mắt bởi Via Technologies vào năm 2001, là cỡ nhỏ nhất trong số 3 cỡ mainboard mà chúng ta nói đến, có kích thước chỉ 6,7 x 6,7 inch (17 x 17 cm). Nó chỉ có 2 khe RAM và một khe cắm card đồ họa duy nhất.

mainboard

Tiêu chuẩn chọn Mainboard như nào để phù hợp với nhu cầu

Như đã nói ở trên thì mặc dù bạn dùng cỡ mainboard nào thì PC vẫn sẽ chạy thôi nhưng vấn đề ở đây là bạn có thể tùy theo nhu cầu của mình mà chọn cỡ mainboard sao cho tối ưu nhất. Với mỗi cỡ mainboard thì bạn đều phải đánh đổi một chút, chính vì thế nên cỡ mainboard mới trở nên quan trọng.

Thật ra thì cũng tùy nhu cầu và tính chất của nhu cầu đó mà chúng ta sẽ lựa chọn cỡ mainboard phù hợp. Dù mỗi người mỗi khác nhưng bạn cũng có thể tham khảo một số ví dụ sau đây để hình dung ra cỡ mainboard mà mình cần.

Build PC chơi game

Nếu bạn build PC lần đầu và bạn muốn hệ thống của bạn có một “khung sườn” rộng rãi thoải mái, đầy đủ chức năng cũng như dễ dàng nâng cấp về sau thì có lẽ ATX sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ có nhiều khe PCIe và các cổng cắm khác nhau để gắn bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Dùng thì thoải mái mà vọc máy cũng dễ nữa.

Bạn cũng có thể dễ dàng làm cho thùng máy trông đầy đặn hơn với cỡ mainboard này. Nếu bạn dùng máy tính để làm việc thì cỡ mainboard này cũng sẽ “tỏa sáng” bởi tính chất đầy đủ các cổng chức năng của nó

mainboard

Tuy nhiên những mẫu mainboard có kích thước ATX “full size” thường cũng có mức giá từ tầm trung đổ lên chứ cũng không phải rẻ. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hơn nhưng về mặt tính năng không giảm đi đáng kể thì có thể cân nhắc size MicroATX. Thường thì những mẫu mainboard có giá dễ chịu nhất sẽ dùng size này.

Bạn cũng nên chú ý kích thước của vỏ case một chút vì cỡ MicroATX rất gọn, nếu bạn nhét nó vào một cái vỏ case tương thích ATX thì nhìn dàn PC của bạn sẽ rất trống vắng. Trừ khi bạn có ý định nâng lên cỡ ATX về sau thì hãy dùng một chiếc vỏ case gọn gàng một chút, nhìn sẽ đẹp hơn và cũng tiết kiệm không gian hơn.

Mini-ITX là cỡ nhỏ gọn nhất trong các cỡ mainboard cơ bản. Nó chỉ to bằng cỡ bàn tay của bạn mà thôi thế nên bạn cũng sẽ cần xem xét cẩn thận về việc chọn mua case, không gian cho card đồ họa và khả năng lưu thông khí trong case. Nó cũng chỉ có một khe PCIe, (có thể có) một khe M.2 và 2 khe RAM mà thôi. Build được một dàn PC mạnh mẽ với cỡ mainboard Mini-ITX là cả một nghệ thuật, nhưng vì là nghệ thuật nên việc đó cũng không dễ dàng gì.

mainboard

Máy tính rạp hát tại nhà (HTPC)

HTPC hay Home theater PC là khái niệm chỉ một chiếc máy tính được sử dụng với mục đích giải trí gia đình, thay thế cho những thiết bị đã lỗi thời như đầu băng, đầu đĩa. Nó cũng dễ dùng, đa dụng và có khả năng tùy biến cao hơn máy console.

mainboard

Đây là trường hợp mà cỡ Mini-ITX sẽ thực sự tỏa sáng. Khi bạn cần một thiết bị giải trí để đặt trong không gian sinh hoạt chung của gia đình thì sự nhỏ gọn, tiết kiệm không gian sẽ luôn là thứ nên được ưu tiên hàng đầu. Máy tính thì to nhỏ gì cũng là máy tính nhưng nếu bạn muốn nhét nó xuống dưới kệ TV thì bạn sẽ phải kiếm thứ gì đó nhỏ gọn một chút.

Với việc có một chiếc PC nhỏ gọn và siêu cơ động để phục vụ cho việc giải trí gia đình, bạn có thể dùng nó để xuất hình cho TV trong phòng khách. Vì bản chất phần cứng mạnh hơn Smart TV rất nhiều nên bạn có thể là nhiều trò hay ho như download phim 4K về để lưu và chiếu trên màn hình lớn của TV như một cái rạp phim tại nhà. Bạn cũng có thể mua tay cầm console về để chơi game.

mainboard

Sẽ thật thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc đến dòng máy tính siêu nhỏ gọn NUC của Intel. Các mẫu dòng NUC thường sẽ nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn, trừ mấy mẫu gaming. Chúng rất gọn, dễ dàng thao tác, di chuyển và gần như chẳng chiếm không gian của bạn. Thậm chí bạn có thể dán chúng vào sau lưng màn hình và chẳng cần bận tâm đến việc để ở đâu cho gọn nữa.

Tương lai của Mainboard

ATX là một tiêu chuẩn kỹ thuật lâu đời và khó bị thay thế. Intel đã từng cho ra mắt một chuẩn mới để thay thế cho ATXBTX vào năm 2004. Tuy nhiên, do sự phổ biến toàn cầu mà ATX vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.

mainboard

Các nhà sản xuất phần cứng PC vẫn đang thử nghiệm một số mẫu concept mới để thay thế cho ATX. Vào sự kiện Computex 2019, Asus đã giới thiệu mẫu mainboard cao cấp mới với tên gọi Prime Utopia. Nó rất tuyệt vời, thực sự đột phá và không giống như bất cứ thứ gì mà chúng ta từng thấy trước đây. Chiếc mainboard này có phần màn hình ở mặt trước để hiển thị thông tin hệ thống một cách trực quan, giấu toàn bộ linh kiện và dàn VRM ở mặt sau trong một khoang chuyên dụng để tối ưu hóa tản nhiệt. Asus cũng làm cho các cổng I/O về dưới dạng module dễ dàng tùy biến và tháo ra khi không dùng đến.

mainboard

Vậy là qua bài viết này mình đã đem tới cho các bạn kiến thức về Mainboard cũng như các chuẩn kích thước để bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Chúc bạn đọc sẽ tìm được sản phẩm phù hợp với mình, đừng quên để lại comment ở bên dưới nhé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Guide Huyền Thoại Runeterra: Hướng dẫn xây dựng và chơi bộ bài Dawnspiders (Nhện Nổ) cho người mới bắt đầu

Next Post

Nokia sắp ra mắt smartphone mới với cái tên Captain America

Related Posts