AFK là gì? AFK có hại ra sao? Hình phạt nào dành cho việc AFK?

afk

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”black” icon_fontawesome=”fa fa-gamepad”]Bạn đã nhiều lần nghe về AFK. Và chắc bạn cũng đã từng AFK hoặc gặp trường hợp AFK. Vậy bạn có đã hiểu rõ AFK là gì, cũng như những tác hại của nó và hậu quả gây ra chưa? Cùng EXP.GG tìm hiểu nhé![/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator border_width=”5″][vc_column_text]

AFK là gì?

AFK là viết tắt cụm từ Tiếng Anh “Away From Keyboard”, dịch sát nghĩa là “rời khỏi bàn phím”, là một thuật ngữ giao tiếp thường được sử dụng trong các hoạt động trực tuyến (ví dụ như chơi game online, chat video, làm việc online,…) để chỉ việc một người đang tham gia vào các hoạt động trực tuyến đó tạm thời ngưng hoạt động hoặc ngưng kết nối trực tuyến.

Từ này còn thường được sử dụng bởi những người sắp phải tạm ngưng trực tuyến để thông báo trước cho các đồng đội/bạn bè/người làm việc online cùng họ biết rằng họ sắp tạm ngưng trực tuyến.

afk

Ngoài ra, AFK còn có thêm một số ý nghĩa khác ít phổ biến và ít được sử dụng hơn như:

  • Afkorting: “viết tắt” trong tiếng Hà Lan.
  • Afrikaans: một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, phát triển từ phương ngữ Zuid-Holland (Nam-Hà Lan) giữa thế kỷ 17 từ những cư dân Hà Lan định cư ở Nam Phi vào thời kỳ này.
  • All for Kill: “Tất cả để Giết mạng” – một từ thường được dùng trong trò chơi điện tử, mang nghĩa rằng chỉ số mạng giết là quan trọng nhất, và người chơi sẽ làm tất cả mọi thứ để có chỉ số mạng giết cao nhất có thể.
  • Anderson Flesher and Key: tên một ban nhạc.
  • A Free Kill: “Mạng giết miễn phí” – một từ khác cũng hay xuất hiện trong trò chơi điện tử, chỉ những mạng giết mà người chơi gần như chả phải bỏ quá nhiều công sức để đạt được (do có lợi thế, do đối phương nhường,…vv)

Vì sao có AFK? Nguyên nhân của AFK?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người muốn AFK, tuy nhiên, ta có thể nhóm chúng lại thành 2 loại cơ bản:

Chủ quan:

  • Người tham gia thiếu tỉnh táo, tập trung hoặc không còn hứng thú để tham gia vào hoạt động trực tuyến đó nữa.
  • Người tham gia có tâm trạng không tốt, nóng giận, bực bội, khiến họ không muốn tiếp tục tham gia hoạt động trực tuyến đó.
  • Và có rất nhiều nguyên nhân chủ quan khác để khiến một người có nhu cầu AFK.

afk

Khách quan:

  • Vấn đề kỹ thuật như thiết bị trực tuyến (máy tính, điện thoại,…) của họ bị hỏng, nguồn điện bị ngắt hoặc trục trặc (hay còn được gọi là cúp điện),…
  • Người tham gia gặp phải những việc đột xuất yêu cầu phải ngưng hoạt động ngay lập tức, ví dụ như cháy nhà, có người cần giúp đỡ, bị phụ huynh phục kích (thường gặp ở người chơi game online),…
  • Người tham gia có những nhu cầu cần phải sớm được giải quyết, như ăn uống, đi vệ sinh,…

Tác hại của việc AFK?

Mặc dù tác hại của việc AFK sẽ được giảm thiểu đi rất nhiều nếu người AFK thông báo sớm về việc họ sắp AFK. Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào đi nữa, thì AFK vẫn sẽ có gây ra một số tác hại đáng kể:

Với người làm việc trực tuyến:

  • AFK gây khó khăn trong việc giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm làm việc trực tuyến, dẫn đến việc tiến độ công việc bị chậm lại hoặc ngừng hẳn, nếu người AFK là mắc xích quan trọng trong công việc đó.

afk

Với người chơi trong các trò chơi trực tuyến:

  • Các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi có tính đồng đội (như Dota 2, Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, PUBG,…) yêu cầu sự phối hợp giữa các người chơi là rất cao, và vì mỗi người chơi đều đóng một vai trò quan trọng trong tổ đội nên việc AFK sẽ gây ra những tác động rất xấu đến kết quả của trò chơi của họ đang chơi (thua trận đấu trong Dota 2, LMHT hoặc cả đội chết sạch như ở PUBG).

Hình phạt dành cho hành vi AFK?

Vì hành vi AFK gây ra rất nhiều tác hại đối với những trò chơi điện tử trực tuyến, nên thường thì nhà phát hành của các trò chơi điện tử trực tuyến luôn đặt ra rất nhiều những hình phạt để răn đe người chơi, giảm khả năng xảy ra các trường hợp AFK mang tính cố ý.

Hình phạt AFK trong Liên Minh Huyền Thoại:

AFK đã và luôn là một trong những vấn nạn nhức nhối đối với cả người chơi lẫn nhà quản lý của tựa game LMHT (League of Legends). Và để giảm thiểu tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng game này, hệ thống game sẽ gửi một thông điệp cảnh báo đến cho người chơi.

Nếu một người chơi vẫn còn tiếp tục tái phạm sau khi đã nhận thông điệp cảnh báo từ hệ thống game, họ sẽ đưa vào một hàng chờ phạt, khiến việc tìm trận của họ bị kéo thêm đến tận 5, 10, 15 hay 20 phút. Con số trên sẽ tăng dần tùy theo mức độ phạm lỗi và số lần tái phạm.

afk

Hình phạt AFK trong Dota 2:

Tại một tựa game MOBA/ARTS khác là Dota 2 thì AFK cũng là một hiện tượng xấu rất thường xuyên xảy ra. Vì thế, một hình phạt rất nặng đã được thiết lập cho các trường hợp AFK quá nhiều trong trò chơi này: Low Priority (Mức ưu tiên Thấp).

Khi dính phải trạng thái Low Priority, người chơi Dota 2 sẽ bị:

  • Có thời gian tìm trận lâu hơn bình thường rất nhiều.
  • Chỉ được phép chơi chế độ Single Draft unrank.
  • Chỉ được xếp đội với những người chơi dính Low Priority khác.
  • Sẽ không nhận được bất kỳ vật phẩm rơi nào.
  • Khiến mọi người chơi khác trong tổ đội cũng bị Low Priority cho đến khi họ rời tổ đội (tuy nhiên, những người chơi đó vẫn có thể nhận được vật phẩm rơi sau trận).
  • Sẽ không nhận được bất kỳ điểm Trophy nào.

afk

Hình phạt AFK trong PUBG và PUBG Mobile:

Tuy tác hại của việc AFK trong PlayerUnknown’s Battlegrounds và PUBG Mobile là không nhiều như các tựa game khác, tuy nhiên, hành vi AFK trong PUBG vẫn sẽ bị xử phạt rất nghiêm trọng, dựa theo bộ Quy tắc Ứng xử được đăng tải trên trang chủ của PUBG như sau:

“Các hình phạt sẽ có thể được áp dụng lên người chơi AFK khi đang trong một trận đấu. Việc AFK sẽ khiến đồng đội của bạn gặp rất nhiều bất lợi hoặc gây ra những ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm trò chơi của người khác.

Người chơi AFK liên tục để kiếm BP, SP hoặc các tiến trình hay phần thưởng liên quan đến tài khoản khác sẽ bị xử phạt và xóa các vật phẩm kiếm được.”

vũ khí có giảm thanh

Hình phạt AFK trong Liên Quân Mobile:

Vì là một trò chơi điện tử trên điện thoại nên hiện tượng AFK xảy ra rất thường xuyên trong LQM. Và để giảm thiểu tình trạng này, Garena đã có đưa ra một số quy chế xử phạt như sau:

  • Hàng tuần: Ban điều hành game sẽ gửi thư cảnh cáo hành vi xấu đến các game thủ thường xuyên vi phạm quy định game.
  • Sau khi bị cảnh cáo 7 ngày, nếu người chơi tiếp tục vi phạm thì tài khoản của họ sẽ bị khóa trong 3 ngày.
  • Và nếu như những người chơi này vẫn tiếp tục tái phạm, hoặc vi phạm thường xuyên hơn nữa, thì các mức phạt nghiêm trọng hơn sẽ được áp dụng như khóa tài khoản 7 ngày, 30 ngày hoặc có thể là vĩnh viễn.

afk

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator border_width=”5″][vc_facebook][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
vũ khí có giảm thanh

[QUIZ KHÓ] 9/10 người đều đoán sai tên vũ khí, bởi chúng có gắn giảm thanh?

Next Post
ex, ex là gì

EX là gì? EX là viết tắt của từ gì? EX có ý nghĩa như thế nào?

Related Posts