Là một fan điện ảnh, liệu bạn có biết những nhãn phim có ý nghĩa gì?

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”mulled_wine”]Đến rạp chiếu phim mỗi tuần gần như là một trong những loại hình phổ biến nhất ở giới trẻ hiện nay. Có nhiều bạn thậm chí còn có tần suất xem phim nhiều hơn thế nữa, nhưng liệu bạn có biết trước khi phim được chiếu ở rạp thì quá trình kiểm duyệt gắn nhẵn sẽ ra sao chưa?

Nếu chưa thì hãy cùng EXP.GG tìm hiểu nhé![/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Kể từ lâu, phân loại phim ảnh đã là một định nghĩa với nhiều nước trên tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp. Còn ở Mĩ, thì hệ thống này được ra đời vào tháng 11/1968 sau hoàng loạt những chỉ trích, phê phán nặng nề về tình trạng bạo lực và các hình ảnh tình dục trên màn ảnh. Và kể từ đó tới nay, xứ xở cờ hoa cũng là quốc gia phân phối phim chiếu rạp nhiều nhất trên thế giới, nên những nhãn phim đa phần đều lấy Mĩ làm chuẩn. 

Những nhãn phim quen thuộc được chiếu trước khi xem phim

Có 5 nhãn phim chính mà chúng ta có thể thấy ở phim Mĩ là 

1. G – General Audiences/Có thể công chiếu rộng rãi 

Mọi người đều có thể xem. Không có hình ảnh khỏa thân, không có cảnh (hoặc dấu hiệu khác như âm thanh, ngôn ngữ…) liên quan đến tình dục, sử dụng chất kích thích (gồm rượu bia, thuốc lá, ma túy…). Bạo lực và các lời lẽ thô tục hầu như không có.

2. PG – Parental Guidance Suggested/Cha mẹ nên có hướng dẫn cho con khi xem 

Một số hình ảnh có thể không thích hợp cho trẻ em. Không có cảnh khỏa thân, các cảnh (hoặc dấu hiệu khác như âm thanh, ngôn ngữ…) liên quan đến tình dục rất ít, cảnh sử dụng chất kích thích nhẹ nhàng (như thuốc lá, rượu) rất ít và chỉ thoáng qua. Bạo lực và lời lẽ tục tĩu rất ít. Phân loại này không ghi rõ độ tuổi có thể xem song thông thường chỉ có trẻ 9 tuổi trở lên mới có thể được xem phim thuộc nhãn phân loại này mà thôi.

3. PG-13 – Parents Strongly Cautioned/Các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý 

Một số hình ảnh không thích hợp cho trẻ em dưới 13 tuổi. Phim có thể có các lời tục tĩu chửi thề ở mức nhẹ , các cảnh liên quan đến tình dục chỉ ở mức nhẹ (ví dụ như ôm hôn), có cảnh khỏa thân dù không rõ ràng, có cảnh bạo lực ở mức thấp (đánh lộn, gây hấn nhưng không làm ai bị thương nặng) và/hoặc sử dụng chất kích thích nhẹ như thuốc lá, rượu.

4. R – Restricted/Phim có giới hạn người xem 

Không dành cho người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng do có thể gây hoảng loạn hoặc ảnh hưởng xấu đến tư duy, đạo đức của trẻ em.

Có các lời tục tĩu, dâm dục ở mức vừa, có những cảnh liên quan đến tình dục ở mức vừa (không đặc tả quan hệ tình dục và chỉ ngắn hơn 3 giây), có cảnh khỏa thân nhưng không rõ ràng và không lộ ra những bộ phận nhạy cảm, các cơ quan sinh dục.

Có cảnh bạo lực ở mức cao, nhưng không mô tả chi tiết xác chết, vết thương hoặc máu me; có cảnh sử dụng các chất kích thích bị cấm nhưng ở mức thời lượng ngắn và không đặc tả.

 

5. NC-17 – No Children 17 or Under Admitted/Không dành cho trẻ em dưới 17 tuổi do có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách, đạo đức, khuyến khích hành vi phạm tội. 

Thể loại phim này có tất cả các điều trên và thường xuyên diễn ra với mức độ cao trong toàn thời lượng. Phim có các yếu tố gay tranh cãi, nội dung đả kích, châm biếm, xúc phạm liên quan đến lịch sử, tôn giáo, dân tộc, chính quyền. Ngoài ra, những cảnh quay này không chỉ dừng lại ở tần suất xuất hiện và còn về chiều sâu (tính đặc tả) của nó, khiến trẻ em dưới 17 có thể bị ảnh hưởng ít nhiều sau khi xem phim. 

Mức này ở rất nhiều nước khác (ngoài Mỹ), đặc biệt ở châu Á thì sẽ bị xếp là phim cấm trình chiếu.

 

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Việc kiểm duyệt, dán nhãn phim ở Việt Nam cũng dựa trên những tiêu chí ở phía trên nhưng với một mức độ cao hơn vì phải dựa theo thuần phong mĩ tục. Ở thế giới hiện đại ngày nay, đa phần những hãng phim đều chú trọng vào việc sản xuất phim hướng tới càng nhiều đối tượng càng tốt bởi doanh thu luôn là yếu tố hàng đầu trong việc kinh doanh. Chúng ta có thể thấy rằng việc sản xuất một phim có nhãn NC-17 đối với một số quốc gia có thể ảnh hưởng lớn như thế nào đến doanh thu của phim đấy. Ví dụ điển hình là Joker (2019) nếu được chiếu ở Trung Quốc thì đã phá kỉ lục là phim có doanh thu phòng vé lớn nhất mọi thời đại của DC.

Nhưng nói gì thì nói, việc kiểm duyệt phim ở Việt Nam vẫn còn đơn giản và dễ thở hơn rất nhiều so với các quốc gia có tôn giáo hay chính trị siêu khắt khe.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Top 20 dòng game “cá kiếm” nhiều tiền nhất mọi thời đại (P2)

Next Post
Hình ảnh lập trình viên

Nên học lập trình game hay lập trình website ứng dụng?

Related Posts