Rùng mình với những địa điểm ma ám ở Sài Gòn

địa điểm ma ám sài gòn

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”mulled_wine”]Đằng sau vẻ đẹp hào nhoáng, nhộn nhịp nơi phố phường Sài Gòn, đâu đó những câu chuyện về tâm linh kì bí vẫn được mọi người truyền tai nhau…[/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Sài Gòn vốn đã luôn được biết đến như một đô thị đông đúc, nhộn nhịp bậc nhất nước ta và cả khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng của những địa điểm ăn chơi tấp nập, thành phố này cũng có không ít nơi âm u, rùng rợn cùng những câu chuyện gây sởn tóc gáy.

Hãy cùng EXP.GG VN xem thử coi đó là những nơi nào nhé!

Chung Cư 272 Trần Hưng Đạo và hồn ma trinh nữ

Tọa lạc ngay trên đại lộ Trần Hưng Đạo tấp nập người xe, tòa chung cư được xây dựng từ những năm 60 luôn gắn với câu chuyện ma vô cùng đáng sợ. Vào thời điểm được khởi công, tòa chung cư này vốn là một khách sạn xa hoa bậc nhất xứ Nam Kỳ thời bấy giờ với tên gọi Building Present. Người chủ sở hữu khách sạn này là đại gia khét tiếng một thời – ông Nguyễn Tấn Đời. Theo bản thiết kế ban đầu công trình sẽ có kết cấu 13 tầng và được chia làm 6 tòa với 530 phòng. Đã có nhiều lời đồn rằng khi nhận được bản thiết kế, cộng sự của ông đã tỏ ra rất lo ngại với con số 13 tầng vốn được cho là xui rủi theo quan niệm phương Tây. Nhưng ông Đời không mấy quan tâm và vẫn yêu cầu cho xây đúng 13 tầng theo bản vẽ.

Thời điểm tầng thứ 13 đang bước vào những công đoạn hoàn thiện cuối cùng thì hàng loạt tai ương kì lạ ập đến: công nhân người té cầu thang chết, người bị điện giật hay rớt giàn giáo, việc kinh doanh cũng vì vậy mà trở nên ế ẩm. Ông Đời bắt đầu trở nên lo sợ với câu chuyện con số 13 xui rủi liền cho ngừng thi công, mời về một thầy pháp sư để làm phép và trấn yểm tòa nhà. Theo lời kể của những người dân sống lâu năm quanh khu vực này, ông thầy pháp lúc đó đã cho người đến bệnh viện mua lại xác của 4 trinh nữ, đem về chôn ở 4 góc của khách sạn để trấn tại 4 hướng.

Tòa chung cư u ám và đáng sợ nhất Sài Gòn

Khi khách sạn được khánh thành, quân đội Mỹ đã bỏ tiền thuê lại toàn bộ tòa nhà này để dành làm nơi nghỉ ngơi cho sĩ quan của họ. Tầng 12 được cải tạo thành quán bar, nhà hàng, nơi vui chơi cho lính Mỹ, còn tầng 13 bí ẩn thì vẫn không được đưa vào hoạt động. Sau ngày giải phóng công trình được xung công, toàn bộ phòng khách sạn được cải tạo thành nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nhà nước, trừ tầng thứ 13. Cho đến nay, nó đã trở thành một tòa chung cư cũ kĩ và xuống cấp trầm trọng, gần như không còn người ở và sẽ sớm bị tháo dỡ.

Nhà Vĩnh Biệt bệnh viện Chợ Rẫy

Người dân Sài Gòn hay du khách đến thăm khu vực Phố Tàu – Chợ Lớn thì hẳn đều đã từng đi ngang qua con đường Thuận Kiều tấp nập, nhưng chắc ít ai biết rằng có một địa điểm hoang vắng, im ắng đến rợn người nằm ngay trên tuyến đường này – Nhà Vĩnh Biệt. Nằm bên trong bệnh viện Chợ Rẫy, đây vốn là nơi để lo liệu hậu sự cho những người qua đời khi không có thân nhân tới nhận xác về.

Được xem là điểm đến cuối cùng của toàn bộ bệnh nhân thuộc tất cả các tỉnh phía Nam. Đây còn là nơi chứng kiến những căn bệnh hiểm nghèo nhất hay những cuộc tử biệt thường ngày ở bệnh viện Chợ Rẫy. Hơn nữa, công trình bệnh viện được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tới nay đã trở nên cũ kĩ và có phần âm u nên những câu chuyện oan hồn, ma ám ở đây cũng chẳng thiếu gì. Trong số đó, người ta vẫn hay truyền tai nhau câu nói “hồn ma bệnh viện hầu hết đều luẩn quẩn bên cạnh nhà Vĩnh Biệt”. 

Nhìn thấy biển số này thôi đã không ít người cảm thấy có chút rùng mình rồi

Kể cả những người can đảm từng bước chân vào chốn này cũng phải cảm thấy run rẩy với dãy đèn trắng lạnh lẽo kéo dài từ hành lang tới cuối dãy nhà xa hút. Mùi thuốc ướp xác xông lên mũi nồng nặc gây cảm giác choáng váng, khó thở hay hàng dãy hũ đựng tro cốt của những con người ra đi trong đơn độc…

Hồn ma cô gái nhà họ Hứa trong Viện Bảo tàng Mĩ thuật

Tọa lạc ở số 97 Phó Đức Chính, quận 1, Viện Bảo tàng ở khu đất đắc địa này vốn là một dinh thự của gia đình ông Hứa Bồn Hỏa hay người dân còn thường gọi là chú Hỏa, một ông trùm bất động sản xứ Nam Kỳ vào thế kỷ XIX. Có rất nhiều giai thoại xoay quanh cuộc đời chú Hỏa, từ việc ông bỏ quê nhà Phúc Kiến (Trung Quốc) qua Việt Nam làm ăn rồi trở nên phát đạt ngoài sức tưởng tượng hay cái chết của cô con gái cưng của ông, cũng chính là nhân vật chính trong câu chuyện hồn ma nhà họ Hứa. Chú Hỏa có ba người con trai và một cô con gái tên là Hứa Tiểu Lan, cả ba người con trai đều được cho sang Pháp du học từ sớm, chỉ còn lại một mình cô con gái nên chú Hỏa rất mực cưng chiều. Bỗng một ngày, họ không còn nhìn thấy cô tiểu thư xinh đẹp ấy trong căn nhà nữa và từ đó muôn ngàn lời đồn đoán ma quái bắt đầu xuất hiện.

Trong đó câu chuyện được biết tới nhiều nhất cho rằng cô mắc phải chứng bệnh phong hủi, một căn bệnh nan y lây lan một cách rất đáng sợ và không có thuốc chữa vào thời đó, nên dù có giàu có tới cách mấy chú Hỏa cũng chẳng thể chữa trị được cho đứa con gái cưng của mình. Bất lực, ông đành phải đem nhốt cô trong một căn phòng kín, chỉ có một khe hở cho người hầu đưa cơm. Từ một cô gái xinh đẹp, giàu có bỗng chốc mắc phải căn bệnh hiểm nghèo và bị giam cầm, Tiểu Lan ngày đêm khóc lóc, đập phá trong căn phòng ấy. Bệnh tình ngày càng trở nên nguy hiểm, cơ thể long chóc, ghẻ lở dần ăn cụt các bộ phận trên cơ thể khiến cô gái đang tuổi xuân đẹp đẽ ấy phải ra đi trong đắng cay, đau đớn và đơn độc.

Kiến trúc kết hợp Á Âu tuyệt đẹp của Viện Bảo tàng Mĩ Thuật

Sau nhiều biến động, gia đình chú Hỏa đều bỏ sang nước ngoài định cư, tòa dinh thự lộng lẫy một thời trở thành vô chủ và sau đó được nhà nước cải tạo thành Viện Bảo tàng Mĩ thuật như hiện tại. Tới ngày nay, vẫn có không ít lời đồn cho rằng căn phòng khi xưa cô Tiểu Lan bị nhốt nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà, khi đêm đến người ta vẫn nghe thấy tiếng khóc ai oán phát ra từ căn phòng đó.

Thai phụ bên cửa sổ căn nhà 24 Lý Thái Tổ

Lại thêm một căn nhà nằm ngay giữa trung tâm thành phố đông đúc, sầm uất lọt top những địa điểm ma ám. Nằm ngay trên mặt đường Lý Thái Tổ, đây từng là nơi ở của gia đình ông La Xuân Thượng với cửa hàng kinh doanh xe máy luôn tấp nập người ra vô. Cho đến rạng sáng một ngày cận lễ Giáng sinh cách đây đúng 18 năm, trong lúc cả nhà còn đang say giấc thì một ngọn lửa bùng cháy. 7 mạng người chôn mình giữa biển lửa trong đó có một người phụ nữ mang thai và một đứa trẻ mới tròn 3 tuổi. Cả gia đình bị thiêu sống, chỉ có vợ và người con trai bị mắc bệnh tâm thần của ông Thượng – La Hạnh Trọng thoát khỏi ngọn lửa kinh hoàng, nhưng càng đau đớn hơn khi thủ phạm của vụ hỏa hoạn lại chính là Trọng. Khi được hỏi tại sao lại phóng hỏa đốt nhà, anh ta hướng đôi mắt lơ ngơ về phía người hỏi và trả lời: “Lúc đó thấy đau đầu quá mà cứ bị bắt uống thuốc”. Cũng kể từ đó, ngôi nhà bị bỏ phế còn hai mẹ con Trọng thì đi đâu biệt tích.

Ông Trần Quốc Hưng, một người ngụ ở khu vực đó và cũng chứng kiến toàn bộ sự việc đau lòng này kể lại: “Chuyện xảy ra quá lâu rồi mà ánh mắt của cô con gái trong nhà này vẫn làm tôi ám ảnh. Lúc xảy ra hỏa hoạn, chúng tôi nhìn thấy cô gái mặc váy ngủ, bụng mang dạ chửa tay bồng đứa con trai 3 tuổi đứng ngay cửa sổ. Chúng tôi la hét bảo cô nhảy xuống, hay ném đứa con xuống vì ngôi nhà này chỉ có 2 tầng thôi, té xuống thì trường hợp xấu nhất là sẽ sảy thai, chứ không đến nỗi chết. Nhưng cô gái lại chạy vào trong ngọn lửa, vẻ mặt hoảng loạn vô cùng. Sau đó cô lại ôm con trở ra cửa sổ, ánh mắt bình thản nhìn xuống phía dưới, mặc cho mọi người la hét, cô vẫn đứng yên nhìn. Lúc này một số người cho rằng, cô gái và cả đứa con đã chết rồi, bên cửa sổ chỉ là linh hồn của cô thôi. Náo loạn một lúc nữa thì không thấy cả 3 mẹ con đâu hết”.

Ngôi nhà từng là nơi buôn bán tấp nập bỗng chốc cháy rụi và trở nên hoang phế sau một đêm

Theo ông cũng chính vì hành động kỳ lạ và có phần ghê rợn này của cô gái là tiền đề cho vô số những lời đồn đại kỳ dị về căn nhà. 18 năm đã qua đi nhưng những người dân sống gần đó cho hay họ thi thoảng vẫn nghe được những tiếng động lạ phát ra từ ngôi nhà đã bị bỏ hoang đó, thậm chí còn có người khẳng định đã từng nhìn thấy một thai phụ lảng vảng trên bao lơn của ngôi nhà còn ám đen những vệt khói trong trận hỏa hoạn kinh hoàng khi đó.

Công viên Lê Thị Riêng – hố chôn tập thể

Với hàng cây xanh rợp bóng mát bao trùm, bên trong là nơi đi dạo, tập thể dục cho người lớn và khu vui chơi giải trí cho trẻ nhỏ. Công viên Lê Thị Riêng từ lâu đã trở thành một địa điểm quen thuộc của bất cứ gia đình nào ở Sài Gòn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng đây vốn là một nơi linh địa – chốn an nghỉ của hàng ngàn sĩ quan thời chế độ cũ. Trước năm 1975, công viên Lê Thị Riêng chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi thành nghĩa trang Chí Hòa, thời chiến tranh có rất nhiều những nấm mồ không tên mọc lên tại đây, đa số là những người lính chết trận không có thân nhân nhận xác.

Những người dân sống quanh khu vực Chí Hòa từ trước Giải phóng kể lại: sau trận Mậu Thân năm 1968, hàng ngàn xác binh lính la liệt dần thối rữa nhưng không có ai nhận về, chính quyền thời đó đành phải cho đào một hố lớn trong nghĩa trang Đô Thành và đem chôn tập thể toàn bộ những cái xác không rõ thân phận. Họ cũng kể rằng lúc đó vì số lượng xác chết quá lớn nên dù đã đào hố chôn, mùi xác chết vẫn còn bốc lên nồng nặc quanh khu vực sau đó. Cũng chính từ đây, những câu chuyện oan hồn binh lính bắt đầu được người dân khắp khu vực truyền tai nhau. Nhiều người kể rằng họ từng thấy những oan hồn biến thành người ôm thúng bán bánh chưng, bánh giò đứng rao bán và dẫn người mua tới ngủ qua đêm trong nghĩa trang. Những lời đồn thổi liên tục lan ra khiến người dân Sài Gòn khi ấy rất sợ phải đi ngang qua khu vực nghĩa trang Đô Thành.

Để xoa dịu tâm trạng người dân, chính quyền Sài Gòn quyết định dựng một bức tượng Địa tạng vương để thờ ngay trong nghĩa trang và trấn an những người trong khu vực này. Sau năm 1975, nghĩa trang dần được cải tạo thành công viên, những ngôi mộ dần được di dời, nhưng lạ một điều rằng khi đã san bằng toàn bộ khu nghĩa trang mà bức tượng Địa tạng vương khi xưa vẫn đứng sừng sững ở đó mặc cho bao biện pháp cố gắng di dời. Phải tới khi mời thầy chùa mang tượng Phật Quan Âm tới tụng kinh thì mới mang bức tượng đi được. Hiện nay bức tượng được đem về thờ ở Quan Âm Tu Viện. Vì câu chuyện kì lạ này mà người dân lại được dịp đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng và những câu chuyện ma quái quanh khu vực này.

Bức tượng Địa tạng vương trong công viên Lê Thị Riêng khi xưa gắn với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí

Bạn đã từng nghe kể hay đi ngang qua những nơi này chưa? Mùa Halloween này liệu bạn có đủ can đảm đi “thăm” những địa điểm rùng rợn này không?[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
game tuoi tho

Những tựa game online gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x – 9x

Next Post
kiếm tiền đơn giản

5 cách cực kỳ đơn giản giúp bạn kiếm tiền chơi game trong nháy mắt

Related Posts