Bạn có thể trở thành tuyển thủ eSports chuyên nghiệp nếu có đủ 3 tố chất này

esport

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”mulled_wine”]Bạn có biết những tố chất cốt lõi nào tạo nên một tuyển thủ eSports chuyên nghiệp không?[/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Thật ra trở thành game thủ chuyên nghiệp không chỉ đơn giản là chỉ cần chơi game giỏi như nhiều người vẫn tưởng. Sau đây là những tố chất quyết định một người có thể trở thành tuyển thủ eSports chuyên nghiệp hay không.

Dám đam mê, dám đánh đổi

esport

Dĩ nhiên rồi, đam mê là thứ đầu tiên mà bạn cần phải có để có thể trở thành tuyển thủ eSports chuyên nghiệp. Chẳng có tuyển thủ eSports nào có thể bước lên sàn đấu chuyên nghiệp mà không cần đam mê cả. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bạn đam mê như thế nào và dám đánh đổi đến đâu.

Một khi đã xác định dấn thân vào con đường eSports chuyên nghiệp thì chắc chắn rằng ai cũng đã xác định eSports chính là niềm đam mê của mình và mình có thể kiếm sống bằng con đường này. Tuy nhiên, thứ làm nên sự khác biệt của một huyền thoại và những tuyển thủ vô danh là nằm ở quyết tâm theo đuổi đến cùng của họ.

esport
Những gương mặt trẻ của Cerberus Esports. Ở cái tuổi mà bạn đang “cày ngày cuốc đêm” để thi cấp 3, thi đại học như bao người bình thường khác thì những chàng trai này đã bỏ lại tất cả để theo đuổi nghiệp eSports đấy, nếu là bạn thì bạn có dám không?

Chẳng ai có thể trở nên nổi tiếng ngay được (trừ những trường hợp đặc biệt), để có thể được bước trên con đường vinh quang mà chúng ta vẫn thấy, họ đã phải đánh đổi rất nhiều. Bạn có dám gác lại việc học để toàn lực theo đuổi đam mê không? Bạn có đủ đam mê để làm việc liên tục 16 tiếng một ngày hàng tháng trời mà không có ngày nghỉ không? Bạn có dám vượt qua mọi rào cản, kể cả sự ngăn cấm của cha mẹ (nếu có) để theo nghiệp eSports không? Và bạn có đủ tự tin để đánh đổi thanh xuân của mình cho một canh bạc mà bạn còn chẳng biết xác suất thắng cược hay không?…

Đó là những câu hỏi mà bạn bắt buộc phải trả lời nếu muốn dấn thân vào con đường làm game thủ eSports chuyên nghiệp, và nếu bạn tự tin trả lời là CÓ thì xin chúc mừng, đam mê của bạn đủ lớn rồi đấy.

Khả năng thiên phú

Đam mê là một chuyện và khi nói về niềm đam mê của một tuyển thủ, chúng ta đang nói về tư cách để bước lên đấu trường chuyên nghiệp của họ. Còn bây giờ, chúng ta sẽ nói đến khả năng.

Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể bước lên được vũ đài của những người giỏi nhất được nếu như không có thiên phú trong bộ môn mà mình đang theo đuổi. Cố gắng là một chuyện, nhưng cố gắng của bạn có đem lại kết quả hay không lại là một chuyện khác. Một khi đã bước lên vũ đài chuyên nghiệp thì bạn sẽ phải chiến đấu với những người giỏi nhất. Năng lực là thứ có thể có được bằng cách luyện tập, nhưng tài năng thiên phú mới là giới hạn của năng lực đó.

esport
Bản thân bạn phải có năng khiếu đã, mọi thứ khác từ từ rồi tính

Có thể hơi phũ phàng một chút nhưng sự thật là vậy, các tuyển thủ eSports đứng trên đỉnh vinh quang mà bạn đang thấy không chỉ là những người luyện tập khắc nghiệt nhất mà còn là những người có khả năng thiên bẩm tốt nhất thế giới. Nếu chỉ là một người bình thường thì thì việc trở nên giỏi hơn và đạt thứ hạng cao trong game đã là rất khó khăn rồi chứ đừng nói đến việc trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp. Nhưng nếu bạn nỗ lực hết sức mình thì mọi thứ đều là có thể đúng không nào?

Nếu đã có đam mê, có năng khiếu và dám đánh đổi mọi thứ để theo đuổi sự nghiệp eSports thì bạn đã có một nền tảng khá tốt trên con đường phát triển trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp rồi đấy. Tuy nhiên đừng vội mừng, nền tảng là nền tảng, chúng ta còn phải xét đến quá trình phát triển nữa.

Khả năng chịu áp lực

Mỗi năm, nền eSports Việt Nam cũng như thế giới xuất hiện vô số những con người kiệt xuất nhưng thực sự có thể trụ lại được để trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp thì lại chẳng có mấy ai. Nguyên nhân chính là nằm ở việc này đây.

Có thể bạn sẽ nghĩ “chơi game suốt cả ngày thì sướng chứ có gì đâu mà áp lực?”, điều đó là đúng nhưng không đúng hoàn toàn. Nó đúng với trường hợp bạn chơi game chỉ đơn thuần vì mục đích giải trí, nhưng khi game trở thành công việc, trở thành cuộc sống thì nó sẽ khác đi rất nhiều.

esport
Khoảnh khắc SKT T1 gục ngã khi để mất ngôi vô địch thế giới vào tay Samsung Galaxy

Là tuyển thủ chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải luôn là giỏi nhất, mọi thứ bạn có được trong sự nghiệp eSports hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn giỏi đến đâu. Và để duy trì vị thế đó thì bạn sẽ phải luyện tập rất nhiều, một cách nghiêm túc và có khoa học chứ không chỉ đơn thuần là tìm niềm vui trong game nữa. Chẳng có nhà tài trợ nào quan tâm đến cảm xúc của bạn đâu, cái họ muốn là những cá nhân kiệt xuất mang về cho họ giá trị lớn hơn những gì mà họ phải bỏ ra. Nếu bạn không còn đủ giỏi thì ngoài kia, vẫn sẽ còn rất nhiều người giỏi hơn bạn và sẵn sàng thay thế cho vị trí của bạn bất cứ lúc nào.

Khi là tuyển thủ chuyên nghiệp, bạn sẽ là người của công chúng. Bất cứ hành động, lời nói, cử chỉ nào của bạn cũng có “nguy cơ” lọt vào mắt của giới truyền thông. Nếu nó đẹp thì không sao nhưng nếu nó xấu thì dù chỉ một tí thôi cũng sẽ gây ra sự phiền phức không nhỏ cho những người đồng đội cũng như nhà tài trợ của bạn.

esport
Bạn có thể nhìn vào những vụ lùm xùm của Zeros gần đây. Dù không cố tình gây chú ý nhưng nhất cử nhất động của anh chàng này đều có thể tạo ra những vụ “drama” cực kỳ “bổ phổi”

Sẽ còn rất, rất và rất nhiều điều có thể trở thành những thử thách thực sự trên con đường của một tuyển thủ eSports mà mình không thể nói hết chỉ trong bài viết này. Để trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp, ngoài đam mê và khả năng thiên phú ra bạn còn phải vượt qua những áp lực vô cùng mệt mỏi nữa.

Trên đây là 3 tố chất mà bất cứ tuyển thủ eSports chuyên nghiệp nào cũng cần phải có, và nếu chúng hội tụ đầy đủ ở bạn thì mình xin được chúc mừng, con đường vinh quang của một tuyển thủ eSports đang đón chờ bạn đấy. Còn nếu không đủ hoặc bạn chỉ xem bài viết này với mục đích tìm hiểu thì mình rất hy vọng đã có thể mang đến được cho bạn những thông tin hữu ích.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Total
0
Shares
Previous Post
lmht, liên minh huyền thoại, mid lmht, đường giữa lmht, hướng dẫn đi mid, hướng dẫn đi đường giữa, lmht mùa 10, lmht 2020

Hướng dẫn đi Mid LMHT mùa 10: Cách chơi vị trí Đường giữa mùa giải 2020

Next Post
lỗi NETWORK LAG DETECTED khi chơi PUBG PC

Khắc phục lỗi NETWORK LAG DETECTED khi chơi PUBG PC nhanh nhất 2019

Related Posts