Campaign là gì? Những thông tin thú vị về Campaign trong Marketing

campaign là gì

Việc làm Tiếp thị – Quảng cáo

[external_link_head]

1. Campaign là gì?

Campaign là gì? Những thông tin thú vị về Campaign trong Marketing
Campaign dịch sang tiếng Việt là “chiến dịch”

Campaign – một từ tiếng Anh nằm trong từ điển tiếng anh chuyên ngành của Marketing. Campaign dịch sang tiếng Việt là “chiến dịch” dùng trong Marketing với ý nghĩa là những chiến dịch quảng cáo tiếp thị các sản phẩm/ dịch vụ thông qua nhiều phương pháp, phương tiện và hình thức khác nhau. 

Tầm quan trọng của chiến dịch truyền thông có yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh.Thành lập một công ty, cho ra một thương hiệu sản phẩm mới trên thị trường là điều đơn giản nhưng có ghi được dấu ấn trong tâm trí của khách hàng không mới là điều quan trọng. Đó là nguyên nhân tại sao bạn cần một chiến dịch tiếp thị thương hiệu đánh trúng vào tâm lý khách hàng chứ không phải một chiến dịch cần chi nhiều tiền vào quảng cáo, sự kiện,… 

Một chiến dịch được xây dựng bởi một người sáng tạo, có năng lực tận dụng được tối đa nguồn lực tạo ra nhận diện về thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng. Chiến dịch tiếp thị có thể được thiết kế với nhiều mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu lại hướng đến một hoạt động nhưng tựu chung lại vẫn nhằm đạt được mục đích chính duy nhất là giúp thương hiệu/ sản phẩm của doanh nghiệp được định vị (brand positioningtrong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng nhớ và tin dùng sản phẩm mang thương hiệu của công ty. 

Xem thêm: Automation marketing là gì và quy trình triển khai hiệu quả nhất

Việc làm Marketing – PR

2. Marketing campaign là gì?

2.1. Vai trò của Marketing là gì?

Campaign là gì? Những thông tin thú vị về Campaign trong Marketing
Marketing trong thời đại hiện nay

Marketing là gì? Không ít người đến thời buổi này vẫn không hiểu rõ bản chất của Marketing mà đơn giản khi hỏi họ sẽ trả lời Marketing chính là quảng cáo, tiếp thị và chào hàng. Sẽ thế nào nếu cha đẻ của ngành Marketing biết được suy nghĩ sai lầm này khi mà ông định nghĩa Marketing là một hình thức hoạt động của con người để thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua trao đổi. 

Dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đây mới là thời đại Marketing lên ngôi. Và có thể nhận định rằng bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường đều cần sự hỗ trợ của hoạt động Marketing. Hiện nay việc áp dụng hình thức Marketing truyền thống dường như đã được thay thế bởi hình thức Marketing hiện đại với nhiều lợi thế và tiện ích hơn cho cả doanh nghiệp và khách hàng. 

Với doanh nghiệp, họ thành công phụ thuộc vào việc sản phẩm/ dịch vụ của họ cung cấp được cho thị trường cái mà khách hàng cần với mong muốn tiêu thụ được nhiều lượng hàng hóa. Và Marketing là hoạt động kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (consumer), góp công không ít trong việc xây dựng thương hiệu, tạo điểm tiếp xúc hiệu quả thông qua nhiều hình thức. Lý do tại sao ngày nay hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn xây dựng chiến dịch Marketing hiện đại thay vì Marketing truyền thống? Internet phát triển nhanh, mạnh tạo ra một thị trường khách hàng tiềm năng khổng lồ từ đó nảy sinh ra một chiến dịch Marketing hiệu quả thông qua mạng lưới này chắc chắn sẽ nâng cao khả năng tiếp cận được với lượng khách hàng nhiều hơn mà chi phí lại đỡ tốn kém hơn so với Marketing truyền thống. 

Không chỉ thu hút khách hàng mà chiến dịch Marketing còn có thể khiến khách hàng tin tưởng và lặp lại hành vi tiêu dùng, trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu, giúp doanh nghiệp giữ được vị thế vững chắc trên thị trường với số lượng khách hàng ủng hộ, doanh số của doanh nghiệp ngày càng tăng thì đó chính là những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển qua các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ,… để luôn là điểm đến tin cậy nhất cho khách hàng. 

Marketing đâu chỉ mang đến mỗi lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn giúp người tiêu dùng tìm được những sản phẩm đáp ứng được mong muốn, thỏa mãn được nhu cầu. Lợi ích của marketing đem đến còn giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí nhờ những chính sách khuyến mại, giúp họ cảm nhận được giá trị kinh tế cao hơn, khách hàng cảm nhận được nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họ bỏ ra để mua hàng hóa, sản phẩm. Marketing thực hiện những hoạt động nghiên cứu để đón đầu nhu cầu khách hàng, tạo ra sản phẩm khơi gợi được nhu cầu sử dụng của khách hàng trong tương lai. Điều này giúp khách hàng giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện đại. 

[external_link offset=1]

Bên cạnh đó Marketing còn cung cấp một mức sống mới cho người dân trong xã hội. Hiệu quả từ việc đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng nhiều đến vấn đề phúc lợi xã hội. Và để đạt được mức phúc lợi xã hội như mong muốn, một quốc gia phải buôn bán trao đổi với các nước khác hoặc phát triển các nguồn lực trong nước. 

2.2. Marketing campaign và các hoạt động trong chiến dịch Marketing

Campaign là gì? Những thông tin thú vị về Campaign trong Marketing
Marketing campaign dịch ra có nghĩa là chiến dịch Marketing

Marketing campaign dịch ra có nghĩa là chiến dịch Marketing, là một chiến dịch được xây dựng để quảng bá sản phẩm thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Chiến dịch Marketing được xây dựng nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P. Mục tiêu của chiến dịch Marketing còn để xác định số lượng Marketing cần thiết và phương tiện truyền thông hiệu quả nhất để tiếp cần một phân khúc khách hàng cụ thể. 

Có nhiều cách để thực hiện chiến dịch Marketing tùy theo hướng chiến dịch mà khách hàng hướng tới để thành công từ việc phát tờ rơi quảng cáo, gửi mail mời chào và thậm chí là phát sản phẩm miễn phí cho khách hàng hoặc cũng có thể là đặt lịch hẹn trực tiếp gặp khách hàng…. Đó là những hoạt động của hình thức Marketing truyền thống mà hiện này còn được áp dụng những chỉ là hoạt động phụ của cho những hoạt động lớn theo hướng chiến dịch Marketing 4P. 

2.2.1. Chiến dịch Marketing sản phẩm (Products)

Doanh nghiệp ra đời vì sản phẩm và sản phẩm chính là linh hồn là nguồn sống của doanh nghiệp. Là nhân tố tạo ra nguồn lợi chính cho các hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp, vì vậy việc đầu tư chất lượng tối đa cho sản phẩm, tạo điểm riêng cho sản phẩm để khi khách hàng lựa chọn có thể thấy được tính nổi trội của sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh chứ không phải sản phẩm của đối thủ. 

Một câu hỏi đặt ra là nếu doanh nghiệp khác cũng kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ như vầy giải pháp để cạnh tranh với doanh nghiệp khác là gì? Trường hợp này chính là lúc bạn cần xây dựng chiến dịch Marketing sản phẩm để tạo sự khác biệt trong thương hiệu, tạo uy tín trong lòng khách hàng vào vị thế trên thị trường. 

2.2.2. Chiến dịch Marketing giá (Price)

Sản phẩm đã được định vị, có chỗ đứng trên thị trường những việc khách hàng hiện nay còn khá quan tâm tới vấn đề giá cả vì thế mà để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cần tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Thông thường trong Marketing các yếu tố, tiêu chí đưa ra để quyết định mức giá dựa trên chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, thị phần, cạnh tranh, chất lượng và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. 

2.2.3. Chiến dịch Marketing kênh phân phối (Places)

Sau khi đã xác định được mức giá cho sản phẩm, hoạt động tiếp theo cần xây dựng một chiến dịch Marketing tại địa điểm bán. Doanh nghiệp khoanh vùng khách hàng tiềm năng ở đâu nên đặt địa điểm bán ở đó. Và hình thức bán hàng cũng cần được lựa chọn với việc trả lời những câu hỏi Nên bán hàng online, mở cửa hàng hay phân phối tới các đại lý, siêu thị? 

2.2.4. Chiến dịch Marketing xúc tiến bán (Promotion)  

Với sản phẩm mới đưa ra thị trường, khách hàng chứ được sử dụng và chưa được trải nghiệm các tính năng công dụng ấy, theo tâm lý của nhiều người việc bỏ tiền ra để sử dụng thử chắc chắn hiếm khi nào xảy ra. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể mang hàng hóa tiếp cận được với khách hàng?

Để xúc tiến hoạt động bán hàng (hay promotion) cũng như để bán được nhiều hàng, một hoạt động mà nhiều công ty áp dụng là xúc tiến bán thông qua các hình thức như tiếp thị, khuyến mãi, dùng thử sản phẩm (sampling). Phương thức thực hiện có thể là quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt, tài trợ các chương trình có tầm ảnh hưởng lớn,… mang thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng hiệu quả. Tuy nhiên trước khi xây dựng một chiến dịch xúc tiến bán, các Marketer cần xác định trước được phân khúc khách hàng mà mỗi phương thức tiến hành muốn nhắm đến để tối đa hiệu quả của chiến dịch. 

2.3. Bí quyết xây dựng Marketing Campaign thành công

Campaign là gì? Những thông tin thú vị về Campaign trong Marketing
Bí quyết xây dựng Marketing Campaign thành công

Không phải tự nhiên mà có thể làm nên thành công cho một doanh nghiệp bởi một Marketing Campaign được xây dựng mà không có cơ sở. Và để có một chiến dịch Marketing thành công các Marketer cần xây dựng nó dựa trên các tiêu chí sau:

– Chiến dịch tiếp thị phải phù hợp với kế hoạch tiếp thị để xác định được đâu là thị trường mục tiêu nhắm tới và cách để truyền tải thông điệp phù hợp

– Đặt mục tiêu và KPI cho chiến dịch tiếp thị, như thế khi bước vào thực hiện chiến dịch nhân viên mới chấp hành thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra. Thời gian là mục tiêu đặt ra đầu tiên tiếp đó tới tài chính, mức độ tiếp cận với khách hàng và doanh thu phải đạt được.

– Dự đoán trước ngân sách cho chiến dịch tiếp thị của bạn: Số tiền cần chi cho chiến dịch quyết định những chiến dịch đã lựa chọn. Làm gì cũng vậy cũng cần phải có một bản kế hoạch cụ thể nhất hoạt động liên quan tới chi phí. Dù chi tiêu ít hay nhiều cũng cần lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ. 

– Lựa chọn kênh truyền thông tiếp cận khách hàng: Xác định được thị trường mục tiêu việc tiếp theo cần làm là lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Để xác định đúng kênh phân phối tiếp cận được với khách hàng mục tiêu, người lên kế hoạch phải trả lời được những câu hỏi đối tượng khách hàng tại phân khúc thị trường mục tiêu dành thời gian ở đâu? Sử dụng kênh gì để thu thập tin tức và mua sắm?

– Xây dựng thời gian cho tiến trình các hoạt động cụ thể: Xác định chính xác thời gian làm khi nào và làm gì? Việc này giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu nhanh hơn, tiết kiệm được tối đa thời gian để thực hiện những việc quan trọng khác. 

– Bắt tay vào thực hiện chiến dịch sau khi đã vạch ra bản kế hoạch chi tiết cho từng phần mục. Lưu ý đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình đã đặt ra, tránh đi lạc hướng gây thiệt hại cho doanh nghiệp

– Đo lường kết quả: Kết thúc chiến dịch, tổng hợp kết quả so sánh thực tế với lý thuyết đã đề ra trước đó để xác định thành công của chiến dịch

– Điều chỉnh nếu không hiệu quả và có thể sử dụng lại chiến dịch đã thực hiện với sản phẩm khác, trong thời gian khác khi cần thiết. Hoặc từ đó có thể rút ra kinh nghiệm để xây dựng chiến dịch cho những lần sau.

[external_link offset=2]

Xem thêm: Các hình thức trade marketing hiện đại thời 4.0 hiệu quả nhất

Việc làm Truyền thông

3. Một số thuật ngữ trong Marketing liên quan tới Campaign 

3.1. Advertising campaign là gì?

Advertising campaign nghĩa tiếng Việt là chiến dịch quảng cáo chia sẻ thông điệp, ý tưởng và chủ đề mà tạo nên một truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC). Chiến dịch quảng cáo sử dụng các kênh truyền thông đa dạng trong một khung thời gian cụ thể và nhằm mục tiêu xác định được đối tượng. 

Các chiến dịch quảng cáo được xây dựng để thực hiện một mục tiêu cụ thể hoặc một bộ mục tiêu. Những mục tiêu như vậy thường bao gồm thiết lập thương hiệu, nâng cao nhận thức về thương hiệu, hợp tác hóa tỷ lệ chuyển đổi (conservation rate), bán hàng. Tỷ lệ thành công hay thất bại trong việc hoàn thành các mục tiêu này được tính toán thông qua các biện pháp hiệu quả. Có 5 điểm chính mà chiến dịch quảng cáo phải xem xét để đảm bảo chiến dịch hiệu quả bao gồm truyền thông tiếp thị tích hợp, các kênh truyền thông, định vị, sơ đồ quá trình truyền thông và các điểm tiếp xúc. 

Campaign là gì? Những thông tin thú vị về Campaign trong Marketing
Campaign trong Marketing

3.2. IMC campaign là gì?

Chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp là một cách tiếp cận khái niệm được đa số các tổ chức sử dụng để phát triển một kế hoạch chiến lược về cách họ sẽ phát sóng các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của mình. IMC nổi lên như một chiến lược quan trọng cho các tổ chức để quản lý trải nghiệm của khách hàng trong thời đại kỹ thuật số. Các phương thức quảng cáo truyền thống hơn như báo, bảng quảng cáo và tạp chí vẫn được sử dụng nhưng không có tác dụng như bây giờ như những năm trước.

Tầm quan trọng của IMC là làm cho quá trình tiếp thị liền mạch cho cả thương hiệu và người tiêu dùng. IMC cố gắng kết hợp tất cả các khía cạnh của tiếp thị thành một phần gắn kết. Điều này bao gồm xúc tiến bán hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp và phương tiện truyền thông xã hội. Mục tiêu cuối cùng của IMC là đưa thông điệp thương hiệu đến người tiêu dùng theo cách thuận tiện nhất có thể.

3.3. Viral campaign là gì?

Chiến dịch lan truyền – Viral Campaign là một thuật ngữ được phổ biến trong giới Marketing hiện nay được sử dụng khá nhiều. Viral Campaign nằm trong chiến lược kinh doanh sử dụng các mạng xã hội hiện có để quảng bá sản phẩm. Tên của chiến dịch này cũng đã cho thấy đây là cách truyền bá thông tin mà người dùng giới thiệu sản phẩm với người khác trong các mạng xã hội của họ, giống như cách vi-rút lây lan từ người này sang người khác. 

 Hầu hết các quảng cáo lan truyền nổi tiếng lưu hành trực tuyến là quảng cáo được trả bởi một công ty tài trợ, được tung ra trên nền tảng riêng của họ (trang web của công ty hoặc hồ sơ truyền thông xã hội ) hoặc trên các trang web truyền thông xã hội như YouTube. Và các phương tiện truyền tải được sử dụng phổ biến nhất cho các thông điệp lan truyền bao gồm dựa trên truyền động, dựa trên khuyến khích, dựa trên xu hướng và dựa trên bí mật.

3.4. Digital campaign là gì?

Người ta hay gọi nó với cái tên là Digital Marketing là các hoạt động Marketing sản phẩm/dịch vụ mà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao vì sử dụng công nghệ số để tiếp cận và giữ khách hàng. Digital hiệu quả giúp làm tăng đáng kể bộ nhận diện thương hiệu (brand identity), xây dựng được vị thế trong tâm trí khách hàng từ đó tăng doanh số bán hàng. Khác với các phương thức Marketing truyền thống, Digital Marketing sử dụng công cụ kỹ thuật số mà điển hình là Internet tạo điểm tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng,… mà lại tốn ít công sức. 

Ngoài ra, trong Marketing gắn với Campaign còn được sử dụng với rất nhiều thuật ngữ mang tính chuyên ngành cần các bạn khám phá thêm như: Poster Campaign là gì? PR Campaign là gì? Sales campaign là gì?…

Vậy là trên đây Timviec365.vn đã đưa các bạn khám phá nhiều điều thú vị không những trả lời cho thắc mắc về Campaign là gì? mà còn mở rộng thêm kiến thức hiểu biết về các chiến dịch trong Marketing. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ là hữu ích với bạn.

Xem thêm: AIDA là gì? Vai trò của mô hình AIDA trong ngành Quảng cáo

Từ khóa liên quan

Chuyên mục [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
thú linh là gì

Thú linh là gì? Cách làm thú linh không bị hôi đơn giản

Next Post
npc là gì

Npc Là Gì – Nhân Vật Không Phải Người Chơi

Related Posts
dự án là gì

Dự án (Project) là gì? Phân loại và đặc điểm của dự án

Từ trước tới nay, trong cuộc sống và công việc hàng ngày, chúng ta thường chứng kiến sự hình thành, tồn tại hay đổ vỡ của nhiều dự án (tiếng Anh: Project), tuy nhiên sự nhận thức rằng đó là một dự án thì mới có từ những năm 1960 trở lại đây. Danh từ “dự án” được dùng cho nhiều lĩnh vực và trong các hoạt động khác nhau của nền kinh tế quốc dân với mục đích và mục tiêu khác nhau.
Read More