Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones

Hàng ngày, bạn thường nghe các bản tin kinh tế về sự biến chuyển mới nhất của chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA), chẳng hạn như giảm 20 điểm hay tăng 35 điểm. Vậy, chỉ số DJIA là gì và tại sao các nhà đầu tư lại quan sát nó chặt chẽ như thế?

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones

[external_link_head]

Ảnh: www.goodfinancialcents.com

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) hay Dow được tạo thành từ 30 cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ do công ty Dow Jones quản lý. DJIA có vai trò như một thước đo cho toàn bộ thị trường Mỹ, bao gồm các ngành công nghiệp khác nhau như tài chính, công nghệ, giải trí, bán lẻ và tiêu dùng.

Chỉ số DJIA do Charles H. Dow – chủ báo The Wall Street Journal và là người sáng lập Dow Jones & Company – tạo ra với mục đích muốn đánh giá khu vực công nghiệp của thị trường chứng khoán tại Mỹ. DJIA xuất hiện lần đầu vào ngày 26/05/1896. Ban đầu, Charles H. Dow chỉ tính giá bình quân của 12 loại cổ phiếu công nghiệp. Sau đó vào năm 1916, ông tăng lên thành 20 cổ phiếu và năm 1928 là 30 cổ phiếu. Con số này được duy trì đến ngày nay.

[external_link offset=1]

30 cổ phiếu này chiếm hơn 25% giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Trong thế kỷ vừa qua, danh sách 30 cổ phiếu này luôn có sự thay đổi, duy chỉ có General Electric là trụ được từ lúc ban đầu cho đến nay. Các công ty lớn như General Motor, Coca-Cola, Microsoft cũng góp phần tạo nên chỉ số DJIA ngày nay.

Cùng với chỉ số NASDAQ Composite, S&P 500 và Russell 2000, DJIA là một trong các chỉ số chuẩn được theo dõi chặt chẽ nhất để biết về các hoạt động tại thị trường chứng khoán Mỹ. Mặc dù DJIA ra đời nhằm đánh giá hiệu suất ngành công nghiệp Mỹ, nhưng chỉ số này không chỉ bị ảnh hưởng bởi các báo cáo kinh tế, mà còn bởi những sự kiện chính trị trong và ngoài nước Mỹ như chiến tranh, khủng bố…

Các biên tập viên của The Wall Street Journal – tờ báo được xuất bản bởi công ty Dow Jones – lựa chọn các công ty thành phần tạo nên chỉ số DJIA. Ngày nay, ý nghĩa của chỉ số đã được mở rộng hơn so với cái tên “công nghiệp” của nó. Về cơ bản, bất kỳ công ty nào không thuộc ngành giao thông vận tải hay dịch vụ đều có thể được định danh trong chỉ số.

Không có quy định cụ thể về tiêu chí lựa chọn các công ty thành phần, nhưng một cổ phiếu chỉ được định danh trong DJIA khi có danh tiếng tuyệt vời, thể hiện sự tăng trưởng bền vững và là mối quan tâm của một lượng lớn các nhà đầu tư.

Mỗi công ty trong số 30 công ty thành phần được chỉ định một tỷ lệ phần trăm đại diện cho trọng số của nó khi tính chỉ số. Ví dụ như 3M có trọng số là 5,3%, thì 5,3% biến chuyển của chỉ số DJIA có thể phụ thuộc vào biến chuyển của cổ phiếu 3M. Trong trường hợp các biên tập viên quyết định một công ty thành phần nên được thay đổi, thì toàn bộ danh sách sẽ được xem xét.

DJIA được tính theo phương pháp trọng số giá, bằng cách lấy tổng giá của 30 cổ phiếu chia cho một số gọi là ước số (DJIA divisor).

[external_link offset=2]

Ước số này liên tục được điều chỉnh trong trường hợp xảy ra các vụ gộp, tách cổ phiếu, các khoản thanh toán cổ tức hay những thay đổi cấu trúc tương tự nhằm đảm bảo những vụ việc này không ảnh hưởng đến giá trị của DJIA. Nếu không làm như vậy, chỉ số sẽ giảm bất cứ khi nào có một vụ chia tách cổ phiếu diễn ra. Ước số hiện nay sau nhiều điều chỉnh có giá trị ít hơn 1, nghĩa là chỉ số DJIA có giá trị cao hơn tổng giá các thành phần.

Tóm lại, chỉ số DJIA bạn nghe trong các bản tin kinh tế chính là trung bình trọng số giá của 30 cổ phiếu. Khi chỉ số DJIA tăng 35 điểm, có nghĩa là để mua các cổ phiếu này vào 4:00 giờ chiều hôm nay (thời gian đóng cửa thị trường), bạn sẽ phải tốn thêm 35 đô la so với cùng thời điểm một ngày trước.

Ưu điểm của chỉ số DJIA là nó tập trung vào các công ty có mức vốn hóa lớn, những cái tên nổi bật đối với các nhà đầu tư, khiếnDJIA trở thành chỉ số thường xuyên được cập nhật. Khi nhà đầu tư muốn biết thị trường hôm nay thế nào, họ thường xét đến DJIA.

Bởi vì DJIA chỉ giới hạn trong 30 công ty Mỹ, nhược điểm của chỉ số này là không có tính đa dạng. Mặc dù DJIA không chỉ tập trung vào các công ty công nghiệp như tên của nó (trước đây là như vậy), nhưng chỉ số này không phản ánh chính xác hiệu suất các khu vực quan trọng khác của thị trường Mỹ hay toàn cầu. Ngoài ra, nó là chỉ số theo giá, do đó không theo dõi hiệu suất thực tế của các công ty được niêm yết.

Trần Hồng Điệp

(Tổng hợp và lược dịch) [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

DNI là gì? -định nghĩa DNI

Next Post

OTF là gì? TTF là gì ? Chúng khác nhau những gì ? – In ấn Ưu Việt

Related Posts