Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì hay hội chứng ảo tưởng?

Chuunibyou là gì
Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì hay hội chứng ảo tưởng?

Hội chứng Chuunibyou. Hội chứng trung nhị (Chuuni). Hội chứng tuổi dậy thì. Bạn có hiểu về những thuật ngữ này không? Tại sao lại có hội chứng này. Bài viết sau đây sẽ làm rõ giúp bạn. 

Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì hay hội chứng ảo tưởng?

[external_link_head]

1. Chuunibyou là gì?

Chuunibyou(中二病) là một từ lóng phát sinh trong tiếng Nhật rất phổ biến trên internet. Nó là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ “chuugakkou ni-nen Byou”. Nó là phép ẩn dụ nói về những thanh thiếu niên năm thứ 2 trung học bị ảo tưởng về bản thân. Những người đó cho rằng mình có thể làm được những việc mà trên thực tế không thể làm được. Hoặc cho rằng mình là người siêu năng lực làm được những điều đặc biệt. 

Tại Việt Nam mọi người thường gọi là “trung nhị” hay “hội chứng tuổi teen”, “hội chứng tuổi dậy thì”. 

>>>Xem thêm: Tsundere là gì? Liệu bạn có phải là một Tsundere ngoài đời?

2. Nguồn gốc của thuật ngữ Chuunibyou

Chuunibyou đã được sử dụng lần đầu tiên bởi nghệ sĩ Hikaru Ijuin trên sóng Radio vào tháng 11 năm 1999. Sau đó, từ này được sử dụng nhiều trong blog, nhật ký sau đó lan truyền trên mạng và trở thành một thuật  ngữ phổ biến. 

Ban đầu từ này chỉ dùng để ám chỉ về sự biến đổi tâm lý của học sinh trung học năm thứ 2. Nhưng sau dần nó lại được dùng để chỉ chung những đối tượng thanh thiếu niên mắc bệnh ảo tưởng. Nói là bệnh nhưng nó không phải là bệnh y học. Bởi hội chứng tuổi dậy thì nhiều người mắc phải rồi cũng sẽ vượt qua. 

Về sau, có những biến thể của bản gốc “Chuunibyou” thành Kounibyou nghĩa là bệnh trung học năm hai. Và một biến thể nữa là “Shounibyou” nghĩa là bệnh tiểu học năm hai.

Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì hay hội chứng ảo tưởng?

[external_link offset=1]

3. Các loại Chuunibyou phổ biến

Chuunibyou được chia thành nhiều loại. Trong đó 3 loại Chuunibyou dưới đây được coi là phổ biến. Chúng ta có thể nhìn thấy dễ dàng 3 loại này qua các nhân vật hoạt hình Anime của Nhật. Đó là: 

Loại 1: Những người luôn nghĩ rằng mình là kẻ phạm tội-DQN(dokyun-kei) 

Loại Chuunibyou này thường được gọi là Anti Social. Những người này sẽ nghĩ rằng họ là người của một băng đảng và thực hiện những hành vi phạm tội. Tuy nhiên trên thực tế họ không hề làm. Những người thuộc loại Chuunibyou này rất hay kể những câu chuyện về hoạt động của băng đảng xã hội đen và tự hào về sự tham gia của mình. 

Loại 2: Những người luôn muốn mình khác biệt với những người khác-Subcultural/Hipster(sabukaru-kei)

Chuunibyou luôn bộc lộ sở thích “khác người “ của mình và tỏ ra ghét những xu hướng, sở thích của số đông. Có thể họ chẳng hề quan tâm đến cái sở thích của mình mà chỉ muốn thể hiện rằng mình là người đặc biệt, thực sự Cool ngầu và không giống ai. 

Loại 3: Những người ảo tưởng sức mạnh, cho rằng mình có năng lực siêu nhiên-Evil Eye(jakigan-kei)

Đối tượng nằm trong nhóm Chuunibyou này luôn nghĩ rằng trong bản thân họ có năng lực đặc biệt, siêu nhiên, sức mạnh thần bí. Vì thế họ luôn không muốn những người khác đối xử với mình như những người bình thường. Vì thế, họ khá tách biệt với những người xung quanh.

>>>Xem thêm: Seiyuu là gì? – Khám phá top 5 Seiyuu nổi tiếng nhất 

4. Biểu hiện của những người mắc hội chứng Chuuni

Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì hay hội chứng ảo tưởng?

  • Liệu bạn đang mặc hội chứng tuổi dậy thì. Hãy xem những biểu hiện thường thấy: 
  • Sống kém kín, tách biệt với gia đình, bạn bè thậm chí là tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. 
  • Giao tiếp xã hội kém và rất nhút nhát. 
  • Không thích, thậm chí là sợ bị mọi người coi mình là trẻ con, đối xử với mình như trẻ con. 
  • Quan tâm và sùng bái nền văn hóa ngoại lai, ghét và không bị ảnh hưởng bởi xu thế xã hội. 
  • Tin vào sự tồn tại của sức mạnh siêu nhiên. Luôn ảo tưởng về bản thân đang mang một sứ mệnh vĩ đại với thế giới. 

Tuy không phải là một bệnh nhưng nếu những biểu hiện trên là thái quá, người đó có thể mắc bệnh về tâm lý và cần phải có những biện pháp can thiệp. Vì rất có thể những người này sẽ có những động thái quá khích ảnh hưởng đến mọi người và xã hội. 

Điều này cho thấy một vấn đề là trong giai đoạn tuổi dậy thì hay gọi là tuổi nổi loạn, phụ huynh nên quan tâm đến tâm lý của con trẻ. Cha mẹ nên gần gũi, tâm sự và không nên tạo ra những tác động lớn đến tâm lý trong giai đoạn này. 

>>>Xem thêm: Otaku là gì? Vì sao Otaku được xem là tiêu cực?

5. Một số nhân vật hoạt hình Anime có hội chứng Chuuni

Chuunibyou là gì? Hội chứng tuổi dậy thì hay hội chứng ảo tưởng?

[external_link offset=2]

Trong các bộ truyện tranh manga hay anime của Nhật, có những nhân vật được xây dựng thể hiện rõ hội chứng Chuunibyou. 

– Nhân vật Rikka Takanashi trong Chuunibyou demo Koi ga Shitai

Bộ truyện Chuunibyou demo Koi ga Shitai sau được chuyển thể thành anime. Nhân vật chính là Rikka bị mắc hội chứng Chuunibyou. Cô gái luôn ảo tưởng rằng mình là Tà Vương Chân Nhãn. Rikka luôn mặc chiếc váy màu đen, coi chiếc ô là thanh kiếm và luôn che mắt bên phải.  

– Shun Kaido trong Saiki Kusuo no Psi Nan

Nhân vật Shun Kaido là một Chuunibyou ảo tưởng sức mạnh. Cậu ta cho rằng cánh tay phải của mình có nguồn năng lượng đặc biệt. Đồng thời cậu lại luôn suy nghĩ có một thế lực đen tối vây quanh. Và chính cậu sẽ là người sử dụng sức mạnh vô biên để dập tắt thế lực đen tối đó. 

– Kobato hasegawa trong boku wa tomodachi ga sukunai

Kobato là nhân vật vô cùng dễ thương nhưng lại có cặp mắt hai màu. Đó là vì cô đang tưởng tượng mình là một nhân vật phản diện trong một phim thường xem. Nên để giống nhất với nhân vật phim này, cô gái đã đeo kính áp tròng. Đó cũng là một biểu hiện của Chuunibyou. 

>>>Xem thêm: Gyaru là gì? Cách nhận biết một cô nàng Gyaru?

Hy vọng qua bài viết này mọi người đã hiểu hơn về hội chứng Chuunibyou. Còn nếu muốn biết cụ thể hơn, bạn có thể đọc manga hoặc xem anime có những nhân vật mắc hội chứng này nhé. 

[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
symbiote là gì

Symbiote Là Gì – Xếp Hạng Sức Mạnh Của Các Symbiote

Next Post
top nhân vật anime loli

Top 7 cô nàng loli đáng yêu trong thế giới anime, cái tên nào khiến bạn ấn tượng nhất?

Related Posts
cookie là gì

Cookie là gì? Cookie làm việc như thế nào?

Cookie là một đoạn văn bản mà một Web server có thể lưu trên ổ cứng của người dùng. Cookie cho phép một website lưu các thông tin trên máy tính của người dùng và sau đó lấy lại nó. Các mẩu thông tin sẽ được lưu dưới dạng cặp tên – giá trị (name-value).
Read More