Dân chủ là gì ? Quyền dân chủ là gì ? Các hình thức dân chủ là gì ?

dân chủ là gì

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Bài viết phân tích khái niệm dân chủ và các hình thức biểu hiện của dân chủ và quyền dân chủ:

Thưa luật sư, xin luật sư cho biết dân chủ là gì? Dân chủ được thể hiện qua hình thức nào? Và dân chủ có phải là quyền con người không? Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

[external_link_head]

Người gửi: Hứa Thực – Lạng Sơn

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: (852)3952 0100

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Dân chủ là gì ?

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

1.1 Dân chủ – phạm trù lịch sử và phạm trù nhân văn

Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người.

[external_link offset=1]

Tuy nhiên, dân chủ với tính cách là giá trị xã hội, là thành quả giá trị nhân văn trước hết được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người thì đã tồn tại ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất.

1.2 Dân chủ – được bảo đảm bởi pháp luật

Khác với hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận; đồng thời, các cơ quan quyền lực phải do bầu cử mà ra. Ở đây, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lý và điều hành xã hội, là nền tảng của trật tự xã hội và là chuẩn mực có tính chất cưỡng chế nhằm điểu chỉnh hành vi của các cá nhân và các quan hệ trong xã hội. Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có dân chủ, hay đúng hơn là dân chủ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần tuý. Các chuẩn mực như vậy chưa thể tạo ra cơ sở pháp lý cho sự nảy sinh dân chủ. Bởi lẽ những cam kết và chuẩn mực có tính chất chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục không đủ vững chắc và bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do lựa chọn người đứng đầu quốc gia, chức sắc tôn giáo hay quyền tự do phế truất,… cũng như không thể giúp cho các công dân có quyền tự do ứng cử vào các cơ quan của Nhà nước và chính quyền địa phương để tham gia vào việc giám sát, thực thi, điều hành và quản lý tất cả mọi hoạt động của xã hội và của Nhà nước.

Những điều này chỉ có thể được hiện thực hoá từng bước tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội đó, ở trong một xã hội mà những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp.

2. Các hình thức dân chủ và mối quan hệ giữa chúng

2.1 Các hình thức dân chủ

Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ, cả hai hình thức này đều đóng một vai trò quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thể thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể.

2.2 Mối quan hệ giữa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp

Giữa hai hình thức này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại và chuyển hoá cho nhau. Để thực hiện được dân chủ đại diện thì phải cần đến dân chủ trực tiếp, chẳng hạn việc bầu cử lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân, nghĩa là trước khi mỗi công dân chuyển giao quyền lực của mình cho người đại diện, những đại biểu dân cử và cho Nhà nước thì họ đã phải thực hiện dân chủ trực tiếp bằng cách:

Thứ nhất, tham gia vào hội nghị hiệp thương nhân dân để lựa chọn các ứng cử viên hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với một hay một số ứng cử viên mà mình sẽ lựa chọn;

Thứ hai, thông qua việc bỏ phiếu kín, trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, công bằng, công khai và minh bạch, để lựa chọn cho mình một đại biểu ưu tú dựa trên ý chí quyết định của chính mình. Ngược lại, đến lượt mình, các đại biểu Quốc hội (nghị sĩ) khi thực hiện quyền lực của công dân (cử tri) giao cho thì lại cần phải dựa trên phương thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là tham gia một cách trực tiếp và thể hiện ý chí của mình trong việc lập pháp cũng như các công việc quan trọng khác của Nhà nước.

Chế độ xã hội của nước ta dựa trên nền dân chủ đại diện, nhưng không có nghĩa đó là hình thức dân chủ duy nhất, bởi vì bản thân dân chủ đã luôn luôn bao chứa trong nó cả hai hình thái tồn tại và chỉ có như vậy thì dân chủ mới thực hiện theo đúng nghĩa đầy đủ của nó, mà cần phải thấy rằng chính hình thức dân chủ trực tiếp là nội dung, là cái quyết định đối với nền dân chủ đại diện này. Chỉ khi nào mức độ dân chủ trực tiếp được hiện thực hoá một cách đầy đủ, hiệu quả và sâu rộng thì đó chính là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện tốt hình thức dân chủ đại diện và nền dân chủ đại diện.

Chẳng hạn, khi quyền làm chủ của nhân dân đã được uỷ thác cho những đại diện của mình là đại biểu Quốc hội thì đòi hỏi những đại biểu này cần thường xuyên lắng nghe và phản ánh về những vấn đề thiết yếu hàng ngày của người dân. Những cuộc tiếp xúc trực tiếp với các cử tri và xử lý kiến nghị của cử tri cũng chính là một hình thức của dân chủ trực tiếp giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cấp đại diện (Quốc hội) được bảo đảm hiệu quả hơn, phản ánh đúng và sâu sát với những bức xúc, trăn trở của nhân dân.

Hơn nữa, quyền lực của nhân dân do được thực hiện thông qua người đại diện của mình (đại biểu Quốc hội) cho nên đôi khi nó “bị khúc xạ” qua lăng kính trình độ và trách nhiệm của những người đại biểu. Do vậy, việc thực hiện dân chủ đại diện không thể tách rời dân chủ trực tiếp còn ở chỗ dân chủ trực tiếp chính là thước đo và là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, giám sát và đánh giá dân chủ gián tiếp. Chẳng hạn, trước khi một dự luật được Quốc hội thông qua hay một chính sách, nghị định nào của Chính phủ được ban hành thì điều hết sức quan trọng là nó cần phải được gửi cho tất cả mọi công dân để lấy ý kiến của nhân dân, hoặc phải tiến hành trưng cầu dân ý và đây chính là một hình thức của dân chủ trực tiếp. Hình thức này cần phải được coi là nền tảng để thực hiện dân chủ trực tiếp cũng như là cơ chế hết sức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ của mọi công dân. Nghĩa là, trưng cầu dân ý cần phải trở thành nguyên tắc Hiến định đối với hoạt động thực thi và giám sát quyền lực của nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở là hết sức quan trọng và cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp nhưng như thế vẫn chưa đủ, cần phải xây dựng một dự luật về trưng cầu dân ý. Chỉ có như vậy mới giúp cho việc lập pháp và việc hoạch định chính sách tránh được những bất cập, thiếu tính khả thi và chưa thực sự hiệu quả.

3. Nguyên tắc bảo đảm thực thi dân chủ là gì ?

Nguyên tắc nền tảng của việc thực thi và bảo đảm dân chủ đó là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Từ mục đích như vậy, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu này. Tổng thể các biện pháp này tạo ra một cơ chế hữu hiệu và duy nhất cho việc bảo đảm và thực thi quyền dân chủ rộng rãi trong xã hội. Chẳng hạn, nếu dân không được biết, không được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật, vào công việc của Nhà nước nghĩa là dân đã không được bảo đảm các quyền chính trị của mình. Dân không “biết”, dân sẽ không thể “bàn” được, và do đó sẽ không “làm” được và không thể “kiểm tra” được quá trình hay công việc đó.

[external_link offset=2]

4. Quyền dân chủ là gì?

Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người.

Quyền dân chủ thực chất chính là yêu sách về bình đẳng chính trị và xã hội của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với Nhà nước, bảo đảm cho cá nhân khả năng hành động theo ý mình, cho sự tự quyết định và làm chủ ý chí của mình mà không có hại cho người khác, và do đó cho khả năng giải phóng toàn diện những năng lực bản chất người của mỗi cá nhân. Ph.Ăngghen khẳng định: “từ sự bình đẳng của mọi người với tư cách là những con người, rút ra cái quyền có một giá trị ngang nhau về chính trị và xã hội cho tất cả mọi người, hay ít ra là cho công dân trong một nước, hay cho mọi thành viên trong xã hội”.

Như vậy, quyền dân chủ trước hết là quyền con người, hơn nữa, nó nhấn mạnh đặc biệt đến các quyền về chính trị như là khả năng và điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các quyền con người cơ bản khác. Bởi vì, sự giải phóng về chính trị là điều kiện tiên quyết đối với mọi sự giải phóng khác của con người, bình đẳng về chính trị là tiền đề của mọi sự bình đẳng.

Hay nói cách khác, các quyền về chính trị (tự do bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, tự do báo chí…), một mặt, là tiền đề cho việc hiện thực hoá các quyền khác, mặt khác, là sự phản ánh về mức độ giải phóng “năng lực bản chất người” của mỗi cá nhân. Nó chính là nội dung cốt lõi của quyền con người, nó khẳng định con người là “một nhân tính tự do”, “một nhân cách và văn hoá” “chủ thể sáng tạo của lịch sử và của giới tự nhiên”. Chính vì vậy, các nhà kinh điển mácưxít đã đặc biệt nhấn mạnh đến các quyền về chính trị như là bản chất của quyền dân chủ: “Vì thế, yêu sách khẩn cấp của công nhân và nhiệm vụ trước tiên để giai cấp công nhân có ảnh hưởng đến công việc của nhà nước là phải giành được tự do chính trị, nghĩa là tất cả mọi công dân đềuđược pháp luật đảm bảo cho họ trực tiếp tham gia việc quản lý nhà nước, tất cả mọi công dân đều được quyền tự do hội họp, bàn bạc công việc của mình, kinh qua các hội của mình và báo chí mà ảnh hưởng đến công việc của nhà nước. Giành lấy tự do chính trị trở thành “một việc làm khẩn cấp đối với công nhân” bởi vì không có tự do chính trị, không có và không thể có ảnh hưởng gì đến công việc của nhà nước và như vậy thì tất nhiên họ vẫn là một giai cấp không có quyền, bị lăng nhục và không được bày tỏ ý kiến của mình”.

Quyền dân chủ còn là một giá trị xã hội của con người đã được thể chế hoá thành hệ thống pháp luật của một nhà nước nhất định, gắn với một hệ thống chính trị nhất định dựa trên một trình độ phát triển nhất định về kinh tế và văn hoá. Vì vậy, quyền dân chủ một mặt là sự phản ánh bước tiến của con người về tự do, bình đẳng và sự giải phóng toàn diện năng lực bản chất người của mỗi cá nhân, mặt khác phản ánh sự phát triển của luật pháp, trình độ kinh tế, văn hoá và tiến bộ xã hội của quốc gia đó. Do đó, có thể nói: quyền dân chủ chính là quyền và tự do cơ bản của con người trong một chế độ xã hội dân chủ hay là yêu sách, nhu cầu chính đáng của con người về sự bình đẳng chính trị và bình đẳng xã hội với tính cách là môi trường và điều kiện cho sự tồn tại, phát triển và hoàn thiện nhân cách ư văn hoá và nhân tính ư tự do của mỗi cá nhân.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: (852)3952 0100 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập) [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
flagship là gì

Flagship là gì? Thế nào là một sản phẩm Flagship?

Next Post
cpm là gì

Quảng cáo CPM là gì?

Related Posts