Categories: Hỏi đáp

Đoạn Intro Nghĩa Là Gì? Hướng Dẫn Kỹ Thuật Intro Làm Video ấn Tượng – Ostrichmotion | Công Ty Sản Xuất Video Quảng Cáo

Đoạn Intro nghĩa là gì đang khiến nhiều người thắc mắc hiện nay. Với những người làm kỹ thuật video thì có lẽ không cần phải bàn đến nhiều nhưng những người mới học làm video thì khái niệm đoạn Intro nghĩa là gì vẫn còn khá trừu tượng, vậy nên hãy cùng với Animation Blog cùng tìm hiểu về khái niệm và những kỹ thuật làm intro cho video nhé.

Đoạn Intro nghĩa là gì?

Nếu là dân chuyên nghiệp thì làm video sẽ không thể thiếu đoạn intro. Tuy nhiên thì đoạn Intro nghĩa là gì vẫn còn phải làm rõ nghĩa và bạn cần phải nắm rõ để biết đó là gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa đoạn intro là gì dưới đây nhé

[external_link_head]

Định nghĩa về đoạn intro

Chúng ta có thể hiểu đơn giản về khái niệm đoạn Intro video là đoạn được chèn vào đầu hoặc cuối video. Đoạn này được dùng để tạo sự sinh động và đẹp mắt hơn cho 1 video.

Đoạn Intro video là đoạn được chèn vào đầu hoặc cuối video

Nếu bạn thường xuyên dùng những phần mềm làm video như proshow hay camtasia, có lẽ bạn sẽ biết rõ đoạn intro mang lại điều gì. Nhưng nếu mới chỉ bắt đầu đặt chân làm những video đầu tiên thì có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ với những gì mà đoạn intro này đem lại cho bạn đấy nhé.

Vậy đoạn intro video có vai trò gì?

Thông thường các đoạn intro video sẽ có thời lượng trong video khoảng 15 – 30 giây. Trong nội dung của đoạn này bạn sẽ đưa vào đó những thông tin dạng như tên của doanh nghiệp, tên thương hiệu, slogan, thông điệp, các thông tin liên hệ,… đại loại kiểu như thế để người xem có thể dễ dàng liên hệ nếu muốn. Tác dụng của đoạn intro này có lẽ còn làm bạn bất ngờ hơn nhiều đấy. Cụ thể:

[external_link offset=1]

  • Mang lại cho đoạn video này sự sinh động hơn, bắt mắt hơn. Và ít nhất thì nó cũng có kiểu dạng như có đầu, có cuối để người xem có thể hình dung dễ dàng hơn về mục đích của video này.
  • Tạo được ấn tượng, in sâu vào tâm trí của người xem nhờ đoạn nhạc nền. Nếu bạn đã từng xem các chương trình truyền hình quen thuộc như Ai là triệu phú, bạn chỉ cần nghe nhạc hiệu là biết đó là chương trình này mà chẳng cần phải xem hình. Tương tự thế, với 1 video, nếu bạn làm tốt, thu hút người xem thì những video sau của bạn người ta sẽ biết theo kiểu “nghe nhạc đoán chương trình” . Tùy theo mục đích của thương hiệu mà bạn muốn quảng bá, bạn có thể chỉ cần đơn giản là chọn nhạc cho phù hợp, nhưng chú ý phải chọn sự khác biệt.
  • Mục đích lớn nhất của đoạn intro chính là quảng cáo cho thương hiệu, quảng cáo cho hình ảnh hay dịch vụ, sản phẩm nào đó. Càng làm đoạn intro đẹp mắt, ấn tượng thì người xem sẽ càng ghi nhớ lâu.

Nhìn chung có thể hiểu được vai trò của đoạn Intro chính là truyền tải nội dung đến khách hàng, truyền tải thông điệp mà bạn muốn hướng tới. Với đoạn intro  mục đích chính là sự gợi nhớ, đưa thương hiệu của doanh nghiệp bạn đi sâu vào tâm trí của khách hàng.

Vậy đoạn intro nên được để ở đâu trong video?

Nếu bạn đã đọc được hết những chia sẻ trên đây thì bạn mường tượng được rằng đoạn intro sẽ được để ở đầu hoặc cuối của video, tuy nhiên thì bạn cũng nên nhớ rằng việc để đoạn intro này cũng cần phải khéo léo để tránh quảng cáo quá lộ liễu. Bạn có thể chèn vào 2 thời điểm đó nhưng luôn cần nhớ rằng không nên dập khuôn, tốt nhất là tùy biến và chọn đúng được thời điểm để chèn đoạn intro vào.

Đoạn intro chèn tốt là đoạn chèn đúng thời điểm

Các video thường sẽ phổ biến ở đoạn đầu hay đoạn cuối với những đoạn intro nhưng bạn cần biết rằng đoạn intro đừng chỉ chèn theo kiểu cứng nhắc. Trong thời điểm hiện tại, người xem cũng cực kỳ thông minh và họ rất tinh ý để nhận ra video nào là quảng cáo. Có những người xem khó tính cực kỳ nhạy cảm với những đoạn video quảng cáo quá lộ liễu.

Đoạn intro chèn tốt là đoạn chèn đúng thời điểm

Lời khuyên cho bạn khi muốn làm một video quảng cáo mà không phải quảng cáo chính là luôn phải khéo léo lồng ghép các thông tin thương hiệu vào câu chuyện bạn đang muốn chia sẻ trong video. Bởi thế mà đừng chỉ nghĩ đến việc chèn intro nhàm chán ở đoạn đầu hay đoạn cuối. Bạn hoàn toàn có thể biến tấu đoạn này và đưa nó thành một chi tiết nào đó trong video. Ví dụ muốn giới thiệu về dịch vụ spa, bạn có thể quay luôn về biển hiệu, ở đó có đủ thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại, nói chung những thông tin cơ bản cần thiết đã có và người xem sẽ dễ nhớ hơn nhiều.

Bạn có thể lồng ghép ở những đoạn chuyển giao giữa phần này với phần khác. Tuy nhiên luôn nhớ rằng đừng bao giờ lạm dụng đoạn intro vì nó cho thấy rõ ràng mục đích quảng cáo của bạn. 

Vậy làm đoạn intro video nên chú ý gì?

Bạn sẽ cần phải chú ý đến những yếu tố khác nhau khi làm intro video, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách để có một intro video ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn gây được ấn tượng với người xem giúp họ nhớ lâu hơn. Cụ thể:

Hãy xác định mục đích của video

Yếu tố đầu tiên bạn cần phải chú ý đến khi làm intro video chính là hãy phân tích mục tiêu của video. Chỉ khi bạn biết mục đích của video là gì bạn mới có thể lên kế hoạch cho đoạn intro này hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến thời lượng hoặc nội dung chính.

Đối với 1 video đơn giản thì đoạn intro ngắn giới thiệu và thể hiện được phong cách thương hiệu của doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn. Ngoài ra thì mục đích của đoạn intro này bạn muốn thể hiện là gì? Hãy đưa những thông tin thể hiện được mục đích đó. Nhớ thêm một chút rằng bạn có muốn giới thiệu về chủ đề của video này không? Nếu có hãy thêm vào nhưng nhớ ngắn gọn thôi nhé.

[external_link offset=2]

Âm thanh

Bạn chỉ cần chọn bài nhạc cụ thể hoặc một bản nhạc không lời để phù hợp với đoạn intro. Nhớ là chọn phù hợp với toàn bộ nội dung của video.

Thời lượng

Chú ý rằng thời lượng chỉ nên khoảng 15 – 30 giây thôi và đừng quá lan man kéo dài.

Hình ảnh, hiệu ứng

Hãy nhớ thêm cả hình ảnh và hiệu ứng để giúp cho đoạn intro này trở nên ấn tượng hơn nhé.

Cần phải chú ý đến những yếu tố khác nhau khi làm intro video

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn có thể biết được đoạn Intro nghĩa là gì và một vài thông tin cần thiết về đoạn intro này nhé. Nếu muốn biết thêm những khía cạnh khác về phim điện ảnh thì liên hệ với Animation Blog theo thông tin sau:

  • Số điện thoại: (852)3952 0100
  • Emai: info@gamemediaasia.com
  • Giờ làm việc: Mon – Fri: 9:00 – 18:30

[external_footer]

Recent Posts

Bảng xếp hạng Anime mùa hè 2022 – phần 7

Bảng xếp hạng Anime được xem nhiều nhất tuần của mùa hè. Bảng xếp hạng…

1 năm ago

Manga The Witch and the Beast được chuyển thể thành Anime

Theo thông báo của biên tập viên của manga là Shiraki trên Twitter Manga The…

1 năm ago

Tensei Shitara Slime Datta Ken chuẩn bị có bản điện ảnh

Vừa qua, dàn nhân lực chính thức cho bộ anime điện ảnh Tensei Shitara Slime…

1 năm ago

Anime One Punch Man công bố ra phần 3

Anime One Punch Man đã xác nhận ra phần 3, với thông báo sắp ra…

1 năm ago

Cẩm nang ĐTCL: Đội hình Bang Hội – Luyện Rồng

Nếu đã quá nhàm chán với các đội hình meta hiện tại thì cùng đổi…

1 năm ago

Anime EDENS ZERO chuẩn bị ra mắt phần 2

Vào hôm thứ tư vừa qua, Twitter chính thức cho anime Edens Zero đã xác…

1 năm ago