Categories: Hỏi đáp

Hoán dụ là gì? Ví dụ chi tiết

Biện pháp tu từ hoán dụ là gì? Ví dụ, phân loại các phép hoán dụ, tác dụng và giải bài tập trong sách giáo khoa ngữ văn 6 sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này.

[external_link_head]

Khái niệm hoán dụ là gì?

a – Định nghĩa hoán dụ là gì?

Hoán dụ là gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Tác dụng phép hoán dụ

Biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn. 

c – Ví dụ hoán dụ

Ví dụ 1: Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.

Trong câu thơ trên áo nâu với áo xanh chỉ 2 loại người là nông dân và công nhân.

Nông thôn – Thành thị chỉ 2 khu vực địa lý khác nhau.

= > Tác dụng thông báo, gợi hình ảnh và thể hiện tình cảm của tác giả với giai cấp nông dân, công nhân.

Ví dụ 2: Đầu xanh có tội tình gì – Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

Đầu xanh: Chỉ người còn trẻ.

Má hồng: Chỉ người con gái đẹp, có dung nhan đẹp.

= > Nói đến thân phận kiều “ tài hoa nhưng bạc mệnh”.

Phân loại các kiểu hoán dụ

Có 4 kiểu hoán dụ phổ biến mà các em cần nắm vững gồm:

a – Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Là kiểu hoán dụ sử dụng các từ ngữ đơn lẻ, cái riêng để liên tưởng đến cái chung, cái trừu tượng.

Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

[external_link offset=1]

Một cây: Chỉ sự đơn lẻ, đứng 1 mình.

3 cây: Chỉ số nhiều, sự đoàn kết.

= > Chỉ số lượng cụ thể là 1 cây và ba cây.

Chẳng nên non: Chẳng làm được điều gì to lớn.

Hòn núi cao: Có thể làm nên việc lớn

= > Chỉ sự trừu tượng. 

b – Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể: Là cách hoán dụ nói về một bộ phận trên cơ thể người, động vật để liên tưởng đến một hành động nào đó.

Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể người.

 = > Liên tưởng đến người lao động là nói đến toàn thể người lao động muốn có thành quả thì cần làm việc bằng chính sức lực và đôi tay của mình.

c – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Là cách hoán dụ sử dụng những vật chứa đựng lớn như thành phố, nông thôn để chỉ vật bị chứa đựng như người nông dân, công nhân.

Ví dụ: Ngày Huế đổ máu – Chú Hà Nội về – Tình cờ gặp cháu – Gặp nhau Hàng Bè.

Huế, chiến tranh: Vật chứa đựng

Người sống ở Huế, đổ máu,: Là vật bị chứa đựng.

= > Huế là nhắc đến những người sống ở thành phố Huế, từ đổ máu làm chúng ta liên tưởng đến chiến tranh.

d – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Là phép hoán dụ sử dụng những dấu hiệu đặc trưng của sự vật như tiếng chó sủa, tiếng chim hót… để nói đến chủ nhân của âm thanh đó.

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Áo chàm: Loại áo đặc trưng của đồng bào, người dân Tây Bắc. Từ “Áo chàm” muốn nói đến tình cảm mà người dân Tây Bắc với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam.

Bài tập biện pháp tu từ hoán dụ

Đề bài tập 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu thơ, đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

a – Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

b – Vì sao? Trái đất nặng ân tình – Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.

Đáp án bài tập 1

Câu a: 

Làng xóm: Vật chứa đựng

Người nông dân: Vật bị chứa đựng

= > Đây là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 

Đói rách: Vật chứa đựng

Cuộc sống nghèo khó: Vật bị chứa đựng

[external_link offset=2]

= > Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Câu b:

Trái đất: Vật chứa đựng.

Những người sống trên trái đất: Vật bị chứa đựng.

= > Loại hoán dụ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.

Đề bài tập 2: Tìm phép hoán dụ trong các ví dụ sau:

a – Chồng em áo rách em thương – Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

b – Sen tàn, cúc lại nở hoa – Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.

c – Mồ hôi mà đổ xuống đồng – Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Đáp án bài tập 2:

Câu a: 

Áo rách, áo gấm = > Chỉ người.

Sử dụng phép hoán dụ lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể.

Câu b:

Sen, cúc: Chỉ 2 loài hoa 

Đông, xuân: Chỉ 2 mùa trong năm

 = > Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Câu c:

Mồ hôi: Là một bộ phận trên cơ thể người khi chúng ta hoạt động nhiều.

= > Phép hoán dụ lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể để nói đến sự vất vả của bà con nông dân khi làm đồng.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi phép hoán dụ là gì? Phân loại, tác dụng, đặc điểm và bài tập ví dụ minh họa chi tiết. [external_footer]

Recent Posts

Bảng xếp hạng Anime mùa hè 2022 – phần 7

Bảng xếp hạng Anime được xem nhiều nhất tuần của mùa hè. Bảng xếp hạng…

1 năm ago

Manga The Witch and the Beast được chuyển thể thành Anime

Theo thông báo của biên tập viên của manga là Shiraki trên Twitter Manga The…

1 năm ago

Tensei Shitara Slime Datta Ken chuẩn bị có bản điện ảnh

Vừa qua, dàn nhân lực chính thức cho bộ anime điện ảnh Tensei Shitara Slime…

1 năm ago

Anime One Punch Man công bố ra phần 3

Anime One Punch Man đã xác nhận ra phần 3, với thông báo sắp ra…

1 năm ago

Cẩm nang ĐTCL: Đội hình Bang Hội – Luyện Rồng

Nếu đã quá nhàm chán với các đội hình meta hiện tại thì cùng đổi…

1 năm ago

Anime EDENS ZERO chuẩn bị ra mắt phần 2

Vào hôm thứ tư vừa qua, Twitter chính thức cho anime Edens Zero đã xác…

1 năm ago