Hôn nhân là gì? Quy định về hôn nhân?

hôn nhân là gì

Hôn nhân là gì? – là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay, bởi đây là một mối quan hệ phổ biến xuất hiện hằng ngày đang được diễn ra. Vậy hôn nhân là gì?, pháp luật có quy định như thế nào về hôn nhân?

Sau đây, mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu các nội dung thắc mắc trên theo quy định hiện hành.

[external_link_head]

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, đây là một khái niệm đã được quy định tại khoản 1 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Qua khái niệm đó thì chúng ta cũng hiểu được khái quát về định nghĩa hôn nhân là gì?

Như vậy, hôn nhân chính là mối quan hệ giữa người vợ và người chồng sau khi đã tuân thủ các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định về luật hôn nhân và gia đình, đó là sự kết hợp của các cá nhân về nhiều mặt bao gồm: tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp.

Ý nghĩa hôn nhân là gì?

Hôn nhân đối với mỗi người đều có ý nghĩa khác nhau. Hai người yêu nhau và tiến đến hôn nhân đều không có cùng lý do. Có thể nói hôn nhân là chủ đề muôn thuở vì mỗi cuộc hôn nhân đều có chuẩn mực riêng, rất khó định ra tiêu chuẩn để mọi người tuân theo. Trong hôn nhân, mỗi người đều nỗ lực hết sức để yêu bạn đời hoặc để bạn đời yêu mình. Đối với họ yêu và được yêu bạn đời đã là hạnh phúc của hôn nhân.

Trên thực tế, việc thực hiện tổ chức cưới hỏi có thể xem là sự kiện để đánh dấu chính thức của cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, xét về mặt pháp luật thì không phải vậy, mối quan hệ hôn nhân đó được xác lập tính từ sau khi đã hoàn thành việc đăng ký kết hôn theo quy định. Theo đó, theo luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau về hôn nhân:

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ của hôn nhân và gia đình

– Hôn nhân cần sự tự nguyện bình đẳng, tiến bộ và một vợ một chồng

– Hôn nhân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ dù là hôn nhân giữa công dân Việt Nam mà tôn giáo, dân tộc, người theo tôn giáo – người không theo tôn giáo, công dân Việt Nam – người nước ngoài, người có tín ngưỡng – người không có tín ngưỡng

– Kế thừa cùng phát huy về truyền thống đạo đức tốt đẹp, văn hóa của dân tộc Việt Nam trong hôn nhân và gia đình.

[external_link offset=1]

– Có trách nhiệm hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi từ các cơ quan nhà nước, gia đình và xã hội để thực hiện quyền trong hôn nhân và gia đình; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; giúp đỡ bà mẹ có thể thực hiện tốt về chức năng cao quý từ người mẹ.

– Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con

Điều kiện để đăng ký kết hôn

Nam và nữ cần phải đáp ứng đủ điều kiện sau đây để có thể kết hôn:

+ Đối với nữ đủ 18 tuổi trở lên, còn nam phải đủ từ 20 tuổi trở lên,

+ Việc kết hôn sẽ do sự tự nguyện của hai bên là nam và nữ quyết định

+ Không thuộc trường hợp là người bị mất năng lực hành vi dân sự

+ Không thuộc một số trường hợp bị cấm kết hôn bao gồm:

Kết hôn, ly hôn giả tạo.

Cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.

Thực hiện việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người có cùng dòng máu trực hệ; giữa cha, mẹ nuôi cùng con nuôi; giữa người có họ tính trong phạm vi ba đời; giữa những người trước đó đã từng là cha chồng – con dâu, mẹ vợ – con rể, cha dượng – con riêng với vợ, cha mẹ nuôi – con nuôi, mẹ kế – con riêng chồng.

Người mà hiện đang có chồng,vợ mà lại kết hôn/chung sống như vợ chồng với người nào khác hoặc người mà chưa có chồng, vợ nhưng lại kết hôn hay chung sống với chồng vợ người khác đang có vợ, có chồng.

– Hôn nhân của những người cùng giới tính không được sự thừa nhận từ Nhà nước

Hôn nhân là gì? Quy định về hôn nhân?

Quy định Đăng ký kết hôn

– Việc đăng ký kết hôn sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thực hiện đúng theo quy định pháp luật hộ tịch và luật hôn nhân và gia đình.

 Nếu việc đăng ký kết hôn cần phải thực hiện theo quy định trên nếu không sẽ không có giá trị pháp lý.

[external_link offset=2]

– Khi vợ chồng đã thực hiện hoàn tất thủ tục ly hôn nếu muốn xác lập lại mối quan hệ vợ chồng thì vẫn phải đăng ký kết hôn.

Thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân và chấm dứt

Ngay tại khoản 13, điều 3, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể để giải đáp thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân là gì?

Thời kỳ hôn nhân được xác định là khoảng thời gian được tính từ ngày mà thực hiện đăng ký kết hôn đến ngày mà chấm dứt hôn nhân.

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Thời điểm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân được xác lập trong một trong những trường hợp như sau:

– Bị chấm dứt quan hệ hôn nhân tính từ khi quyết định, bản án ly hôn từ Tòa án mà có hiệu lực pháp luật (quy định tại điều 57 luật hôn nhân và gia đình 2014)

+ Theo đó, việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân có thể xảy ra một trong hai trường hợp là từ ý chí từ một phía người chồng/vợ hoặc từ ý chí từ của cả chồng và vợ tự nguyện.

+ Khi có bản án hoặc quyết định ly hôn từ tòa án có hiệu lực thì hai bên không có bất kỳ ràng buộc nào trong quan hệ hôn nhân, họ có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn với một cá nhân khác.

– Bị chấm dứt quan hệ hôn nhân tính từ thời điểm mà chồng hoặc vợ chết. Nếu người vợ hoặc người chồng chết mà thuộc trường hợp tòa án tuyên bố thì việc chấm dứt quan hệ hôn nhân tính từ ngày xác định chết ghi trong bản án hoặc quyết định từ Tòa án (quy định tại điều 65 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

+ Như vậy, tính từ thời điểm vợ hoặc chồng chết thì hôn nhân chấm dứt. Trong đó, chết có thể được hiểu là chết pháp lý hay chết sinh học.

Khi chết sinh học thì ngày chết là ngày ghi nhận trong giấy khai tử đồng thời là thời điểm bắt đầu chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu chết pháp lý chính là quyết định, bản án Tòa án tuyên bố chết có hiệu lực chính là thời điểm chấm dứt hôn nhân

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến hôn nhân là gì?, quy định của hôn nhân trong luật hôn nhân gia đình 2014. Mọi thắc mắc liên quan mời quý vị liên hệ qua tổng đài (852)3952 0100 để được giải đáp nhanh chóng nhất. [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
password là gì

Mật khẩu (Password) là gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng mật khẩu

Next Post
hanahaki là gì

Hanahaki là gì?

Related Posts