Hướng dẫn tăng RAM cho Android mà không hề ngốn pin

cách tăng ram

Dung lượng RAM thấp thường làm cho chiếc điện thoại của các bạn dễ bị giật, lag, khi chạy đa nhiệm không được mượt mà. Vậy nên, Tin tức ShopDunk sẽ chia sẻ đến bạn cách tăng RAM cho Android để khắc phục tình trạng này.

Không nói đến những thiết bị điện thoại “tốn tiền tốn của”, chúng tôi đang nhắc đến những điện thoại và máy tính bảng có bộ nhớ RAM khiêm tốn, không phân biệt nhãn hiệu như Nokia, Samsung, HTC, Sony, Lenovo cho đến các hãng không tên tuổi khác. RAM khiêm tốn khiến các thiết bị này hoạt động chậm chạp, khả năng hoạt động rất khiêm tốn, chạy đa nhiệm yếu… cài đặt được ít chương trình. Và còn khá nhiều những lý do cá nhân khiến cho người dùng nghĩ đến việc nâng cấp RAM cho điện thoại của mình.

[external_link_head]

Vậy thì, hãy cùng Tin tức ShopDunk theo dõi cách tăng RAM cho Android mà không gây tốn pin dưới đây nhé.

Cách tăng RAM cho Android không gây tốn pin

Trước khi thực hiện, bạn hãy vào mục cài đặt -> Bảo trì thiết bị -> Bộ nhớ để kiểm tra dung lượng RAM hiện tại của máy. Sau đó, bạn sẽ thực hiện cách tăng RAM cho Android như sau:

Bước 1: Bạn truy cập ứng dụng CH Play trên điện thoại và cài ứng dụng có tên là Developer Toolbelt.

Hướng dẫn tăng RAM cho Android mà không hề ngốn pin

[external_link offset=1]

Ứng dụng có tên là Developer Toolbelt.

Bước 2: Sau khi cài đặt xong, bạn mở ứng dụng ra nhé. Khi mở ứng dụng lên, nó sẽ ngay lập tức thông báo cho bạn dung lượng RAM của máy, dung lượng RAM đã sử dụng…

Để bắt đầu, bạn ấn vào Fill Memory và chờ khoảng 30 giây -> nhấn vào Stop. Ngay lực tức chúng ta sẽ nhận được con số rất ấn tượng về RAM còn trống (Free). Bây giờ nếu bạn tắt bớt đa nhiệm đi (nếu có), bạn sẽ còn thấy bất ngờ hơn vì RAM còn trống khá cao so với ban đầu.

Cách tăng RAM cho Android này cực kỳ tốt cho những bạn hay chơi game, hoặc thực hiện những tác vụ cần đồ họa, hoặc cần chạy đa nhiệm nhiều trên máy.

Để máy chạy nhanh hơn, ngoài cách tăng dung lượng RAM cho Android, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách tiết kiệm RAM.

Tham khảo: iPhone 12 pro max Chính hãng từ ShopDunk – Đại lý uỷ quyền Apple – Giá tốt

Cách tiết kiệm RAM trên thiết bị Android

1. Tắt các ứng dụng chạy ngầm

Một số ứng dụng khi bạn tải về máy có thể nó vẫn chạy mặc dù bạn đã thoát ra nó, điều này là nguyên nhân chủ yếu của việc làm tốc độ xử lí trở nên chậm hơn. Để khắc phục điều đó, bạn hãy tắt các ứng dụng chạy ngầm đi nhé.

2. Vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật

Đôi khi kết nối mạng wifi, đột nhiên bạn thấy có rất nhiều ứng dụng đang tải về máy của bạn. Đó chính là cơ chế tự động cập nhật ứng dụng khi có phiên bản mới của Google Play.

Tuy nhiên ứng dụng càng cập nhật tính năng thì sẽ càng nặng, do vậy nếu máy của bạn không quá dư giả RAM thì hãy đánh đổi tính năng lấy độ mượt mà của máy bằng cách tắt cập nhật ứng dụng.

[external_link offset=2]

3. Dùng phiên bản rút gọn của ứng dụng (Lite)

Một số ứng dụng như Facebook, Messenger, Youtube có dung lượng rất nặng và khi hoạt động thì lấy đi rất nhiều tài nguyên của RAM, vì vậy việc dùng bản thu gọn là một trong những cách giúp hạn chế sự tiêu tốn RAM trên thiết bị của bạn.

4. Xóa những ứng dụng không cần thiết

Sau khi đã tạo ra bản sao thu gọn của các ứng dụng trong máy thì đồng thời bạn cũng nên xóa ứng dụng gốc để tiết kiệm bộ nhớ. Các ứng dụng như Facebook, Messenger… hầu hết đều chạy ngầm và âm thầm tốn RAM điện thoại. Một số ứng dụng không thể xóa thì bạn có thể tắt chúng đi.

5 . Hạn chế sử dụng Widget và hình nền động

Sử dụng Widget cũng như các loại hình nền động cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu tốn RAM vì đây là những thành phần bắt buộc chạy ngầm liên tục.

Để khắc phục các điều đó, bạn cần hạn chế sử dụng các Widget chỉ để cho đẹp mắt mà thay vào đó là các Widget cần thiết. Bên cạnh đó bạn nên thay các ảnh động này bằng các ảnh tĩnh phẳng.

Như vậy, Tin tức ShopDunk vừa giới thiệu đến bạn cách tiết kiệm và tăng RAM cho Android, bạn có thể áp dụng để thiết bị của mình chạy mượt mà. Đồng thời, bạn có thể xem video hướng dẫn tăng RAM cho Android để hiểu hơn nhé.

Xem thêm:

  • Tất tần tật về Snapseed công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh nhất hiện nay
  • Các cách bảo mật toàn bộ Zalo để không bị theo dõi
  • Hướng dẫn download nhiều ảnh từ Google Photos về điện thoại, máy tính
  • Thông số kỹ thuật và cấu hình: iPhone Xs và iPhone Xs Max

[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
không thấy bluetooth trong device manager

6 cách sửa lỗi Bluetooth không có trong Device Manager trên Windows 10, 8.1, 8, 7, XP, Vista

Next Post
chia sẻ hay chia sẽ

Chia sẻ hay Chia sẽ hay Chia xẻ là đúng chính tả

Related Posts