Nghị luận lòng yêu nước (21 mẫu)

lòng yêu nước là gì

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lòng yêu nước gồm 2 dàn ý chi tiết kèm theo 22 bài nghị luận lòng yêu nước ngắn gọn & đầy đủ, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, tích lũy vốn từ để viết văn nghị luận ngày một hay hơn.

Nghị luận lòng yêu nước (21 mẫu)

[external_link_head]

Với 22 bài văn nghị luận lòng yêu nước này, giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lòng yêu nước, thêm nhiều ý tưởng mới khi viết văn nghị luận xã hội lớp 9. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Mục lục

TOP 22 bài nghị luận lòng yêu nước ngắn gọn

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lòng yêu nước (2 mẫu)
  • Đoạn văn nghị luận xã hội về lòng yêu nước
  • Nghị luận xã hội về lòng yêu nước ngắn gọn (3 mẫu)
  • Nghị luận xã hội về lòng yêu nước đầy đủ (17 mẫu)
  • Nghị luận về tinh thần yêu nước

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Dàn ý chi tiết số 1

I. Mở bài:

  • Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ
  • Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
  • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kỳ chiến tranh

  • Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
  • Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
  • Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
  • Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
  • Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
  • Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

* Thời kỳ hòa bình

  • Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
  • Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
  • Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
  • Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
  • Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.

3. Vai trò của lòng yêu nước

  • Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
  • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

  • Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
  • Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
  • Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.

Dàn ý chi tiết số 2

1. Mở bài: giới thiệu lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống.
  • Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

2. Thân bài 

Luận điểm 1: Giải thích thế nào là lòng yêu nước?

  • Lòng yêu nước là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.

Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng yêu nước

– Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:

  • Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
  • Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…
  • Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…

– Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:

  • Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
  • Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
  • Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
  • Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…

Luận điểm 3: Vai trò của lòng yêu nước

  • Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
  • Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
  • Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
  • Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
  • Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.

Luận điểm 4: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay

  • Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…
  • Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…
  • Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…
  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
  • Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

* Bàn bạc, mở rộng vấn đề

  • Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.

3. Kết bài 

  • Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
  • Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.

Đoạn văn nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước ngắn gọn

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 1

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 2

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 3

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:

Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời

Khi bàn về lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm. Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của con người Việt Nam. Yêu nước luôn gắn với tinh thần trách nhiệm, yêu nước là cùng gánh vác nhiệm vụ của non sông, đất nước, yêu nước là hành động vì Tổ quốc, đất nước ấy. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ.

Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Để phát huy được tinh thần trách nhiệm với đất nước, chúng ta cần học tập và rèn luyện tốt để cống hiến trí tuệ và sức lực, có lối sống lành mạnh sẵn sàng ra đi khi Tổ quốc cần. Lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm là cần thiết cho mọi thời đại chứ không phải một thời điểm hay khoảnh khắc, phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần trách nhiệm là phát huy văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước đầy đủ

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 1

Không có gì cao quý và thiêng liêng hơn tình yêu tổ quốc (đất nước). Từ nghìn năm xưa, cha ông ta, bằng sức lao động bền bỉ đã từng bước xây dựng, bồi đắp biên cương, bờ cõi và không tiếc máu xương kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm suốt mấy nghìn năm để làm nên đất nước. Bởi thế, bổn phận của chúng ta là phải sống có lòng yêu nước, đem sức mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.

Tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng. Nó bao gồm những tình cảm như: niềm tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn được cống hiến hết mình cho quê hương đất nước, cho đi mà không cần báo đáp hay nhận lại, khát vọng duy trì, giữ gìn nền hoà bình của dân tộc và độc lập của đất nước.

Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Hiện tại, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm xây dựng đất nước và giữ gìn nền hòa bình dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

Lòng yêu nước là tình cảm cần phải có trong mỗi con người. Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay.

Sống có lòng yêu nước sẽ làm giàu đẹp thêm cho tâm hồn của mỗi người. Người có lòng yêu nước sẽ được mọi người xung quanh trân trọng, nể phục. Chính tình yêu nước là yếu tố khơi bừng lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến của con người. Bảo vệ đất nước, làm cho đất nước giàu đẹp trở thành niềm tự hào của con người, nhất là đối với tuổi trẻ, những con người giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. người sống vì đất nước, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội luôn được người khác yêu quý, ca ngợi và tôn vinh.

Mỗi người đều yêu nước, góp một phần dù nhỏ bé để xây dựng đất nước, đem lại lợi ích cho đất nước, cho cộng đồng, làm quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, lớn mạnh. Đất nước là một ngôi nhà chung. Đất nước có bình yên và lớn mạnh hay không chính là do mỗi cá nhân biết xây dựng.

Nếu cá nhân không có lòng yêu nước, nghĩa là không tiếp nối truyền thống của dân tộc, sống ngoài dòng chảy chung của muôn người, tâm hồn người đó sẽ trở nên khô khan. Người không có lòng yêu nước sẽ trở nên lạc lõng với những người xung quanh. Đó là những người ích kỷ, không muốn góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những người như thế thật đáng lên án.

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đạt nhiều thành tựu rực rỡ, từng bước đưa đất nước đi lên. Quá trình hợp tác, giao lưu, buôn bán với các nước được xúc tiến mạnh mẽ. Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng tốt đẹp. Để tiếp tục phát huy những thành tựu và giá trị đó, rất cần sự đóng góp của toàn thể nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ ngày nay. Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động.

Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng tuổi trẻ tích cực, năng động và yêu nước, vẫn còn có một số người đã và đang có những nhận thức và hành động không đúng đắn, thiếu trách nhiệm với đất nước. Nhiều bạn trẻ vẫn tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan, trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Họ cho đó là chuyện “quốc gia đại sự”, chuyện của những người làm nhiệm vụ chuyên trách, không liên quan đến mình. Hay một vài người hiện nay trở nên lúng túng không biết nên làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước trước hoàn cảnh của quốc gia, dẫn đến những hành động sai trái, thiếu suy nghĩ.

Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh.

Lòng yêu nước ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 2

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Lòn yêu nước là một trong những tình cảm cao quý nhất, cần thiết nhất đối với mỗi con người.

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.

Mỗi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt rốn. Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu Tổ quốc. Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học, kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo. Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã xây dựng được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật.

[external_link offset=1]

Mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước lớn mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình. Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập, tự do. Nối tiếp truyền thống đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già. Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành… Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội.

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 3

Cuộc đời mỗi con người bao giờ cũng gắn liền với một quê hương, xứ sở, một đất nước. Có thể nào sống giữa xứ sở, quê hương đó mà không hề gắn bó, yêu thương? Ngày bé thơ, chúng ta còn ngây ngô chưa hiểu:

“Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

Nhưng khi đã lớn khôn, có lẽ ai cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu đất nước trong mình.

Đất Nước – hai tiếng ấy gợi nhắc chúng ta biết bao điều thiêng liêng, ấm áp. Tổ tiên, nguồn cội chúng ta ở đâu? Chúng ta sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi ở đâu? Nơi nào cho ta cuộc sống của chính bản thân mình?

Đó chính là Đất Nước. Yêu nước, yêu Tổ quốc là tình cảm quý báu luôn thường trực trong mỗi trái tim Việt Nam. Tự nó đã đan dệt thành lịch sử, và có thể nói, lịch sử dân tộc Việt cũng chính là lịch sử của lòng yêu nước. Tình yêu đất nước là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa con người với quê hương, dân tộc. Nó không chỉ là sự cố kết giữa con người với nơi “chôn nhau cắt rốn”, với mảnh đất mình sinh ra, lớn lên mà nó còn là sự giao kết giữa tâm hồn mỗi người dân với linh hồn dân tộc.

Nếu đột nhiên có ai đó hỏi bạn có yêu nước không? Hãy tự tin trả lời bằng một câu khẳng định, bởi lẽ yêu nước không nhất thiết là cầm súng, gươm tranh đấu với kẻ thù. Thời bình người ta thể hiện lòng yêu nước khác với thời chiến.

Thời phong kiến yêu nước là phải gắn liền với “trung quân”, “tề gia trị quốc” thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với yêu lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tình yêu đất nước như một viên đá ngũ sắc, mỗi cạnh mỗi mặt của nó có một màn lung linh khác nhau. Mỗi thời đại sẽ làm cho viên đá đó mang những màu sắc khác biệt.

Khi bạn say mê trước một thắng cảnh của đất nước, khi bạn tích cực bình chọn để Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới hiện đại hay khi bạn biết và trăn trở trước vấn đề biển Đông – một trong những vấn đề đang từng ngày, từng giờ nóng dần trên các diễn đàn, trang mạng hay báo chí và cầm bút để viết lên những dòng cảm xúc của mình để gửi đến Trường Sa thân yêu… thì chính lúc đó tình yêu đất nước trong bạn đang hiện rõ. Khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, khi các nhà Thơ mới viết những câu thơ, bài thơ thật hay ngợi ca vẻ đẹp quê hương Việt Nam, đó cũng đúng là lúc cảm hứng nghệ thuật của các nghệ sĩ đang thăng hoa trong tình yêu đất nước. Không yêu, không gắn bó với mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, làm sao cụ Tam Nguyên có thế viết chùm thơ thu tuyệt bút, phác nên khung cảnh tuyệt đẹp của miền quê Việt Nam:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

(Thu điếu)

Nếu chỉ thuần túy là tài năng, liệu rằng nữ sĩ Anh Thơ có thể phát được bức họa thiên nhiên bằng ngôn từ đẹp thế này:

Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ

Bầy sáo đen sà xuống mổ vu vơ

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

(Chiều xuân)

Yêu thiên nhiên chính là biểu hiện của lòng yêu nước – một biểu hiện không cầu kì, ồn ào mà hết sức giản dị, tự nhiên.

Nhưng tình yêu đất nước không chỉ được đan dệt bằng tình yêu thiên nhiên. Yêu nước còn được biểu hiện bằng niềm tự hào dân tộc. Người Việt Nam có rất nhiều điều đáng tự hào về quê hương, đất nước mình. Chúng ta vẫn nhắc lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều câu chuyện, nhiều áng văn thơ ngợi ca tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân, dân tộc. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng, nghĩa sĩ, chiến sĩ đã đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc… Niềm tự hào không chỉ in dấu trong các chiến công oanh liệt mà còn in đậm ở truyền thống văn hoá. Đọc Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc bắt gặp rất nhiều di tích văn hoá – lịch sử lâu đời của dân tộc: những ngôi chùa, mái đình, những làng nghề cổ truyền… Gắn với mỗi di tích ấy là bao truyền thuyết lịch sử, lễ hội đầu xuân, lời ca điệu hát truyền lại từ đời này sang đời khác… Mạch thơ tuôn trào không đứt cùng với niềm tự hào khốn tả:

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Càng yêu mến, càng tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú bao nhiêu, người Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán nước bấy nhiêu. Đất nước bốn nghìn tuổi cũng là đất nước bốn nghìn năm kiên cường đấu tranh giữ nước:

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.

(Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)

Bốn nghìn năm đó biết bao người đã ngã xuống “Để Đất Nước này là đất Nước của nhân dân”. Hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng gốc lúa, bờ tre cho Tổ quốc, ý chí chiến đấu đó đã đưa mỗi người con đất Việt đi tới chiến thắng trước mọi bè lũ xâm lăng hung hãn nhất.

Đất nước hoà bình, “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” viên ngũ sắc yêu nước lại mang sắc màu lung linh khác. Ý thức về vận mệnh dân tộc vẫn được giương cao nhưng mỗi người tự khắc nhận thức được vai trò của minh đối với sự nghiệp canh tân đất nước. Học sinh thi đua học tốt, giáo viên thi đua dạy tốt, nông dân thi đua canh tác vụ mùa bội thu, công nhân thi đua lao động sản xuất, các chiến sĩ nơi biên thùy vẫn chắc tay súng… Ai ai cũng cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé trong công cuộc dựng xây đất nước. Những huy chương từ các cuộc thi Olympic Vật lý, Toán học quốc tế, từ các đại hội thể thao khu vực, những thành tựu trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật… các năm gần đây chẳng phải được xây dựng nên từ lòng yêu nước, từ ý chí, tinh thần chiến đấu, lao động vì màu cờ sắc áo của dân tộc sao? Đất nước bốn nghìn năm tuổi nhưng ngày càng trẻ ra, ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Đó là nhờ bao bàn tay yêu nước không ngừng chung sức đắp xây đất nước. Sự nỗ lực của mỗi cá nhân đã góp phần vinh danh cho dân tộc, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.

Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na, yêu đất nước là yêu tất cả những gì đẹp đẽ thuộc về xứ sở quê hương, là không ngừng giữ gìn, xây đắp cho tổ quốc thêm giàu mạnh, là không ngừng chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác có nguy cơ xâm hại đến quốc; gia…

Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống.

Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc.

Nhận thức được sức mạnh của tình yêu đất nước, mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định cho mình ý thức bồi dưỡng tình cảm đó. Với nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, anh “tự nguyện” dâng hiến cuộc đời mình: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Tất nhiên, chết cho quê hương là cách nói hình ảnh, thể hiện sự cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Thế hệ trẻ chúng ta có muôn vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí trong tay chúng ta là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì để chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha anh. Không có lý do gì để chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập của mình. Không có lý do gì để chúng ta không làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì để chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang nảy nở trong cuộc sống hôm nay.

Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn – đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” – lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỷ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 4

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho những dòng sông đỏ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 5

Đất nước ta luôn được nhìn nhận là một đất nước có nhiều điều kì diệu. Dân tộc ta đã phải trải qua cả một quãng lịch sử dài đằng đẵng thấm đẫm máu và nước mắt để bảo vệ cho được sự độc lập, dân chủ cho quốc gia, và cuối cùng đã vượt qua một cách hết sức huy hoàng, đó chính là nhờ sức mạnh của tình yêu nước. Tình yêu nước của nhân dân ta là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng và đáng được phát huy rất nhiều.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương nơi mình sinh ra, trưởng thành, suy nghĩ rộng là đất nước với đồng bào dân tộc trân quý. Tình cảm ấy thiêng liêng vô ngần, yêu gia đình, yêu làng quê, yêu núi sông, yêu những người dân đất nước để rồi sống một cuộc đời đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực những ước mong cho đất nước mình những ngày thanh bình, ngày càng phồn thịnh, phát triển

Tình cảm ấy gần gũi, bình dị và thân thuộc vô cùng. Nó đến với tư tưởng mỗi người một cách rất tự nhiên, trong ý thức và những hành động bộc phát nhưng rất lý tính của con người. Dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc anh hùng. Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước thì quá nửa chìm đắm trong nạn binh đao với những sự chết chóc, biệt ly, tang thương vô cùng. Tuy nhiên, đau khổ đến bao nhiêu cũng không khiến cho nhân dân ta lùi bước, bằng tinh thần đoàn kết và sức mạnh tinh thần. Như trong tác phẩm “Tình thần yêu nước của nhân dân ta”, bác Hồ kính yêu, vị cha già vĩ đại của dân tộc ta đã có nhiều lời khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc”.

Thật vậy, biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được hiển hiện rất rõ nét trong đời sống, nó nằm ngay trong ý thức và hành động của mỗi con người Việt. Trong thời chiến, đó là hàng triệu trái tim từ các cụ già tóc bạc phơ đến những đứa trẻ tuổi đời còn rất nhỏ, thanh niên, kiều bào nước ngoài ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, một lòng hướng tới lý tưởng kiên quyết đấu tranh vì lý tưởng độc lập, hòa bình cho đất nước. Hậu phương có những người phụ nữ bản lĩnh với tám chữ vàng “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” thi đua tăng gia sản xuất, góp công sức sản xuất lương thực, thực phẩm gửi vào hậu phương chi viện cho bộ đội. Trên khắp các chiến trường, là những chiến sĩ anh hùng, quả cảm, luôn suy nghĩ về lợi ích cộng đồng hơn là những tình cảm cá nhân. Lòng yêu nước ấy mang giá trị to lớn vô cùng, sức mạnh của nó thật sự rất khủng khiếp, chính điều đó đã làm nên thương hiệu của một dân tộc anh hùng khi một đất nước nhỏ bé và lạc hậu đã đánh thắng, đã chiến thắng một cách oanh liệt kẻ thù hung bạo với vũ khí trang bị tối tân, hiện đại vô cùng.

Không chỉ trong thời chiến, mà ngay trong thời đại hòa bình này, tinh thần yêu nước cũng được biểu hiện một cách rất rõ rệt. Lòng yêu nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê nơi chôn rau cắt rốn của mình, yêu thương con người đồng loại, cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh. Lòng yêu con người đất nước, yêu hương cũng là một trong những biểu hiện của tình yêu đất nước. Chúng ta sinh ra và lớn lên là nhờ công ơn sinh thành và dưỡng dục của gia đình, người thân bạn bè, vùng đất nơi tạo không gian sống và trải nghiệm. Đôi khi tình yêu nước còn được biểu hiện ở những điều hết sức bình dị, giản đơn nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc vô cùng.

Lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện ở tấm lòng của mọi người dân đất nước hướng về nhau, nghĩ về nhau, luôn quan tâm, giúp đỡ cho nhau. Những hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, các cụ già neo đơn, bệnh nhân, những người có công với cách mạng…luôn được xã hội, cộng đồng quan tâm rất nhiều.

Đất nước có thể phát triển, vươn cao, vươn xa hay không là cũng nhờ sự cống hiến, xây dựng của những con người dân tộc. Và lòng yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong hướng mục tiêu này. Lòng yêu nước là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người, cho sự phát triển chung của một đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 6

Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm chống lại những cuộc xâm lăng vô nghĩa, lập nên những trang sử oai hùng. Trong rất nhiều những yếu tố góp nên thành công ấy, chúng ta phải kể đến lòng yêu nước dạt dào trong mỗi trái tim của người con đất Việt. Giờ đây, khi đất nước đứng trước những thử thách mới của một thời đại phát triển, lòng yêu nước được thể hiện như thế nào?

Thật vậy, lòng yêu nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một đất nước. Ta hiểu đơn giản lòng yêu nước chính là việc yêu những thứ nhỏ bé, giản dị, bình thường của quê hương đất nước. Những hàng tre xanh, dòng sông, xóm làng,… Từ những cái nhỏ bé ấy đã giúp chúng ta thêm yêu và gắn bó hơn với quê hương và đất nước của mình. Con người dù đi đến đâu, về đâu đều hướng về đất nước, quê hương. Quê hương, đất nước không chỉ là nơi dạy dỗ cho chúng ta nên người, mà còn mang đến những điều thú vị, dạy chúng ta từng bước đi vững chắc trong cuộc sống. Vì vậy đất nước luôn để lại một ấn tượng cho mỗi con người, làm cho mọi người yêu đất nước hơn. Những con người có lòng yêu nước luôn chất chứa những tình cảm đẹp đẽ, hướng về đất nước và ra sức để giúp cho đất nước ngày càng phồn vinh. Những con người đó luôn tự hào về đất nước.

Quê hương đất nước là bàn đạp giúp con người đạt được những thành công. Ngay từ khi còn bé, mỗi người dân Việt Nam đều đã được cha mẹ xây dựng và phát triển tinh thần yêu nước từ những giai điệu, lời hát, lời ru à ơi… Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự du nhập của những giá trị văn hóa trên thế giới, những truyền thống dân tộc bị mai một và bị biến đổi; nhưng truyền thống yêu nước của dân tộc sẽ không bao giờ bị thay đổi, nó như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong tâm hồn mỗi con người và khi có điều kiện hoàn cảnh, thử thách sẽ được bùng cháy. Trong thời gian vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những người con đất Việt ở khắp mọi miền đất nước và ở hải ngoại đã bộc lộ rõ lòng yêu nước luôn luôn bùng cháy trong tâm hồn họ. Họ đoàn kết lại, chung lòng phản đối mãnh liệt hành động sai trái và tư tưởng lệch lạc của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, trong những ngày qua, trên các trang mạng đang xuất hiện những lời kêu gọi mọi người tiến hành đấu tranh, xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Tuy nhiên một số kẻ cơ hội, lợi dụng điều đó để thực hiện ý đồ bẩn thỉu của chúng thành những cuộc biểu tình chống chính quyền. Đây chính là những âm mưu thủ đoạn dơ bẩn, đáng lên án, những kẻ này đã lợi dụng lòng yêu nước của mọi người, một tình cảm thiêng liêng và đã làm nhơ bẩn nó.

Tóm lại, chúng ta cần phải luôn cảnh giác với những hành động này và tránh xa nó. Cần phải thể hiện lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ. Và bản thân tôi cũng phải nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước cho bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 7

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta, đã có biết bao tấm gương anh hùng dám liều mình đứng lên chống lại bọn giặc xâm lược mang lại hạnh phúc, vinh quang cho đất nước. Trong số đó ta có thể kể đến các anh hùng như: Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo,… Đó là những tấm gương hy sinh anh dũng cho đất nước trọn một niềm vui hòa bình. Để có thể đánh thắng được lũ giặc bạo tàn, ngoài sự mưu trí, dũng lược thì lòng yêu nước sâu sắc là một trong những sức mạnh.

Vậy lòng yêu nước có nghĩa là gì? Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, quý báu mà bất cứ người dân nào cũng có đối với đất nước mà mình đang sinh sống, tồn tại. Và tình cảm thiêng liêng đó được trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả trong những giai đoạn lịch sử dân tộc phải gồng mình trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ở đất nước Việt Nam chúng ta, bất cứ người dân nào cũng luôn tồn tại lòng yêu nước mãnh liệt. Cụ thể là khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan xuống vùng biển của Việt Nam thì trong tim của mỗi con người Việt trỗi dậy một nỗi bất bình mạnh mẽ, tạo thành một làn sóng phản đối quyết liệt đối với hành vi, ứng xử không đúng đắn đó. Đâu đâu tại Việt Nam cũng như trên thế giới, hễ là người Việt Nam đều nêu cao tinh thần yêu nước và phản đối Trung Quốc. Hay những thanh niên hiện nay đủ tuổi phải thực thi lệnh gọi Nghĩa vụ quân sự luôn hăng hái, xung phong, xung kích lên đường thực hiện nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng của mình. Dù chúng ta đang sống trong thời bình, nhưng không có nghĩa là chúng ta lơ là với bất kì hành động khiêu khích nào, chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn có kế hoạch xây dựng, củng cố quốc phòng vững mạnh, chắc chắn, là lực lượng tiên phong để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và đất nước Việt Nam ngày càng vững bền. Đó chính là những hành động của lòng yêu nước sâu sắc.

Thế nhưng ở đâu đó vẫn còn những con người không có lòng yêu nước. Những con người này chỉ vì lợi ích cá nhân, mờ mắt vì tiền của, bị mua chuộc, bị dụ dỗ, ý thức bản thân chưa cao mà có những hành động phản bội lại đất nước của mình như: kích động người dân phản đối các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta, phát tờ truyền đơn phản động, gây mất an ninh trật tự công cộng,… gây bất ổn trong lòng dân. Những kẻ này cần phải bị lên án, trừng trị đích đáng theo pháp luật.

Nói tóm lại, trong mỗi con người Việt Nam ta đều sẵn sàng một lòng yêu nước sâu sắc. Chỉ có một số ít người vì hám lợi mà bán rẻ đất nước. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ học tập thật tốt, là con ngoan trò giỏi để mai sau thành tài góp công xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh để xứng danh với các cường quốc năm châu bốn bể.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 8

Văn hào Nga Ylia Erenbua đã từng viết trong một bài luận văn nổi tiếng Lòng yêu nước: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Đó là người Nga yêu nước Nga, nhưng nguồn cội của tình yêu nước thì vẫn vậy, dù cái cụ thể cho tình yêu này trao gửi có khác với Việt Nam ta. Nhưng người Việt Nam, thì “Lòng yêu nước ban đầu…” có thể sẽ là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa….

Cứ nghĩ xem, 4.000 năm qua từ thuở vua Hùng dựng nước, ông cha ta đây để lại những biểu tượng gì cho cháu con gửi vào đó lòng yêu nước sâu sắc nhất? Vua Hùng đã đi cày ruộng, và người dân ở thời đại Hùng Vương đã biết trồng lúa nước. Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng và bánh dầy, biểu tượng cho trời đất, nhưng cũng là biểu tượng cho làng quê trồng lúa nước. Và cao hơn, là biểu tượng cho lòng tôn kính, yêu thương và biết ơn với tổ tiên, các đấng sinh thành ra mình. Yêu cha mẹ, yêu ông bà, yêu tổ tiên cũng là bắt đầu cho tình yêu Tổ quốc. Cây lúa, chân ruộng chính là cái mà mười tám vua Hùng để lại cho muôn đời con cháu. Nước ta có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng không thể, không bao giờ được để mất những biểu tượng, những hình ảnh của làng quê đã hình thành từ thời các vua Hùng.

Các dân tộc Việt Nam đa tôn giáo, nhưng người Việt có một tập tục thành kính và tuyệt đẹp, đó là tục thờ cúng ông bà. Mỗi khi chúng ta thắp nén hương trên bàn thờ các vua Hùng, trước bàn thờ tổ tiên ông bà, tự nhiên có cảm giác trong huyết quản ta đang lưu chuyển dòng máu Việt tự nghìn năm, và ta lại có phút thanh thản để tự soi xét mình và để nhận những lời di huấn thiêng liêng từ tổ tiên ông bà: phải sống làm sao cho có nghĩa có nhân, cho ra một con người thuộc dòng giống Lạc Việt. Niềm tự hào chỉ đưa ta đi lạc hướng một khi ta không biết mình tự hào về cái gì. Còn khi đã xác định, thì niềm tự hào là con cháu vua Hùng, là người Việt mãi mãi là niềm tự hào chính đáng. Không phải để hơn thua với ai, mà để tự tin vào những gì tốt đẹp mà mình đã được nhận, được trao truyền trong suốt cuộc đời này. Từ các vua Hùng, từ lũy tre xanh, từ ruộng tỏa mùi bùn non:

“Cứ gì mùi thơm mới khiến nhớ lâu

khi bùn non nối đời anh với đất

khi bàn chân dẫm gai cào đá sắc

là để cho bùn ruộng nhuyễn hơn thôi

cho đồng ta lúa chạy ngút chân trời

và gân lại dáng mẹ hiền xuống mạ”

Những câu thơ này được viết trong chiến tranh, cách đây đã 40 năm. Và hôm nay xin dâng mây câu thơ mộc mạc này trong ngày Quốc giỗ, như một lý giải đơn sơ về cội nguồn lòng yêu nước.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 9

Ai quên cho được mái tranh nâu

Luống đất bờ ao với nhịp cầu

Mồ mả ông chôn giữa đất

Lòng người, lòng đất cảm thông nhau.

(Tình quê tình nước, Kiên Giang)

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nói: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển” cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại. Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu, mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thể nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được”. Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê. Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quốc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân:

“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

Chỉ biết quên mình cho hết thảy.

Như dòng sông chảy phù sa”

(Bác ơi – Tố Hữu)

Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông…

Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tổ quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.

“Ai yêu nước Việt hơn người Việt

Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”.

(Tình quê tình nước, Kiên Giang)

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình? Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.

Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh. Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 10

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Điều ấy được thể hiện qua biết bao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ bờ cõi đất nước của cha ông. Nhưng không phải cứ trực tiếp cầm súng chiến đấu nơi chiến trường mới gọi là yêu nước. Lòng yêu nước còn thể hiện qua rất nhiều hành động cụ thể có ích cho đời, quê hương dân tộc. Chính vì thế trong thời bình ta vẫn có thể biểu hiện lòng yêu nước qua những cách thể hiện riêng. Vậy lòng yêu nước là gì?

Lòng yêu nước nghĩa là tuyệt đối trung thành với đất nước tự hào về quê hương đồng bào, đề cao những giá trị văn hóa dân tộc. Có rất nhiều cách biểu hiện lòng yêu nước tùy vào mỗi người mà thể hiện khác nhau. Theo cá nhân riêng tôi lòng yêu nước là ta biết yêu thương những người xung quanh, mở rộng trái tim mình. Chỉ cần hành động nhỏ nhặt: cho tiền người ăn xin, san sẻ quần áo cũ cho người khó khăn hơn mình, giúp đỡ cô lao công khi thấy rác tự động nhặt lên bỏ vào thùng. Đôi khi những việc làm nhỏ nhặt như vậy sẽ khiến cuộc sống bạn trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao. Lòng yêu nước có khi đơn giản thế thôi. Ngoài ra lòng yêu nước còn thể hiện qua hành động gắng sức học tập, sau này lớn lên trở thành những kỹ sư, bác sĩ xây công trình đất nước, giúp đỡ người khốn khổ. Không những ta phải gắng sức học tập, yêu thương đồng bào đất nước mà còn phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của đảng và nhà nước cùng nhau đoàn kết khi đất nước gặp lâm nguy. Tiêu biểu vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam. Trước tình hình này mỗi công dân Việt Nam nhất là các bạn trẻ phải có những hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước cập nhật thông tin thời sự, hướng ra biển Đông, kêu gọi quyên góp. Thế nhưng đáng thất vọng thay những người như Phương Uyên, Trương Duy Nhất, tưởng chừng những hành động bản thân là thể hiện lòng yêu nước. Nhưng không, cả xã hội gay gắt lên án vì những hành động đó. Hành động của họ gây tác động xấu đến mọi người đặc biệt thế hệ trẻ. Họ sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng bên cạnh vẫn còn rất nhiều người mỗi lần nhắc đến là niềm tự hào Việt Nam. Điển hình như anh Phạm Tuấn Duy đạt huy chương vàng toàn quốc tế IMO 2 năm liên tiếp được so sánh là thế hệ đầy triển vọng sau giáo sư Ngô Bảo Châu. Và còn nữa đâu đó rất nhiều tấm gương yêu nước mà ta vẫn chưa được biết đến.

Nói tóm lại suy nghĩ về lòng yêu nước và cách thể hiện lòng yêu nước trong thời bình của mỗi người tuy khác nhau nhưng đều chung mục đích muôn đất nước được trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế là những học sinh – chủ nhân tương lai đất nước chúng ta phải ra sức trau dồi học tập song song với đạo đức tốt để góp chút sức lực nhỏ bé vào công cuộc phát triển đất nước giúp nước nhà ngày càng đi lên, vững bền.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 11

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

[external_link offset=2]

Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hy sinh quên mình của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió, là sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hy sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nối chắp cánh hy vọng cho những thế hệ tương lai.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 12

Yêu nước – đó là cội nguồn của dân tộc. Từ thuở cha ông còn dựng nước, giữ nước đến thời nay hòa bình dựng xây đất nước, tinh thần yêu nước của ta vẫn còn vẹn nguyên. Ta yêu nước theo những cách riêng phù hợp với từng thời điểm. Bởi thực sự tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn thiết tha vô cùng.

Ta có từng tự hỏi tinh thần yêu nước là gì hay không? Tinh thần yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Nói về tinh thần yêu nước, đó không phải những gì cao xa, xa vời mà gần gũi giản dị vô cùng. Một câu nói : “Tôi yêu nước tôi” là tinh thần yêu nước. Một ủng hộ nhỏ cho các bạn vùng cao cũng là yêu nước. Yêu nước đơn giản thế thôi, giản dị vậy thôi, nó gần gũi với chúng ta hàng ngày hàng giờ.

Từng thời kỳ chúng ta có tinh thần yêu nước khác nhau. Trong quá khứ, nhân dân ta yêu nước bằng việc bảo vệ hoà bình đất nước. Có rất nhiều con người hi sinh vì tổ quốc để giữ từng tấc đất, từng biển đảo của dân tộc: từ những vị vua anh minh dựng nước An Dương Vương, Ngô Quyền, từ những vị tướng tài giỏi chỉ đạo cả một đội quân Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, đến những thi sĩ dùng văn chương thể hiện tinh thần yêu nước như Nguyễn Trãi, đến những anh hùng cứu quốc Võ Thị Sáu,… những anh bộ đội cụ hồ không màng khổ, khó khăn và không thể thiếu sức dân, sự đoàn kết của nhân dân ta- một minh chứng to lớn của tinh thần yêu nước.

Thời chiến tranh máu lửa qua đi, khi đất nước hoà bình, từng phút từng giây từng giờ quanh chúng ta đang có những con người đang ngày đêm nỗ lực học tập để góp phần xây dựng tổ quốc: những bác thợ xây ngày ngày chăm chỉ làm việc xây nên những toà nhà vững chãi, những cô giáo chăm chỉ dạy dỗ học trò giúp đất nước có những nhân tài,… Từng tháng từng năm đang có những con người mang vinh quang, tự hào về cho đất nước. U23 Việt Nam đi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang. Giáo sư Ngô Bảo Châu ghi danh trên quốc tế để khẳng định tài năng Việt Nam… Đúng vậy, đó là những hành động chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Chúng ta là những con người của quê hương, chúng ta lớn lên nhờ có quê hương. Nếu không có quê hương,có đất nước có lẽ sẽ chẳng có chúng ta. Bởi vậy tinh thần yêu nước thấm sâu vào ta từ thuở còn nhỏ. Nó tự nhiên mà thấm nhuần vào ta. Tinh thần ấy cứ theo ta từ nhỏ đến lớn và ngày ngày lớn mạnh hơn, nở rộ hơn.

Nghĩ về tinh thần yêu nước nhiều người nghĩ rằng chỉ khi cầm súng chiến đấu, chỉ khi đứng dậy giết giặc ngoại xâm mới yêu nước. Nhưng thực sự yêu nước không chỉ là những điều to tát ấy. Tinh thần yêu nước luôn luôn thường trực trong chúng ta. Ta đi làm, đi học là góp phần dựng xây đất nước phát triển. Chúng ta cổ vũ những hoạt động của cả đất nước như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền trên sân đấu quốc tế, đó cũng là yêu nước. Chúng ta gìn giữ văn hoá lịch sử cũng là tinh thần yêu nước.

Chúng ta là những người trẻ, là mầm non của đất nước, bởi thế chúng ta có những cách thể hiện tinh thần yêu nước khác nhau. Nhưng trước hết phải như lời Bác dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn của công học tập của các cháu.” Học tập chính là cội nguồn đầu tiên của đóng góp dựng xây đất nước. Học tập giúp ta đóng góp nhân tài, đóng góp tài năng cho đất nước. Chúng ta không chỉ có học tập mà chúng ta phải biết thực hiện những hành động nhỏ nhất yêu thương mọi người xung quanh, sẻ chia những nỗi buồn và niềm vui cùng mọi người.

Chúng ta- những mầm non của đất nước, hãy chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn luôn bùng cháy, luôn luôn hiện hữu.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 13

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân ta.” Chẳng phải tự nhiên mà Người lại nói vậy, cứ mỗi khi nhắc đến Việt Nam, có lẽ mọi người lại nghĩ đến một dân tộc nhỏ bé mà kiên cường. Dân tộc ấy đã giành được độc lập và giờ đây đang là một quốc gia với nhiều tiềm năng phát triển. Để có được điều đó chính là nhờ sự đoàn kết quyết tâm của toàn dân tộc và hơn hết đó là lòng yêu nước – tình yêu mà mỗi người dân Việt Nam đều có từ khi được sinh ra đối với quê hương mình.

“Lòng yêu nước” là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua những hành động thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược: Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao? Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnh đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận “Điện Biên Phủ trên không”, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được máy bay B52 mà không chỉ có một mà là sáu mươi tám chiếc cùng bao nhiêu chiếc máy bay khác của Mỹ đã bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, đây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.

Tất cả những chiến công đó đều bắt nguồn từ lòng yêu nước, một tình yêu mãnh liệt mà sâu sắc. Một dân tộc tuy nghèo nhưng mỗi người dân của dân tộc đó đều sẵn sàng hi sinh bản thân mình, từ tài sản, tình thân và ngay cả chính bản thân mình đều có thể dâng hiến cho đất nước. Đó là lí do tại sao quân xâm lược dù sớm hay muộn đều thất bại trong mọi kế hoạch xâm chiếm Việt Nam. Giờ đây khi không còn chiến tranh, lòng yêu nước vẫn được người dân thể hiện thông qua việc cố gắng học tập, làm việc, góp phần phát triển xã hội vững chắc, phồn thịnh, sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Không chỉ bằng hành động thiết thực đã được lịch sử ghi chép lại, mà ngay cả trong từng bài học trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đều ẩn sâu trong đó tình yêu quê hương đất nước. Ngay từ thuở nhỏ, trong những lời dạy của thầy cô, trong những lời ru của bà, của mẹ, ta đã được nhắc nhớ lòng yêu nước là sự gắn liền với nơi chôn rau cắt rốn của mỗi chúng ta.

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học…

Quê hương là con diều biếc..

Quê hương là con đò nhỏ…

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê hương_ Đỗ Trung Quân)

Và đất nước còn hòa chung với tình yêu đôi lứa

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn”

(Đất nước_ Nguyễn Khoa Điềm)

Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn”. Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng “Việt Nam”, đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài “Tiến quân ca” và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập tự do cho dân tộc.

Nói đến lòng yêu nước, ta thường nghĩ đến điều gì đó thật lớn lao, chúng ta phải là một vĩ nhân hay đơn giản phải làm những việc lớn lao phi thường. Thế nhưng, lòng yêu nước lại bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu quê hương, từ những gì bình dị, thân thuộc xung quanh ta. Đôi khi chỉ là những việc làm rất nhỏ như giữ gìn môi trường sống, sống có trách nhiệm với chính bản thân mình với cộng đồng và xã hội hay đơn giản, biết sống giúp đỡ người khác là chúng ta cũng đang thể hiện lòng yêu nước của chính bản thân mình.

Vậy tại sao phải có lòng yêu nước? Đó là bởi lòng yêu nước giúp chúng ta sống có mục tiêu, biết trân trọng những gì mình đang có giống như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long vậy. Anh “một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa” để “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”. Anh đã hi sinh thanh xuân của mình để sống có ý nghĩa với suy nghĩ cống hiến cho khoa học, cho đất nước. Đó là một cuộc sống có lí tưởng và mục tiêu phấn đấu. Lòng yêu nước còn giúp chúng ta gắn kết nhau hơn, yêu thương và đùm bọc nhau nhiều hơn nữa. Trong trận chung kết U23 Châu Á, hàng triệu người dân Việt Nam đều hướng về sân vận động Thường Châu, Trung Quốc để cổ vũ đội tuyển, rồi vỡ òa cảm xúc mỗi khi nhận tin chiến thắng. Đó chính là tình yêu, lòng tự hào dân tộc đã gắn kết những người tưởng chừng xa lạ nhưng cùng chung một giống nòi con cháu Lạc Hồng. Tình yêu nước quả thật là kì diệu!

Yêu nước cũng là biết tự hào dân tộc và đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhưng thể hiện nó như thể nào đôi khi mỗi người chúng ta cần phải biết nhận thức rõ và học tập một cách đúng đắn. Trong năm 2013, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Đảng và Chính Phủ đã lên án hành động đó và cả nhân dân ta cũng vậy bởi ai cũng biết việc làm đó đã vi phạm hiệp ước quốc tế về luật Biến, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Nhưng lại có một vụ việc thật đáng tiếc khi người dân chúng ta lại đem sự phẫn nộ đó để đập tan những nhà máy sản xuất của Trung Quốc và đánh bị thương công nhân Trung Quốc. Hỏi rằng hành động đó có phải là lòng yêu nước chân chính hay do sự thiếu hiểu biết và các phần tử phản động kích động? Hỏi rằng nếu chúng ta đánh phá như vậy, liệu Trung Quốc có rút giàn khoan Hải Dương? Có trả lại cho chúng ta quần đảo Hoàng Sa hay ngược lại, chính chính phủ phải bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Trung Quốc và người dân Việt Nam làm việc tại những công ty này cũng không còn việc làm? Vậy đó là lòng yêu nước sao? Chúng ta ai cũng có lòng yêu nước nhưng cần tỉnh táo bình tĩnh, biết cách thể hiện nó sao cho văn minh và hữu ích.

Bản thân là một học sinh, là chủ nhân tương lai của đất nước. Em được tiếp xúc rất nhiều nguồn thông tin trên các trang báo điện tử, mạng xã hội và cũng tự nhận thức rằng: Phải biết chọn lọc những thông tin và cần dùng lí trí để nhận thức và đánh giá những sự việc đó. Không nên nghe theo những lời kích động của phần tử xấu mà chống đối Chính phủ.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 14

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông Vonga đi ra biển. Tình yêu nhà, yêu miền quê trở thành tình yêu Tổ quốc” (Lòng yêu nước”- Ilia Erenbua). Cuộc sống dẫu có bao biến thân, nhân loại dù có ở thời kì chiến tranh hay thời bình thì trong mỗi chúng ta cũng luôn có tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn.

Cuộc đời của mỗi cá nhân vốn là một cuộc trường chinh, chúng ta có thể vì cuộc sống mưu sinh, vì một lý do cá nhân mà dịch chuyển về nhiều nơi khác nhau nhưng quê hương, đất nước thì chỉ có một mà thôi. Ấy là nơi trao cho ta dòng máu luôn chảy trong tim, là nơi trao cho tính cách và tâm hồn.

Tình yêu quê hương, đất nước là yêu cảnh sắc của quê hương mình. Những cảnh sắc ấy không phải là những gì lớn lao, kì vĩ, hùng hào, mà đến từ những gì bình dị và thân thuộc nhất. Ấy là cây đa, mái đình nơi gắn bao kỉ niệm ấu thơ. Ấy là con đường rợp bóng ta đi hằng ngày. Ấy là dòng sông tắm mát tuổi thơ. Ấy là cảnh sắc núi non hùng vĩ mà thơ mộng trải dọc nam chí bắc. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” hiện lên với cái tôi yêu Huế, yêu sông Hương, vì yêu mà sẵn sàng công phu đi kiếm tìm một huyền thoại về cái tên của nó và yêu Huê, chính là yêu quê hương, yêu đất nước đó thôi.

Tình yêu với quê hương, đất nước, chính là vì đất nước mà hi sinh con người mình. Hầu như mọi dân tộc đều phải trải qua những cuộc chiến tranh trường kì và gian lao, những cuộc chiến ấy đã làm đổ máu không biết bao người con của họ trên mảnh đất mẹ. Trong cuộc chiến tranh trường kì ấy, đất nước phải bảo vệ lãnh thổ của mình thì tình yêu với người mẹ đất nước ấy trước hết là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ đời Triệu, đến đời Đinh, đời Lý, đời Trần,.., đời nào cũng vậy, nếu không là chiến tranh ngoại quốc thì là nội tộc. Nếu không nhòe tình yêu nước của bao người thì dân tộc ta có được độc lập như ngày hôm nay? Nếu không nhờ những người như bác sĩ Đặng Thùy Trâm, như mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, như anh Nguyễn Văn Thạc,..bỏ lại phía sau cả một thời thanh xuân thì bầu trời xanh, thì một đất nước không có bom rơi, đạn nổ, chúng ta có thấy?

Khi đất nước đi qua thời chiến, trở về với thời bình, mỗi người dân không còn là một chiến sĩ mà trở về là những người bình thường trong cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn. Yêu nước giờ đây là đóng góp một phần sức mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Con người, dù trên mặt trận nào cũng nguyện cống hiến hết sức mình để đưa đất nước ngày càng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mọi giá trị văn hóa lâu đời của quê hương xứ sở đang ngày càng mai một thì là một người con của đất nước, chúng ta phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị đó. Trong bối cảnh giao lưu giữa Đông- Tây, yêu quê hương, đất nước còn là hiếu khách, là hòa nhập mà không hòa tan, là giữ gìn thể diện, giữ gìn hình ảnh đất nước với bạn bè năm châu.

Tình yêu quê hương, đất nước không phải đến từ những lời nói chung chung, những xáo ngữ mà phải bắt đầu từ hành động, từ trái tim của mỗi chúng ta. Quê hương, đất nước mãi chỉ có một, do đó, hãy luôn hướng về nó như hướng về người mẹ kính yêu…

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 15

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người. ”

(Quê hương- Đỗ Trung Quân)

Mỗi khi lời bài thơ vang lên trong tôi lại dạt dào tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng và quý báu nó tồn tại trong mỗi con người chúng ta.

Trước hết chúng ta cần hiểu tình yêu quê hương đất nước là gì? Là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên. Sẵn sàng đem hết tài năng và sức lực để phục vụ lợi ích của đất nước. Tình yêu quê hương đất nước được biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau ví dụ như tình yêu đồng bào, giống nòi dân tộc, niềm tự hào chính đáng về dân tộc, đoàn kết, kiên cường, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc và nền độc lập của Tổ quốc. Cần cù, lao động, sáng tạo để xây dựng đất nước giàu mạnh. Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lòng yêu nước là một thứ tình cảm đẹp, thiêng liêng mà mỗi người cần phải có. Lòng yêu quê hương đất nước là nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tình yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và là phẩm chất cần có ở mỗi người hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ từ xưa đến nay nhân dân ta đều có một lòng nồng nàn yêu nước”. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm đã có biết bao anh hùng đã phải hy sinh có người ra đi mãi mãi để lại niềm xót thương vô hạn cho người ở lại, còn có những người trở về nhưng phải để lại một phần cơ thể ngoài mặt trận. Trong lao động xây dựng đất nước có những con người ngày đêm hăng say làm việc với một khát vọng đổi mới và làm giàu cho quê hương. Lòng yêu nước của muôn triệu người dân Việt Nam đã từng được khơi dậy mạnh mẽ trước sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép tại Biển Đông. Chúng ta cần phải phê phán những con người đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích của dân tộc, phản bội đất nước, có những hành động xấu làm ảnh hưởng đến hình tượng của dân tộc. Ví dụ như một số người lợi dụng việc thiếu thông tin buôn bán ở những địa điểm du lịch “ bắt chẹt” khách nước ngoài. Gần đây mới dậy song lên một hiện trạng có tên gọi “ chảy máu chất xám ” người Việt nhận học bổng đi du học nước ngoài sau khi được học xong thay vì trở về để phục vụ quê hương đất nước thì ở lại nước ngoài làm việc bởi ở bên đó được nhận chế độ đãi ngộ cao hơn.

Với tư cách là một người công dân chúng ta phải ý thức được đúng về tình yêu quê hương đất nước, ý nghĩa của lòng yêu nước. Thể hiện lòng yêu nước thong qua những tình cảm giản dị ví dụ như : tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình bạn bè, lòng tự tôn dân tộc,…, qua từng hành động từng việc làm hàng ngày. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, tích cực học tập và rèn luyện để trở thành một người công dân tốt có ích cho xã hội, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước trên mọi phương diện được cho phép.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 16

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Nó không những không bị mai một đi mà ngày càng được phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn.

Có thể nói, tình yêu nước được thể hiện với muôn hình vạn trạng. Ở mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh khác nhau thì tình yêu nước lại có những biểu hiện ngời sáng khác nhau. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu sóng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời.

Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Sức mạnh ấy giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết.

Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Bản thân là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn là cái nôi chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai.

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước – Mẫu 17

Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, với không biết bao nhiêu đổi thay, thăng trầm. Từ những ngày tháng bị đô hộ, áp bức bóc lột, đến khi có được hòa bình như ngày hôm nay. Để có được nền hòa bình độc lập đó, chúng ta phải đánh đổi bằng rất nhiều thứ, mà thứ quan trọng hơn cả cần có ở mỗi cá nhân, chính là lòng yêu nước.

Lòng yêu nước của cha ông chúng ta xưa kia được thể hiện rất rõ nét qua tinh thần chiến đấu quật cường. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ thanh niên trai tráng đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm, ai ai cũng có chung một điều, đó là lòng yêu nước, hướng đến những tháng ngày đất nước được giải phóng.

Lòng yêu nước vào những ngày khó khăn gian khổ đó, là cha ông ta đã dám đứng lên đấu tranh với những cường quốc xâm lược. Dù cho có bị tra tấn, hành hạ, thậm chí tước đoạt đi mạng sống, nhưng nhờ lòng yêu nước luôn cháy trong tâm hồn, những thế hệ cha ông ta đã dũng cảm, vững vàng vượt qua. Như trong bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm: “ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Hay lòng yêu nước là khi, những người vợ, người mẹ chấp nhận lấy chồng mà như không, sống cuộc sống thủy chung, son sắt, mòn mỏi chờ đợi người chồng yêu thương của mình đi kháng chiến, biền biệt nhiều năm không trở về. Rồi đến khi những đứa con của mẹ cũng lên đường nhập ngũ, rồi lần lượt ra đi, để lại mẹ ở lại khóc cạn khô nước mắt với niềm chua xót: “ Các anh không về, mình mẹ lặng im”, nhưng vẫn nhất mực hướng về Tổ quốc, với niềm tự hào, rằng mẹ và các con của mẹ đã đóng góp được chút công sức cho Tổ quốc của mình.

Đâu đó vẫn còn đọng lại đến ngày nay, là những tấm gương sáng chói cho thế hệ trẻ noi theo, những người mẹ Việt Nam anh hùng, những Trưng Trắc, Trưng Nhị; hay những Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, lấy thân chèn pháo như anh hùng Tô Vĩnh Diện… sẽ là những câu chuyện còn vang mãi đến thế hệ mai sau, mai sau nữa.

Đó là lòng yêu nước của dân tộc ta khi đất nước còn gian khổ, thế còn ngày nay, lòng yêu nước được thể hiện ra sao khi đất nước đang sống trong thời bình nhờ sự hy sinh thân mình của những thế hệ đi trước?

Với câu hỏi này, sẽ có rất nhiều bạn trẻ nói rằng, ngày xưa chiến tranh thì còn thể hiện được lòng yêu nước, chứ thời nay thể hiện thế nào? Và ra sao?

Nhưng không, các bạn đã hoàn toàn nhầm lẫn rất lớn trong suy nghĩ. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay, thể hiện ở từng cá nhân qua những đóng góp của các bạn cho đất nước. Các bạn đi học, đi làm, có được một công việc tốt, đóng góp cho sự phát triển của nước nhà, đã là lòng yêu nước. Các bạn giúp đỡ những con người ở xung quanh, có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, giúp đỡ mọi người qua cơn hoạn nạn, đó chính là lòng yêu nước. Hay đơn giản hơn nữa, mỗi một cử chỉ, một lời nói đẹp, một tình yêu giữa người với người, với cảnh vật xung quanh, với từng nhành cây ngọn cỏ nơi chúng ta sinh ra…đó chính là lòng yêu nước. Có gì lớn lao đâu, khi mà chúng ta thể hiện được tình yêu thương bao la với mọi thứ trên đời, thể hiện được tấm lòng nhân hậu, sự bao dung với mọi thứ xung quanh, mỗi một cá thể như vậy, sẽ góp phần tô điểm thêm cho truyền thống, lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

Bên cạnh những tấm gương, những con người yêu nước đó, thì cũng có những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Những người cậy có chức có quyền tham ô tham nhũng, những cá nhân vi phạm pháp luật, hay những người tổ chức, kêu gọi chống phá nhà nước… đều làm xấu đi hình ảnh của đất nước ta trong mắt bạn bè quốc tế.

Chúng ta, những người trẻ, hãy thể hiện rõ tinh thần yêu nước của mình, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn, tươi đẹp hơn, như Bác Hồ đã từng nói: Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…để sánh vai với các cường quốc năm châu..” Để làm được điều đó, chính là nhờ vào lòng yêu nước, luôn chảy trong huyết quản của mỗi chúng ta.

Nghị luận về tinh thần yêu nước

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, lòng yêu nước đã góp phần không nhỏ khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Vậy thế nào là tinh thần yêu nước? Tinh thần yêu nước chính là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, việc yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống hết mình với tinh thần yêu nước để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
giới từ là gì

Giới từ (Prepositions) là gì? Cách sử dụng giới từ đúng trong Tiếng Anh IELTS

Next Post
cmt là gì

Cmt nghĩa là gì? Những tìm hiểu chung về cmt trên facebook

Related Posts