Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu

nghiệm thu là gì

Nghiệm thu là gì? Nghiệm thu công trình là gì? Nghiệm thu nội bộ là gì? Nghiệm thu công trình cần thiết không? Nghiệm thu công trình bao gồm những gì? Điều kiện để hoàn thành công tác nghiệm thu? Quy trình công tác nghiệm thu hoàn thành? Cơ sở về việc nghiệm thu công tác xây dựng? Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành? Các bước nghiệm thu công trình xây dựng?  Quá trình thực hiện việc nghiệm thu?

Đây là tất cả các hỏi được nhiều người đang có ý định xây dựng nhà ở quan tâm. Vậy để hiểu hơn về nghiệm thu mời bạn tham khảo qua một số thông tin được DU AN 600 chúng tôi cung cấp dưới đây

[external_link_head]

 Nghiệm thu là gì? Nghiệm thu công trình và nghiệm thu nội bộ là gì?

Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu
Nghiệm thu là gì? Nghiệm thu công trình và nghiệm thu nội bộ là gì?

a. Nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu được hiểu là quá trình kiểm tra, thu nhân, và kiểm định công trình sau khi xây dựng. Hay có thể hiểu đơn giản nó là quy trình nhằm kiểm tra chất lượng đối với công trình trước khi đưa công trình đó vào sử dụng. Có thể nói nghiệm thu thuộc một trong các bước rất quan trọng trước khi tiến hành bàn giao công trình. Hay hiểu một cách khác thì đây sẽ là quy trình nhằm kiểm tra chất lượng của công trình có đạt yêu cầu hay là không ? Trước khi đưa nó vào sử dụng. Do đó, quy trình này nhằm giúp đưa ra các kết luận về chất lượng đối với thi công xây dựng. Trên cơ sở là xem xét công trình sau khi xây dựng hoàn thành so với tiêu chuẩn, bản vẽ thiết kế, hay các quy phạm kỹ thuật có liên quan.

Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu
nghiệm thu là gì?

b. Nghiệm thu công trình là gì?

Như vậy, nghiệm thu ở đây tức là nghiệm thu công trình. Được hiểu chính xác là việc kiểm tra chất lượng của công trình sau khi đã xây dựng để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu này sẽ được tiến hành thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các cơ quan này sẽ dựa vào các số đo chất lượng công trình đã được thi công và bản vẽ để từ đó đưa ra các quyết định công trình này có đủ chất lượng, đủ kỹ thuật để được đưa công trình này vào sử dụng hay không.

c. Nghiệm thu nội bộ là gì ?

Đây là công việc nghiệm thu nhưng trong nội bộ của nhà thầu đối với các đối tượng mà đã hoàn thành, việc nghiệm thu này diện ra trước khi tiến hành gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu tới các chủ đầu tư.

Vay Tiền Nhanh Trong Ngày Bằng CMND Lãi Suất Thấp Giải Ngân 24/24 tại: https://lamchutaichinh.vn/vay-tien-nhanh

Có cần thiết phải nghiệm thu công trình hay không? Nghiệm thu công trình bao gồm những gì?

Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu
Có cần thiết phải nghiệm thu công trình hay không? Nghiệm thu công trình bao gồm những gì?

a. Nghiệm thu công trình là cần thiết:

Có thể thấy việc thực hiện nghiệm thu công trình là vô cùng cần thiết và việc rất quan trọng vào mỗi công trình cụ thể được xây dựng. Việc nghiệm thu này  sẽ là những căn cứ, sự đảm bảo an toàn của công trình và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật.

Trong quá trình nghiệm thu của cơ quan nhà nước nếu họ phát hiện các lỗi, hoặc những bộ phận kém chất lượng do lỗi của nhà thầu thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu tất cả chi phí kể cả chi phí về kiểm định phúc tra. Tuy nhiên đối với trường hợp công việc không được nghiệm thu nhưng do lỗi của bên chủ đầu tư thì dẫn đến chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn thất cho nhà thầu.

Như vậy, có thể thấy việc nghiệm thu công trình là vô cùng cần thiết. Thông thường chủ nhà không có đủ chuyên môn nên sẽ không biết được công trình của mình là chắc chắn hay không chắc chắn, công trình của mình có đủ chất lượng và đủ tiêu chuẩn hay không. Do đó, việc thực hiện nghiệm thu sẽ có những người có chuyên môn nhằm kiểm tra chất lượng công trình giúp mình và đánh giá công trình này một cách tốt nhất cho căn nhà của bạn.

b. Nghiệm thu công trình bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu.

+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật trong đó có kèm theo hợp đồng xây dựng.

[external_link offset=1]

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng.

+ Kết quả kiểm tra, kết quả thí nghiệm chất lượng thiết bị, vật liệu được thực hiện trong quá trình xây dựng.

+ Nhật ký giám sát, nhật ký thi công và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu.

Điều kiện để hoàn thành công tác nghiệm thu

Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu
Điều kiện để hoàn thành công tác nghiệm thu

Quá trình nghiệm thu chỉ được thực hiện đối với những công việc về xây lắp, bộ phận công trình, bộ phận kết cấu, hạng mục công trình, giai đoạn thi công, máy móc, thiết bị phù hợp với các thiết kế đã được duyệt và tuân theo những tiêu chuẩn của pháp luật.

  • Đối với các công trình xây dựng đã hoàn thành tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm về chất lượng nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình và các điều kiện sử dụng bình thường của công trình thì vẫn có thể chấp nhận nghiệm thu. Nhưng phải tiến hành thực hiện những công việc bắt buộc dưới đây đó là:
    • Tiến hành lập bảng thống kê về các tồn tại đối với chất lượng còn sót lại.Trong đó phải quy định rõ về thời hạn khắc phục, sửa chữa để nhà thầu thực hiện.
    • Tất cả các bên liên quan đến công trình phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra đối với việc sửa chữa, theo dõi và khắc phục các tồn tại còn sót lại về chất lượng đã nêu ở trên.
    • Sau khi các tồn tại nêu trên đã được nhà thầu sửa chữa và khắc phục xong thì tiến hành thực hiện nghiệm thu lại
  •   Đối với Nghiệm thu công trình cải tạo có máy móc, thiết bị đang hoạt động phải tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật, nội quy vận hành và những quy định về an toàn vệ sinh của đơn vị sản xuất.

Để thanh toán về sản phẩm xây lắp và việc quyết toán giá thành của công trình đã xây dựng xong căn cứ dựa trên Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và các biên bản nghiệm thu về việc bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Có nghĩa là nếu chưa tiến hành lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thành, thì sẽ chưa được thanh toán, tuy nhiên trong trường hợp nếu hợp đồng ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư ghi thì việc này có thể được tạm ứng chi phí.

  • Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng phải thi công lại hoặc trường hợp các máy móc thiết bị đã được lắp đặt nhưng lại phải thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì nếu rơi vào các trường hợp này phải tiến hành nghiệm thu lại.
  • Đối với công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu nhưng được chuyển sang nhà thầu khác tiến hành thi công tiếp thì nhà thầu mới đó phải được tham gia vào việc nghiệm thu xác nhận vào biên bản.

Các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, kết cấu xây dựng trước khi bị che lấp kín thì phải tiến hành tổ chức nghiệm thu.

  • Đối với các công việc xây dựng,  bộ phận công trình xây dựng, kết cấu xây dựng không nghiệm thu được dẫn đến phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì công trình này phải tiến hành nghiệm thu lại nhưng theo phương án là xử lý kỹ thuật đã được chủ đầu tư và đơn vị thiết kế phê duyệt.

Tuy nhiên, không nghiệm thu hạng mục công trình, công việc xây dựng, bộ phận công trình sau khi sửa chữa nhưng công trình này vẫn không đáp ứng được về các yêu cầu sử dụng bình thường và yêu cầu bền vững của công trình.

Quy trình và cơ sở về công tác nghiệm thu

Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu
Quy trình và cơ sở về công tác nghiệm thu

a. Quy trình công tác nghiệm thu hoàn thành:

Có 3 quy trình chính

+ Quy trình thứ nhất: Nghiệm thu về công việc xây dựng

+ Quy trình thứ hai: Nghiệm thu đối với giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng

+ Quy trình thứ ba: Nghiệm thu công trình khi công trình đã hoàn thành và các hạng mục công trình xây dựng.

b. Cơ sở về việc nghiệm thu công tác xây dựng:

– Dựa vào tất cả các yêu cầu có trong bộ hồ sơ mời thầu.

– Dựa vào Hợp đồng kinh tế về kĩ thuật và hợp đồng này phải được kí kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.

– Dựa trên các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.

– Ngoài ra, còn dựa trên các tiêu chuẩn kĩ thuật và dựa trên định mức kinh tế – kĩ thuật.

[external_link offset=2]

Hồ sơ nghiệm thu và quá trình thực hiện nghiệm thu

Nghiệm thu là gì? Những kiến thức cần phải biết về nghiệm thu
Hồ sơ nghiệm thu và quá trình thực hiện nghiệm thu

a. Hồ sơ nghiệm thu công trình hoàn thành

– Hồ sơ nghiệm thu sẽ gồm có các tài liệu làm căn cứ để thực hiện việc nghiệm thu công trình nhanh hơn và các biên bản nghiệm thu.

–  Các bảng tính lượng công việc đã được nghiệm thu và biên bản nghiệm thu là những thứ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ thanh toán công việc. Trong giai đoạn thi công thì có các hạng mục của công trình và hoàn thiện công trình.

b. Quá trình thực hiện việc nghiệm thu:

– Những đơn vị được tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu công trình gồm có:

+ Đại diện cho phía nhà thầu.

+ Đại diện của phía chủ đầu tư.

+ Đại diện của các bên thiết kế công trình và các bên được mời.

– Có 4 quá trình để thực hiện việc nghiệm thu

+ Nghiệm thu sản phẩm, thiết bị, vật liệu đã được chế tạo sẵn nhằm đưa vào sử dụng trong công trình.

+ Nghiệm thu đối với  tất cả từng công việc trong thời gian xây dựng.

+ Nghiệm thu công trình theo từng bộ phận công trình và từng giai đoạn thi công công trình.

+ Nghiệm thu khi hạng mục đã hoàn thành và sau đó bàn giao đưa vào sử dụng.

– Cho nên có thể khẳng định rằng nghiệm thu là công việc vô cùng quan trọng để có thể biết được công trình đó thực sự có đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt chất lượng và hơn hết là công trình đó sử dụng được hay không

Trên đây, là các vấn đề liên quan việc nghiệm thu, nghiệm thu công trình, công ty chúng tôi hi vọng qua những thông tin kiến thức ở trên sẽ giúp ích được phần nào đó cho bạn đọc. Tuy nhiên, nếu vẫn còn thắc mắc, xin hãy liên hệ cho  để được tư vấn cụ thể hơn

[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
jacket là gì

Jacket là gì và TẤT TẦN TẬT về các loại áo JACKET HIỆN NAY

Next Post
si là gì

SI (Shipping Instruction) là gì | Tại sao phải khai báo SI

Related Posts
uk là gì

Uk là nước nào? Uk là gì? Uk là viết tắt của nước nào và ở đâu

Chắc hẳn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống bạn đã được nghe đến quốc gia UK, nhưng lại không rõ đây là nước nào,... Do vậy, bài viết Uk là nước nào ? Uk là gì? Uk là viết tắt của nước nào và ở đâu trên thế giới của Vute.edu.vn sẽ giúp bạn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin bạn cần về quốc gia UK.
Read More