Thế chế là gì ? Khái niệm thể chế được hiểu như thế nào ?

thể chế là gì

Thế chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Bài viết phân tích cách hiểu và một số đặc điểm cơ bản của thể chế dưới góc nhìn của pháp luật và các vấn đề khác liên quan:

1. Khái niệm thể chế

Thế chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (nói tổng quát).

[external_link_head]

Hệ thống các định chế hợp thành một tổng thể các chế độ nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước, các chế độ về lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thuật ngữ này cũng thường được dùng để chỉ hệ thống các chế định hợp thành chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng trong xã hội, bao gồm các đẳng phái chính trị, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội khác và vai trò, ảnh hưởng lẫn nhau của các thiết chế này trong hệ thống chính trị.

Thể chế chính trị được hiểu chính là bộ máy tổ chức của nhà nước, là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn để xây dựng thông qua những quy định, điều luật và thông qua nó để điều chỉnh, quản lý xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó

Ngoài ra thể chế chính trị còn được hiểu là các cách thức tổ chức trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hành chính… Có chức năng quan trong là điều hành, định hướng sự phát triển của một tập thể dân cư nhằm đem lại sự ổn định và phát triển.

2. Khái niệm thể chế chính trị

Thể chế chính trị gắn bó hữu cơ với tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trở thành điều kiện, tiền đề của nhau. Bởi vì không ai khác, chính bộ máy hệ thống chính trị là chủ thể xây dựng, hoàn thiện và vận hành thể chế phát triển mà trước hết là thể chế chính trị. Đến lượt nó, thể chế chính trị trở lại quy định, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện của tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

– Chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, xét về mặt hoạt động của con người trong xã hội có Nhà nước, có kết cấu giai cấp, tầng lớp, các lực lượng (tập đoàn, nhóm, giới…) cùng tham gia vào đời sống chính trị (tham chính), cùng có quan hệ với chủ thể chấp chính, tức là lãnh đạo và cầm quyền, quản lý và quản trị xã hội (thống quản).

Các lĩnh vực của đời sống xã hội, như Hồ Chí Minh xác định là có bốn mặt ngang nhau, không được xem nhẹ một mặt nào, cũng không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Mỗi lĩnh vực có vai trò, vị trí riêng của nó trong cấu trúc xã hội tổng thể. Nòng cốt của cấu trúc này là kinh tế và chính trị.

Chính trị còn được nhìn nhận là một quan hệ đặc trưng bởi quyền lực, đó là quyền lực nhà nước do một giai cấp nắm quyền, thực thi quyền lực gắn với bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền (lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, nổi bật ở tư tưởng, ý thức hệ) nhưng phải đáp ứng được lợi ích chung của xã hội, biểu đạt được lợi ích, ý chí chung của xã hội. Đó là đòi hỏi và ràng buộc tất yếu để tồn tại.

Do đó, trong chính trị phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ lợi ích và quan hệ quyền lực giữa các giai cấp, giữa giai cấp với dân tộc, giữa Nhà nước với công dân, giữa công chức, quan chức trong các tổ chức công quyền với công dân. Trong những xã hội chính trị có nhiều đảng còn là quan hệ giữa các đảng phái, chính trị cũng đồng thời có chính trị đối nội (nội trị) và chính trị đối ngoại (ngoại giao) được thể hiện qua đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền, của nhà nước quản lý.

– Chế độ chính trị quy định kiểu, mô hình chế độ của một xã hội, trong đó bao hàm mục tiêu, lý tưởng chính trị, nền tảng ý thức hệ, tổ chức Nhà nước, địa vị chính trị – pháp lý của Đảng, bảo đảm tính chính danh được ghi vào Hiến pháp về việc lãnh đạo, cầm quyền. Nghĩa hẹp và cụ thể, chính thể là thể chế chính trị. Thể chế chính trị hình thành và được quy định bởi chế độ chính trị. Chế độ chính trị như thế nào thì thể chế chính trị như thế ấy. Đó là một hệ thống các quy tắc, quy định, luật lệ bảo đảm cho chính trị vận hành phù hợp với mục tiêu phát triển xã hội mà chế độ chính trị đã xác định, đã lựa chọn, phù hợp với chuẩn mực dân chủ của xã hội dân chủ và nhà nước pháp quyền.

Trong điều kiện của cải cách và đổi mới, theo nghĩa lành mạnh, đổi mới thể chế chính trị là làm cho chế độ chính trị trở nên vững mạnh, có hiệu quả hơn trong tổ chức và hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia – dân tộc và cộng đồng xã hội chứ không với nghĩa là thay đổi chế độ chính trị, là dẫn tới những đảo lộn có tác dụng xấu, tới độc lập chủ quyền, tới sự an nguy của chế độ.

[external_link offset=1]

Như vậy, thể chế chính trị được hiểu chính là bộ máy tổ chức của nhà nước, là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn để xây dựng thông qua những quy định, điều luật và thông qua nó để điều chỉnh, quản lý xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó.

3. Cơ cấu của thể chế chính trị

Thể chế chính trị bao gồm 3 yếu tố chính: Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan hệ và các hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia; Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội (bao gồm nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự); Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội, quản lý và điều hành sự vận hành xã hội.

4. Tính chất và đặc điểm của thể chế chính trị Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa. Đó là một thể chế xét về tính chất, bản chất là xã hội chủ nghĩa nhưng về mặt lịch sử và trình độ phát triển thì đó là một thể chế quá độ, đang trong thời kỳ quá độ tới chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà chủ nghĩa xã hội còn đang trong quá trình phát sinh và hình thành, các nhân tố xã hội chủ nghĩa, từ kinh tế đến chính trị, từ văn hóa đến con người và xã hội mới chỉ là xu hướng, khuynh hướng phát triển chứ chưa định hình. Do đó, xét về mặt lý luận, Đảng ta dùng khái niệm “Định hướng xã hội chủ nghĩa” là tương thích với khái niệm “thời kỳ quá độ”, cả nội dung lẫn hình thức. Cũng do đó, thể chế chính trị Việt Nam trong đổi mới, hội nhập hiện nay là thể chế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở kinh tế của thể chế chính trị Việt Nam đang xây dựng, đổi mới và phát triển.

Thứ hai, thể chế chính trị Việt Nam là sự phát triển hợp lôgic từ chính thể cộng hòa dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ năm (852)3952 0100 và hiện nay). Đó là thể chế vừa có tính kế thừa vừa có phát triển, thông qua phương thức đổi mới.

Thể chế chính trị đó đã thực hiện những bước chuyển tiếp từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ chế độ dân chủ nhân dân với mô hình nhà nước chuyên chính vô sản sang chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Thể chế trong quá trình xây dựng và vận hành có những biến đổi nhưng nguyên tắc chính trị cơ bản thì không thay đổi. Đó là lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là các giá trị dân chủ, công bằng, bình đẳng, là độc lập – tự do – hạnh phúc.

Đó là địa vị, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Thứ ba, thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị nhất nguyên và một Đảng. Nhà nước pháp quyền nhưng không tam quyền phân lập mà thực hiện quyền lực tập trung thống nhất không phân chia thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể ủy quyền, trao quyền lực cho nhà nước do Nhân dân xây dựng và kiểm soát. Trong các thực thể của cấu trúc nhà nước có sự phân công, phối hợp theo chức năng và nhiệm vụ để thực thi quyền lực của Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là chủ thể thực hiện sự ủy quyền của Nhân dân, bảo đảm dân chủ theo phương thức dân chủ đại diện và ngày càng mở rộng dân chủ trực tiếp để Nhân dân tham gia quản lý nhà nước và kiểm soát quyền lực, phòng tránh và ngăn chặn sự tha hóa quyền lực. Thể chế chính trị đó luôn đứng trước yêu cầu đổi mới và tự đổi mới để chủ động hội nhập quốc tế. Rõ nhất là, phải đổi mới thể chế luật pháp sao cho phù hợp với hệ thống chuẩn mực luật pháp quốc tế, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam thành công.

5. Các thể chế chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị của chúng ta gồm ba “tiểu hệ thống” là Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc tập hợp các đoàn thể, tổ chức nhân dân. Ba “tiểu hệ thống” chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng chung mục đích xây dựng, phát triển đất nước, tiến lên CNXH, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ba “tiểu hệ thống” ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống chính trị thống nhất, vận hành theo quan hệ chức năng có tính nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Hệ thống chính trị nước ta nắm giữ toàn bộ hệ thống các quyền lực xã hội trên thực tế, từ quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước đến các quyền lực khác trong xã hội, trong đó có các quyền lực về xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thực thi, kiểm sát việc thực thi hệ thống thể chế phát triển. Chính vì thế, việc hoàn thiện và thực thi có hiệu quả thể chế phát triển chỉ có thể xảy ra khi có một tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tốt, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bằng phương pháp mô tả, chúng ta thường cấu hình hóa hệ thống chính trị của Việt Nam gồm các tổ chức sau đây:

– Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam) có vai trò lãnh đạo, có địa vị cầm quyền.

– Nhà nước (Quốc hội lập pháp, Chính phủ hành pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao làm chức năng tư pháp): Nhà nước làm chức năng quản lý, điều hành, trước hết là ban hành luật, thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành luật pháp, chính sách.

– Mặt trận và các đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị – xã hội rộng lớn nhất, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý (đã có luật về Mặt trận và một số đoàn thể), bằng phương pháp Hiệp thương dân chủ để liên kết các tổ chức chính trị – xã hội thành viên, cùng tập hợp và vận động quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị (xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN), thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, tham gia xây dựng Đảng và quản lý nhà nước.

Đáng lưu ý là hai điểm sau đây:

Thứ nhất, Mặt trận chỉ có các thành viên là các tổ chức, về căn bản không có cá nhân, chỉ có một số đại biểu nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ ngoài Đảng, các chức sắc tôn giáo, các đại biểu cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vì mục đích nêu cao đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Do đó, về nguyên tắc, quan hệ giữa Mặt trận và các thành viên là quan hệ hiệp thương chứ không phải tập trung dân chủ như trong Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị khác.

Thứ hai, nhiều tổ chức, đoàn thể vừa là thành viên Mặt trận lại vừa là thành viên tham gia vào hệ thống chính trị, bởi họ có hệ thống tổ chức ở các cấp (4 cấp: trung ương – địa phương trực thuộc trung ương: quận, huyện trực thuộc tỉnh thành và cơ sở: xã – phường – thị trấn), hoạt động độc lập, không phụ thuộc Mặt trận.

Nhà nước là giường cột của hệ thống chính trị nhưng Nhà nước không tham gia vào Mặt trận. Nhà nước phải đứng ngoài Mặt trận để phân biệt rõ hệ thống quyền lực nhà nước (quyền lực công, công quyền) với hệ thống quyền lực ngoài nhà nước (quyền lực xã hội mà Mặt trận là đại diện).

Đảng khác Nhà nước. Đảng vừa có vai trò lãnh đạo Mặt trận vừa là một thành viên của Mặt trận, một thành viên đặc biệt là lãnh đạo nhưng có nghĩa vụ đóng góp, xây dựng Mặt trận. Phương diện “trách nhiệm”, “nghĩa vụ” này trên thực tế làm chưa tốt, có hạn chế từ Mặt trận mà cũng có khuyết điểm từ phía Đảng cầm quyền, dù Đảng luôn luôn có đại diện của mình bên cạnh Mặt trận.

[external_link offset=2]

Trên thực tế, các tổ chức trong HTCT Việt Nam hiện nay gồm:

+ Đảng

+ Nhà nước

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Công đoàn)

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (tổ chức chính trị – xã hội của tuổi trẻ, có cả Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên, Đội Thiếu niên tiền phong, Đội Nhi đồng với thiết chế Hội đồng Đội Trung ương).

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

+ Hội Nông dân Việt Nam

+ Hội Cựu chiến binh (đặc thù của Việt Nam vì trải qua chiến tranh, quân đội, quân nhân, cựu chiến binh có vai trò quan trọng…).

Tóm lại gồm 8 tổ chức, nếu nói gọn là có 3: Đảng – Nhà nước – Mặt trận (các tổ chức đoàn thể đều nằm trong Mặt trận).

Cho đến nay, ta vẫn chưa phân biệt và phân định thật rõ ràng giữa tổ chức chính trị với tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp (thường gắn với các hoạt động xã hội từ thiện, thiện nguyện). Vì thế, tổ chức nào cũng muốn được công nhận là thành viên của hệ thống chính trị. Cơ cấu tổ chức trong hệ thống chính trị là có hạn, không thể tổ chức nào cũng nhất thiết phải tham gia vào hệ thống chính trị.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến (852)3952 0100 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật Minh Khuê

[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
audit là gì

Audit là gì? Nghĩa của từ audit trong tiếng Việt. Từ điển Anh-Việt

Next Post
code là gì

Code là gì? Nguồn gốc và mục đích sử dụng của mã code

Related Posts