Trần Tế Hanh (198 bài thơ, 157 bài dịch)

Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
(Quê hương)

Tế Hanh giới thiệu về quê hương mình bằng những câu thơ chân mộc, hồn nhiên đến thế. Vậy mà, khi đọc lên không ai lại không cảm thấy nao lòng khi nghĩ về làng quê của mình. Bởi lẽ đã là người, ai cũng có một làng quê để chào đời, một làng quê để lớn lên và một làng quê để thương nhớ. Cái làng quê ấy đối với người Việt Nam đã trở thành một sức mạnh tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nó cũng là nơi tìm về của mỗi chúng ta sau những ngày tháng phiêu linh trong cuộc đời trần thế nầy. Tế Hanh hôm nay đã trở về cõi vĩnh hằng hay chính ông đã trở về với “mảnh hồn làng” của quê hương ông. Trở về cái nơi mà ông đã cất tiếng khóc chào đời cách đây 89 năm.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20-6-1921 tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, trường huyện. Sau đó, ông ra học trung học tại trường Quốc học Huế. Như một cơ duyên, ở đây ông được tiếp xúc với những người bạn trong phong trào thơ Mới như Huy Cận, Xuân Diệu cũng như được tiếp xúc nhiều hơn với nền thơ ca thế giới mà dặc biệt là thơ Pháp. Với tình yêu thơ sẵn có, ông đã làm thơ và cho ra đời tập thơ đầu tiên vào năm 1939 lấy tên là Nghẹn ngào, được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn, rồi trở thành một trong những gương mặt trẻ của phong trào thơ Mới lúc bấy giờ. Tháng 8 năm 1945, ông gia nhập phong trào Việt Minh, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Làng quê của Tế Hanh là một vùng sông nước nằm ven bờ hạ lưu sông Trà Bồng, con sông đã “tắm mát” đời ông. Đây cũng chính là nơi tạo nên nguồn cảm hứng để thi nhân sáng tác những bài thơ nổi tiếng về sông nước quê hương như: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Trở lại con sông quê hương, Bài thơ mới về con sông xưa… Chính vì vậy, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã không tiếc lời ca ngợi: “Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng”, trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật…” Phải chăng cái “thế giới rất gần gũi” trong thơ Tế Hanh mà Hoài Thanh – Hoài Chân đã nói đến trong Thi nhân Việt Nam chính là cái tình quê da diết của Tế Hanh, cái đã làm nên “mảnh hồn làng” trong thơ ông.

“Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh bình dị và trong trẻo đến lạ lùng. Nó không phải là những hình tượng thơ hoành tráng, lớn lao, đầy âm hưởng anh hùng ca và sử thi (vốn không phải là cái tạng của thơ Tế Hanh) như ở một số nhà thơ khác mà có thời chúng ta đã không tiếc lời ngợi ca, mà nó thật sự nhỏ nhoi, lặng lẽ, khiêm nhường như chính cái hồn thơ đôn hậu, tinh tế, trong trẻo của ông:
Đó chính là hình ảnh cái làng quê ở một vùng cù lao sông nước

Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
(Quê hương)

Là “con đường quê” oằn mình trong mưa nắng để chia sẻ những nỗi cơ cực của người dân quê một nắng hai sương quanh năm lam lũ

Tôi con đường nhỏ chạy lang thang
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng

Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất hương đồng chẳng ngớt tuôn
(Lời con đường quê)

Đó là hình ảnh cái ga tàu lặng lẽ nơi phố huyện buồn thê thiết khi chứng kiến bao cảnh tiễn biệt nơi sân ga. Để rồi với tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân, Tế Hanh đã nghẹn ngào, xa xót…

Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vướng víu trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.
(Những ngày nghỉ học)

Đó còn là hình ảnh một ngôi trường làng nhỏ nhoi lặng im mà sau bốn năm xa cách, khi về thăm, thi nhân không khỏi chạnh lòng trước cảnh xác xơ của một nơi đã từng ôm ấp bao kỷ niệm mộng mơ của tuổi học trò.

Hơn bốn năm trời trở lại đây
Trường ơi! Sao giống tấm thân này?
Mái hư, vách lở buồn xơ xác
Tim héo, hồn đau tủi đoạ đày.
(Trường xưa)

Rồi “mảnh hồn làng” ấy lớn dần theo năm tháng, đã ăn sâu trong tâm thức của thi nhân để trở thành một thứ tâm cảm, một thứ tâm linh trong thơ Tế Hanh dào dạt và sâu lắng, tha thiết mà ngọt ngào. Chính vì vậy cho dẫu sau này khi đã bước “sang bờ tư tưởng” mới, không còn vướng víu những buồn tủi cô đơn của một “thời thơ ây”. Nhưng không vì thế mà nó thiếu vắng ngọn lửa nhớ thương cháy bỏng, những thao thức đến nghẹn lòng khi nhà thơ hồi tưởng về hình ảnh quê hương. Và lúc ấy “mảnh hồn làng” lại hiện lên với những cung bậc tình cảm mới da diết và nhói đau. Bởi đây là thời gian nhà thơ phải ly hương “xa nhà đi kháng chiến”, để rồi sau đó phải sống dằn dặt xa quê với tâm trạng “ngày Bắc đêm Nam” trong hơn hai mươi năm trời khi đất nước tạm thời bị chia cắt. Vì vậy, “Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh lúc nầy là hình ảnh một “vườn xưa” cháy bỏng khát vọng tìm về sau những ngày công tác

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
(Vườn xưa)

Là hình ảnh một “con sông quê hương” cuồn cuộn chảy trong tâm thức thi nhân với biết bao hồi ức chất đầy nỗi nhớ thương mà mỗi khi đọc bài thơ lòng chúng ta không khỏi thấy cồn cào, se thắt khi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ ở một con sông quê nào đó trên đất nước Việt Nam dấu yêu gắn liền với nền văn minh sông nước này

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.
(Nhớ con sông quê hương)

Và cái “mảnh hồn làng” trong tâm thức của thi nhân không chỉ là hình ảnh “con sông quê hương”, là “mảnh vườn xưa” mà còn là “tiếng sóng” xao xác trong hồn thơ của ông, cho dù sống trong xa cách nghìn trùng ông vẫn mang nó trong lòng. Bởi với ông cái hồn quê sông biển ấy vừa là thực lại vừa là mộng, vừa hiện hữu lại vừa hư vô, như thân phận của mỗi con người.

“Nơi rất thực và cũng là rất mộng.
Của đời tôi yêu biển tự bao giờ
Trong giấc ngủ vẫn nghe tiếng sóng
Như tiếng lòng, giục giã những lời thơ.”
(Tiếng sóng)

Thật vậy, cũng như bao người dân Việt vốn hấp thụ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sông biển đã trở thành tâm thức trong thơ Tế Hanh. Và tâm thức về sông biển phải chăng là sự kết tinh của cái “mảnh hồn làng”, là sự hiện hữu của hồn quê, tình quê trong thơ ông. Đây cũng là biểu hiện của văn hoá làng trong thơ Tế Hanh. Vì vậy, nói đến thơ Tế Hanh không thể không nói đến tâm thức sông biển như một căn tính của thơ ông. Bởi chính nhà thơ đã xác quyết.

Tôi nói đến trời mây, tôi nói đến
Những cánh đồng, nhà máy, những hoa chim
Nhưng muốn nói nhiều hơn về xứ biển
Như cái gì thầm kín nhất trong tim
(Tiếng sóng)

Quả thật, hồn quê trong thơ Tế Hanh chính là kết tinh của “mảnh hồn làng” và đó là cái làm nên giá trị của thơ ông. “Mảnh hồn làng” ấy đã ôm ấp trong nó không chỉ có sông biển quê hương, có con đường quê với những ngày nghỉ học, có những toa tàu, có những vườn xưa lối cũ, có những bãi mía xạc xào những tiếng lòng thương nhớ mà còn có cả hình ảnh của những con người dân quê lam lũ “Sớm khuya chài lưới bên sông / Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng”, là hình ảnh người mẹ dấu yêu mà ngày mẹ mất tác giả như thấy cả đất trời sụp đổ.

Con lặng nhìn chung quanh
Thấy mồ to mả bé
Và nhìn lại đời mình
Thấy từ đây thiếu mẹ
(Bên mồ mẹ)

Đó cũng là cái tủ sách của cha mà với nhà thơ “cái hòm nhỏ con con / với tôi là của quý / thơ đã hoá tâm hồn / sách đã thành tri kỉ” (Cái tủ sách của cha tôi)… Và tất nhiên trong đó không thể thiếu vắng hình ảnh của người thương ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” để rồi cho mãi đến bây giờ thi nhân vẫn cứ thấy lòng ngẩn ngơ bất ổn.

Câu chuyện ngây thơ tự thuở nào
Bây giờ nhớ lại ngỡ chiêm bao
Ơi cô bạn nhỏ đâu rồi nhỉ?
Chỉ thấy trong tôi mía xạc xào…
(Mía)

Quả thật, cái làm nên “mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh là thế đó. Tất cả đã kết tinh thành một điệu hồn riêng trong thơ ông, tạo nên một phong cách thơ đôn hậu, đằm thắm và ngọt ngào. Và Tế Hanh cũng chỉ thành công ở những bài thơ mang giọng điệu trữ tình. Đó là cái duyên, cái độc đáo trong thơ Tế Hanh tạo nên gương mặt riêng của Tế Hanh trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều ấy mãi mãi hiện tồn như chính cái “mãnh hồn làng” trong thơ ông. Và chính cái hồn quê thấm đẫm chất văn hoá làng thuần Việt này đã biến thành máu thịt trong ông. Vì vậy dẫu những ngày đang sống ở Bắc Kinh tráng lệ thi nhân vẫn thấy hồn quê lai láng chảy trong tâm cảm của mình

Đêm nay trăng sáng Bắc Kinh
Nhớ trăng Hà Nội thấm tình quê hương
Lòng như cuộn chỉ yêu thuơng
Quấn theo mỗi một đoạn đường ra đi
(Dặm liễu)

Để rồi như một qui luật tất yếu của tình cảm đối với dân tộc mà chính ông đã nghiệm sinh “Anh xa nước nên yêu thêm nước” ông đã mơ thấy “Hàng Châu thành Hà Nội/ Nước Tây Hồ bỗng hoá nước Hồ Tây” (Bài thơ tình ở Hàng Châu). Thế mới biết cái tình quê, cái hồn quê, cái “mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh sâu nặng và thiết tha đến dường nào. Nói như nhà thơ Phạm Hổ trong lời giới thiệu tuyển tập thơ Tế Hanh (1938 – 1988) do sở Văn hoá và thông tin Quảng Ngãi, quê hương ông xuất bản năm 1989, năm đầu tiên tái lập tỉnh, cách đây đúng hai nươi năm: “Nếu tôi không nhầm thì thời ấy, (thuở phong trào thơ mới 1932 – 1945 – THA) khi Xuân Diệu say đắm làm thơ về tình yêu, Lưu Trọng Lư mơ màng làm thơ về sầu mộng, Chế Lan Viên suy tư về sự điêu tàn, Phạm Huy Thông hướng về lịch sử, Huy Cận cảm xúc với đất trời… thì Tế Hanh đã nói đến cái làng quê của mình: “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới…” (Quê hương). “Tôi con đường nhỏ chạy lang thang / kéo nỗi buồn không dạo khắp làng” – chữ “không” sao mà đáng yêu và đáng thương (Lời con đường quê). Và ngay từ đầu, anh đã nói về quê hương của mình với một nỗi buồn lặng lẽ, khá mênh mang… Có lẽ đó là cái “tạng” cái bản chất của anh chăng?

Với một con người có tấm lòng gắn bó với quê hương một cách tự nhiên “trời sinh” như Tế Hanh, cuộc sống lại dành cho anh những điều không may, mà lại rất may cho sự nghiệp làm thơ của anh. Yêu quê hương nhưng không mấy khi được sống với làng quê!” (Phạm Hổ).

Vâng tôi đồng ý với nhà thơ Phạm Hổ. Điều không may ấy cho Tế Hanh khi phải sống ly hương lại là cái may của Tế Hanh và thơ ca hiện đại Việt Nam khi ông đã có những bài thơ viết về quê hương hay và da diết đến như thế. Những bài thơ không chỉ đi vào sách giáo khoa, để lại bao nhiêu mỹ cảm trong tâm hồn các thế hệ thầy cô giáo và học sinh cũng như biết bao người đọc mà còn mãi mãi là tài sản vô giá của thơ ca Việt Nam hiện đại. Và chính nó đã làm nên hệ giá trị riêng cho thơ Tế Hanh trong thi đàn thơ Việt.

Vì vậy, dẫu hôm nay Tế Hanh đã đi ra “ngoài cõi sống” để trở về với “mảnh hồn làng”. Nhưng thơ ông thì vẫn còn sống mãi trong cuộc đời, vẫn mãi mãi xanh tươi như cây đời, như một Bài ca sự sống (*) chứa chan một tình yêu quê hương đất nước. Và như vậy sự ra đi của Tế Hanh, một trong những chứng nhân hiếm hoi còn lại của Thi ca tiền chiến đã để lại trong lòng những người yêu thơ Việt Nam một khoảng trống không thể nào bù đắp. Để rồi trong tận cùng nỗi đau và sự tiếc nuối, chúng ta không khỏi ngậm ngùi thốt lên những lời thê thiết “những người muôn năm cũ / hồn ở đâu bây giờ” (**)

(*) Tên một tập thơ của Tế Hanh.
(* *) Ông đồ – Vũ Đình Liên.

Quảng Ngãi, 17/7/2009
Trần Hoài Anh

tửu tận tình do tại

Tế Hanh giới thiệu về quê hương mình bằng những câu thơ chân mộc, hồn nhiên đến thế. Vậy mà, khi đọc lên không ai lại không cảm thấy nao lòng khi nghĩ về làng quê của mình. Bởi lẽ đã là người, ai cũng có một làng quê để chào đời, một làng quê để lớn lên và một làng quê để thương nhớ. Cái làng quê ấy đối với người Việt Nam đã trở thành một sức mạnh tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nó cũng là nơi tìm về của mỗi chúng ta sau những ngày tháng phiêu linh trong cuộc đời trần thế nầy. Tế Hanh hôm nay đã trở về cõi vĩnh hằng hay chính ông đã trở về với “mảnh hồn làng” của quê hương ông. Trở về cái nơi mà ông đã cất tiếng khóc chào đời cách đây 89 năm.Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20-6-1921 tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, trường huyện. Sau đó, ông ra học trung học tại trường Quốc học Huế. Như một cơ duyên, ở đây ông được tiếp xúc với những người bạn trong phong trào thơ Mới như Huy Cận, Xuân Diệu cũng như được tiếp xúc nhiều hơn với nền thơ ca thế giới mà dặc biệt là thơ Pháp. Với tình yêu thơ sẵn có, ông đã làm thơ và cho ra đời tập thơ đầu tiên vào năm 1939 lấy tên là, được giải khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn, rồi trở thành một trong những gương mặt trẻ của phong trào thơ Mới lúc bấy giờ. Tháng 8 năm 1945, ông gia nhập phong trào Việt Minh, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.Làng quê của Tế Hanh là một vùng sông nước nằm ven bờ hạ lưu sông Trà Bồng, con sông đã “tắm mát” đời ông. Đây cũng chính là nơi tạo nên nguồn cảm hứng để thi nhân sáng tác những bài thơ nổi tiếng về sông nước quê hương như:… Chính vì vậy, trong, Hoài Thanh, Hoài Chân đã không tiếc lời ca ngợi: “Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng”, trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật…” Phải chăng cái “thế giới rất gần gũi” trong thơ Tế Hanh mà Hoài Thanh – Hoài Chân đã nói đến trongchính là cái tình quê da diết của Tế Hanh, cái đã làm nên “mảnh hồn làng” trong thơ ông.“Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh bình dị và trong trẻo đến lạ lùng. Nó không phải là những hình tượng thơ hoành tráng, lớn lao, đầy âm hưởng anh hùng ca và sử thi (vốn không phải là cái tạng của thơ Tế Hanh) như ở một số nhà thơ khác mà có thời chúng ta đã không tiếc lời ngợi ca, mà nó thật sự nhỏ nhoi, lặng lẽ, khiêm nhường như chính cái hồn thơ đôn hậu, tinh tế, trong trẻo của ông:Đó chính là hình ảnh cái làng quê ở một vùng cù lao sông nướcLà “con đường quê” oằn mình trong mưa nắng để chia sẻ những nỗi cơ cực của người dân quê một nắng hai sương quanh năm lam lũĐó là hình ảnh cái ga tàu lặng lẽ nơi phố huyện buồn thê thiết khi chứng kiến bao cảnh tiễn biệt nơi sân ga. Để rồi với tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân, Tế Hanh đã nghẹn ngào, xa xót…Đó còn là hình ảnh một ngôi trường làng nhỏ nhoi lặng im mà sau bốn năm xa cách, khi về thăm, thi nhân không khỏi chạnh lòng trước cảnh xác xơ của một nơi đã từng ôm ấp bao kỷ niệm mộng mơ của tuổi học trò.Rồi “mảnh hồn làng” ấy lớn dần theo năm tháng, đã ăn sâu trong tâm thức của thi nhân để trở thành một thứ tâm cảm, một thứ tâm linh trong thơ Tế Hanh dào dạt và sâu lắng, tha thiết mà ngọt ngào. Chính vì vậy cho dẫu sau này khi đã bước “sang bờ tư tưởng” mới, không còn vướng víu những buồn tủi cô đơn của một “thời thơ ây”. Nhưng không vì thế mà nó thiếu vắng ngọn lửa nhớ thương cháy bỏng, những thao thức đến nghẹn lòng khi nhà thơ hồi tưởng về hình ảnh quê hương. Và lúc ấy “mảnh hồn làng” lại hiện lên với những cung bậc tình cảm mới da diết và nhói đau. Bởi đây là thời gian nhà thơ phải ly hương “xa nhà đi kháng chiến”, để rồi sau đó phải sống dằn dặt xa quê với tâm trạng “ngày Bắc đêm Nam” trong hơn hai mươi năm trời khi đất nước tạm thời bị chia cắt. Vì vậy, “Mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh lúc nầy là hình ảnh một “vườn xưa” cháy bỏng khát vọng tìm về sau những ngày công tácLà hình ảnh một “con sông quê hương” cuồn cuộn chảy trong tâm thức thi nhân với biết bao hồi ức chất đầy nỗi nhớ thương mà mỗi khi đọc bài thơ lòng chúng ta không khỏi thấy cồn cào, se thắt khi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ ở một con sông quê nào đó trên đất nước Việt Nam dấu yêu gắn liền với nền văn minh sông nước nàyVà cái “mảnh hồn làng” trong tâm thức của thi nhân không chỉ là hình ảnh “con sông quê hương”, là “mảnh vườn xưa” mà còn là “tiếng sóng” xao xác trong hồn thơ của ông, cho dù sống trong xa cách nghìn trùng ông vẫn mang nó trong lòng. Bởi với ông cái hồn quê sông biển ấy vừa là thực lại vừa là mộng, vừa hiện hữu lại vừa hư vô, như thân phận của mỗi con người.Thật vậy, cũng như bao người dân Việt vốn hấp thụ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sông biển đã trở thành tâm thức trong thơ Tế Hanh. Và tâm thức về sông biển phải chăng là sự kết tinh của cái “mảnh hồn làng”, là sự hiện hữu của hồn quê, tình quê trong thơ ông. Đây cũng là biểu hiện của văn hoá làng trong thơ Tế Hanh. Vì vậy, nói đến thơ Tế Hanh không thể không nói đến tâm thức sông biển như một căn tính của thơ ông. Bởi chính nhà thơ đã xác quyết.Quả thật, hồn quê trong thơ Tế Hanh chính là kết tinh của “mảnh hồn làng” và đó là cái làm nên giá trị của thơ ông. “Mảnh hồn làng” ấy đã ôm ấp trong nó không chỉ có sông biển quê hương, có con đường quê với những ngày nghỉ học, có những toa tàu, có những vườn xưa lối cũ, có những bãi mía xạc xào những tiếng lòng thương nhớ mà còn có cả hình ảnh của những con người dân quê lam lũ “Sớm khuya chài lưới bên sông / Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng”, là hình ảnh người mẹ dấu yêu mà ngày mẹ mất tác giả như thấy cả đất trời sụp đổ.Đó cũng là cái tủ sách của cha mà với nhà thơ “cái hòm nhỏ con con / với tôi là của quý / thơ đã hoá tâm hồn / sách đã thành tri kỉ” ()… Và tất nhiên trong đó không thể thiếu vắng hình ảnh của người thương ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” để rồi cho mãi đến bây giờ thi nhân vẫn cứ thấy lòng ngẩn ngơ bất ổn.Quả thật, cái làm nên “mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh là thế đó. Tất cả đã kết tinh thành một điệu hồn riêng trong thơ ông, tạo nên một phong cách thơ đôn hậu, đằm thắm và ngọt ngào. Và Tế Hanh cũng chỉ thành công ở những bài thơ mang giọng điệu trữ tình. Đó là cái duyên, cái độc đáo trong thơ Tế Hanh tạo nên gương mặt riêng của Tế Hanh trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều ấy mãi mãi hiện tồn như chính cái “mãnh hồn làng” trong thơ ông. Và chính cái hồn quê thấm đẫm chất văn hoá làng thuần Việt này đã biến thành máu thịt trong ông. Vì vậy dẫu những ngày đang sống ở Bắc Kinh tráng lệ thi nhân vẫn thấy hồn quê lai láng chảy trong tâm cảm của mìnhĐể rồi như một qui luật tất yếu của tình cảm đối với dân tộc mà chính ông đã nghiệm sinh “Anh xa nước nên yêu thêm nước” ông đã mơ thấy “Hàng Châu thành Hà Nội/ Nước Tây Hồ bỗng hoá nước Hồ Tây” (). Thế mới biết cái tình quê, cái hồn quê, cái “mảnh hồn làng” trong thơ Tế Hanh sâu nặng và thiết tha đến dường nào. Nói như nhà thơ Phạm Hổ trong lời giới thiệu tuyển tập thơ Tế Hanh (1938 – 1988) do sở Văn hoá và thông tin Quảng Ngãi, quê hương ông xuất bản năm 1989, năm đầu tiên tái lập tỉnh, cách đây đúng hai nươi năm: “Nếu tôi không nhầm thì thời ấy, (thuở phong trào thơ mới 1932 – 1945 – THA) khi Xuân Diệu say đắm làm thơ về tình yêu, Lưu Trọng Lư mơ màng làm thơ về sầu mộng, Chế Lan Viên suy tư về sự điêu tàn, Phạm Huy Thông hướng về lịch sử, Huy Cận cảm xúc với đất trời… thì Tế Hanh đã nói đến cái làng quê của mình: “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới…” (). “Tôi con đường nhỏ chạy lang thang / kéo nỗi buồn không dạo khắp làng” – chữ “không” sao mà đáng yêu và đáng thương (Lời con đường quê). Và ngay từ đầu, anh đã nói về quê hương của mình với một nỗi buồn lặng lẽ, khá mênh mang… Có lẽ đó là cái “tạng” cái bản chất của anh chăng?Với một con người có tấm lòng gắn bó với quê hương một cách tự nhiên “trời sinh” như Tế Hanh, cuộc sống lại dành cho anh những điều không may, mà lại rất may cho sự nghiệp làm thơ của anh. Yêu quê hương nhưng không mấy khi được sống với làng quê!” (Phạm Hổ).Vâng tôi đồng ý với nhà thơ Phạm Hổ. Điều không may ấy cho Tế Hanh khi phải sống ly hương lại là cái may của Tế Hanh và thơ ca hiện đại Việt Nam khi ông đã có những bài thơ viết về quê hương hay và da diết đến như thế. Những bài thơ không chỉ đi vào sách giáo khoa, để lại bao nhiêu mỹ cảm trong tâm hồn các thế hệ thầy cô giáo và học sinh cũng như biết bao người đọc mà còn mãi mãi là tài sản vô giá của thơ ca Việt Nam hiện đại. Và chính nó đã làm nên hệ giá trị riêng cho thơ Tế Hanh trong thi đàn thơ Việt.Vì vậy, dẫu hôm nay Tế Hanh đã đi ra “ngoài cõi sống” để trở về với “mảnh hồn làng”. Nhưng thơ ông thì vẫn còn sống mãi trong cuộc đời, vẫn mãi mãi xanh tươi như cây đời, như một(*) chứa chan một tình yêu quê hương đất nước. Và như vậy sự ra đi của Tế Hanh, một trong những chứng nhân hiếm hoi còn lại của Thi ca tiền chiến đã để lại trong lòng những người yêu thơ Việt Nam một khoảng trống không thể nào bù đắp. Để rồi trong tận cùng nỗi đau và sự tiếc nuối, chúng ta không khỏi ngậm ngùi thốt lên những lời thê thiết “những người muôn năm cũ / hồn ở đâu bây giờ” (**)

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

20+ Lời chúc mừng sinh nhật anh trai em trai hay, hài hước

Next Post

Thơ Tình Noel – Chùm Thơ Tình Buồn Cho Đêm Giáng Sinh Đơn Lẻ

Related Posts