Top 10 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc trải dài hàng ngàn năm. Từ thời thiết lập những triều đại, phái đẹp có vai trò lớn trong sự hưng thịnh, suy vong của mỗi vương triều. Chắc hẳn là những bạn đã từng nghe đến “ tứ đại mỹ nhân ” của Trung Quốc. Thật vậy, trong lịch sử vẻ vang Trung Quốc không chỉ có “ tứ đại mỹ nhân ” mà còn rất nhiều những mỹ nhân khác với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, thậm chí còn nhan sắc của họ còn khiến cho những bậc thiên tử thời ấy si mê đến độ bỏ bê triều chính. Hãy cùng Mobitool. vn khám phá xem họ là ai trong bài viết dưới đây nhé .

Tây Thi

Tây Thi có tên thật là Thi Di Quang, con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Tây Thi là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Tương truyền, Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư. Câu chuyện về Tây Thi phổ biến trong các nước văn hóa Đông Á. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô hùng mạnh bị diệt vong. Câu chuyện đã trở thành huyền thoại về nhan sắc khuynh đảo, được nhắc đến nhiều trong các điển tích Trung Hoa. Vẻ đẹp thiên tiên của nàng rất phổ biến rộng rãi trong thi ca cũng như dân gian, người ta thường dùng sắc đẹp của nàng để nói lên những người con gái tuyệt đẹp trong văn hóa Trung Hoa và một số nước chịu ảnh hưởng. Câu chuyện của nàng là một ví dụ điển hình cho hình tượng “Hồng nhan họa thủy” trong thời phong kiến xưa, đặc thể hiện qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc và một số bài thơ của thi nhân nhà Đường là Lý Bạch và Vương Duy.

Sắc đẹp của Tây Thi được miêu tả hết sức mỹ lệ, câu chuyện về nàng mang sắc thái của một đại mỹ nhân, từ đó trong danh sách Tứ đại mỹ nhân của văn hóa đương đại Trung Quốc, Tây Thi luôn xếp đầu tiên. Tây Thi vốn là một viên ngọc quý lấp lánh ánh hào quang vô cùng mĩ lệ của Hằng Nga ở Nguyệt cung. Nàng phụng chỉ Ngọc hoàng đại đế chi mệnh, hạ phàm đến cứu vớt lê dân bách tính của hai nước Ngô – Việt thoát khỏi nỗi khổ sau nhiều năm chiến loạn liên miên. Trân châu chính là nàng hóa thân. Đến nay, nàng Tây Thi – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa là người thực hay chỉ là hư cấu vẫn còn là đề tài tranh cãi. Mặc dù bí ẩn nàng Tây Thi đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” trong lịch sử Trung Hoa chưa được xác thực rõ ràng, nhưng huyền thoại về nhan sắc của Tây Thi vẫn nổi tiếng tới ngày nay.

Tây ThiTây ThiTây ThiTây Thi

Vương Chiêu Quân

Ắt hẳn khi nhắc đến lịch sử Trung Hoa, người ta không thể không bàn tới tứ đại mỹ nhân. Sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” của họ không chỉ khiến nhiều vị hoàng đế mê mệt mà còn làm thay đổi vận mệnh cả một triều đại. Một trong những người như vậy chính là Vương Chiêu Quân. Vương Chiêu Quân được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa thời bấy giờ. Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn”, tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất. Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn “Xuất tái khúc”. Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ “Lạc nhạn” trong câu “Trầm ngư lạc nhạn” (chim sa cá lặn) do đó mà có.

Vương Chiêu Quân là một nhân vật chính trị thời nhà Hán, nguyên là cung nhân của Hán Nguyên Đế, rồi trở thành vợ của Thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà. Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, trở thành một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Vương Chiêu Quân còn được gọi là Minh Phi. Nàng sinh ra trong một gia đình có học thức thời nhà Tây Hán dưới thời cai trị của Hán Nguyên Đế. Chiêu Quân không những xinh đẹp tuyệt trần mà rất thông mình và tứ nghệ giỏi giang: Cầm – kì – thi – họa. Vì sở hữu nhan sắc tuyệt thế giai nhân nên nàng được tuyển vào cung để hầu hạ nhà vua. Người ta nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của hòa bình và cốt cách của nàng thể hiện phẩm hạnh cao quý của một mỹ nhân. Tâm hồn của nàng được ví như một đoá hoa luôn toả ngát hương thơm cho người đời. Kể từ đó, Vương Chiêu Quân trở thành nữ thần của loài hoa mẫu đơn. Một loài biểu tượng cho sự tinh khiết mà cao quý, lòng bao dung cũng sự phồn thịnh.

Vương Chiêu QuânVương Chiêu QuânVương Chiêu QuânVương Chiêu QuânVương Chiêu QuânVương Chiêu Quân

Điêu Thuyền

Điêu Thuyền là một người đẹp trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là “bế nguyệt”, khiến trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi. Có lần, Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của phủ Tư Đồ – đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có con gió nhẹ thổi đến, một vầng mây nhẹ trôi đã che khuất mặt trăng. Đúng lúc. đó, Vương Doãn trông thấy, để khen con gái nuôi của mình xinh đẹp thế nào, ông thường nói với mọi người rằng con gái nuôi của ông xinh đẹp đến nỗi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào nấp sau áng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “bế nguyệt”. Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã vì muốn báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha nuôi Vương Doãn mà nguyện làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã dựa vào những yếu tố có sẵn mà sáng tạo nên nhân vật Điêu Thuyền mà ngày nay biết đến nhiều nhất. Trong tiểu thuyết, Điêu Thuyền là một thiếu nữ thuộc tầng lớp nô lệ, chẳng may đã mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên bán mình vào trong cung hầu hạ. Về sau do loạn Thập thường thị, nàng ta bèn trốn thoát được ra khỏi cung, cuối cùng xin vào hầu trong phủ nhà Tư đồ Vương Doãn – một đại thần quyền cao chức trọng trung thành với nhà Hán. Trong lúc đó, một mặt an phận sống trong phủ, một mặt chứng kiến chủ nhân là Vương Doãn ngày đêm lo lắng vương triều nhà Hán bị Đổng Trác thao túng, khiến Điêu Thuyền cảm thấy chạnh lòng. Một đêm, Điêu Thuyền ở dưới ánh trăng dâng hương cầu nguyện trời cao, nguyện vì chủ nhân lo lắng. Vương Doãn tình cờ nhìn thấy, lại thấy nhan sắc của Điêu Thuyền động lòng người, Vương Doãn bèn cảm động nhận nàng làm con nuôi và bày tỏ xin Điêu Thuyền thực hiện kế sách được ông gọi là Liên hoàn Mỹ nhân kế mục đích khiến Đổng Trác và Lữ Bố tự diệt.

Điêu ThuyềnĐiêu ThuyềnĐiêu ThuyềnĐiêu ThuyềnĐiêu ThuyềnĐiêu Thuyền

Dương Quý Phi

Dương Quý Phi là 1 trong tứ đại mỹ nhân trong Trung Quốc. Nếu Tây Thi có nét đẹp Trầm Ngư (cá lặn), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (Lạc Nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải núp vào mây (Bế Nguyệt), thì Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa). Tương truyền, một hôm Quý Phi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kiềm được, buông lời than thở: “Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?. Lời chưa dứt lệ đã tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nữ nhìn thấy, người cung nữ đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Thái Chân là “Tu hoa”.

Dương Quý phi còn gọi là Dương Ngọc Hoàn hay Dương Thái Chân, là một phi tần rất được sủng ái của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Trong văn hóa Trung Hoa, bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn. Câu chuyện về tình duyên giữa Dương Quý phi và Đường Huyền Tông thường được nhắc đến với khung cảnh ước lệ, xa hoa tột đỉnh của giai đoạn nhà Đường đang thịnh thế. Sự yêu chiều một cách thái quá của Đường Huyền Tông đối với Dương Quý phi là nguyên nhân khiến người đời cho rằng nhà Đường đều do Quý phi mà suy vong. Sắc đẹp của Dương Quý phi được ghi nhận là đầy đặn, thường được so sánh một cách đối lập với Triệu Phi Yến nhà Hán. Triệu Phi Yến được biết đến nhẹ như chim yến, có thể đứng trên lòng bàn tay người, còn Dương Quý phi lại nổi tiếng vì sự đẫy đà, tròn trịa có phần mập mạp, sắc da mịn màng diễm lệ.

Dương Quý PhiDương Quý PhiDương Quý PhiDương Quý PhiDương Quý PhiDương Quý Phi

Triệu Phi Yến

Triệu Phi Yến được xem là là đệ nhất mỹ nhân thời Hán bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Bà nổi tiếng với dung mạo tuyệt thế, thân thể nhẹ nhàng tựa như chim yến, nên gọi Phi Yến (có nghĩa là chim yến đang bay). Nàng được biết đến là “một trong ba công nữ xuất sắc nhất Trung Quốc cổ đại”. Vẻ đẹp của Triệu Phi Yến có thể nói là “Đệ nhất thiên hạ”, không ai sánh bằng, nhưng sự hiểm độc của đại mỹ nhân này thì cũng không ai so được. Đây là một trong hai đại mỹ nhân của nhà Hán, bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân. Triệu Phi Yến và em gái là Triệu Hợp Đức sau khi được đưa vào cung làm phi của Hán Thành Đế đã cùng nhau lật đổ Hứa Hoàng hậu. Tuy vậy, hai chị em họ Triệu đều không sinh được con nên để củng cố địa vị họ bắt đầu lập mưu hãm hại các cung phi được sủng ái khác.

Hai chị em Triệu Phi Yến đã dùng cách hãm hại, vu oan cho họ bùa chú. Cuối cùng, một người bị phế ngôi hậu, một người bị phế phi. Và đương nhiên, Phi Yến được lên làm hoàng hậu, mẫu nghi thiên hạ. Biết rõ việc mình không thể sinh con sẽ khó lòng giữ được ngôi vị nên Triệu Phi Yến tìm mọi cách để có con. Thời đó, chuyện dâm loạn của Triệu Phi Yến đã từng nổi đình nổi đám. Vua Hán Thành Đế biết rõ nhưng lại không có cách nào trừng trị bà ta. Hai chị em họ bênh vực lẫn nhau khiến cho Hán Thành Đế mê muội lại tin vào những lời đường mật. Một cung phi họ Tào sau khi sinh được con trai đã bị chị em họ Triệu giết hại, gây nên vụ thảm án chốn hậu cung. Một năm sau, cảnh tương tự lại xảy ra với Hứa mỹ nhân – một người cũng vừa sinh được con trai.

Triệu Phi YếnTriệu Phi YếnTriệu Phi YếnTriệu Phi YếnTriệu Phi YếnTriệu Phi Yến

Tô Đát Kỷ

Tô Đát Kỷ là một mỹ nữ xinh đẹp như tiên lại sở hữu trái tim tà ác nổi danh thiên cổ. Trong tứ đại độc phụ nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại, nổi tiếng nhất, có nhiều truyền thuyết nhất, chính là Tô Đát Kỷ, một đại mỹ nữ đẹp như thiên tiên nhưng tính cách âm hiểm chẳng khác nào rắn độc. Theo ghi chép, Tô Đát Kỷ là một mỹ nhân tuyệt sắc thời nhà Thương. Nàng cùng với Muội Hỉ nhà Hạ, Bao Tự nhà Chu và Ly Cơ nhà Tấn là những ví dụ điển hình của “hồng nhan họa thủy”, tức mỹ nhân xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại gây đại họa liên lụy đến các quân vương, là nguyên nhân làm sụp đổ triều đại. Về sắc đẹp của Tô Đát Kỷ, có rất nhiều bản thoại ghi lại, tất cả đều nói nàng có vẻ đẹp diễm lệ, rực rỡ, gặp một lần là không thể quên. Mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đàn ca nhảy múa hết mực giỏi giang. Thậm chí, nhan sắc của Tô Đát Kỷ còn khiến người ta mê muội, vô thức làm theo những điều mà mình không tưởng tượng nổi.


Tô Đát Kỷ là một nhân vật nổi tiếng trong huyền sử Trung Quốc thời nhà Thương. Bà được biết đến là Vương hậu thứ hai của Đế Tân (tức Trụ Vương), vị quân chủ cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Hình tượng phổ biến nhất về Đát Kỷ có lẽ là sự tích do hồ ly tinh hóa thành. Trong nhiều câu chuyện cổ đến tiểu thuyết, sân khấu, bà luôn được mô tả là kỹ nữ có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người, thuộc hàng đại mỹ nhân của Trung Hoa. Tuy nhiên, do là yêu tinh và có nhiều hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm chết quá nhiều người, nên dân gian thường gọi bà là yêu cơ. Tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, một tiểu thuyết phổ biến hình tượng Đát Kỷ nhất, mô tả Đát Kỷ họ Tô, là con gái của Tô Hộ, chỉ là người bình thường, nhưng trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa giao cho làm cho Trụ Vương mê muội và nhà Thương sụp đổ, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ. Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn.

Tô Đát KỷTô Đát KỷTô Đát KỷTô Đát KỷTô Đát KỷTô Đát Kỷ

Ngu Cơ

Ngu Cơ sinh vào thời đại cuối nhà Tần ở huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), không chỉ sở hữu sắc đẹp tuyệt mỹ mà nàng còn giỏi ca múa nên mọi người thường gọi với cái tên là Ngu mỹ nhân. Ngu Cơ là vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ – một vị tướng quân nổi tiếng thời Hán Sở. Ngu mỹ nhân được mọi người biết đến nhờ tình yêu thủy chung, son sắt một lòng với chồng mình là Hạng Vũ. Nàng đã chấp nhận hy sinh mạng sống để có thể vực dậy tinh thần cho trượng phu. Cái chết của nàng tại Cai Hạ trở thành một câu chuyện nổi tiếng được truyền tụng nhiều đời trong lịch sử Trung Quốc. Bà là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cũng như văn hóa dân gian Trung Hoa với cuộc đời gắn bó cùng Hạng Vũ. Ngu Cơ được nhắc đến lần đầu trong văn bản Sử ký Tư Mã Thiên, sau đó là Hán thư và dần được truyền tụng trong đời sống bình thường. Bà được dân gian lý tưởng hóa câu chuyện, chuyển thể gắn liền với điển tích mà người đời sau gọi là “Bá Vương biệt Cơ”, một điển tích nổi tiếng về tình cảm, trở thành nỗi bi ca được nhớ đến qua nhiều thời kỳ, thể hiện trong nghệ thuật, thơ, phú, hội họa, và cả điện ảnh hiện đại.

Trong văn hóa dân gian đương đại, tưởng nhớ về các nhân vật truyền kỳ, Ngu Cơ cùng Bạch Nương Tử, Mạnh Khương Nữ và Vương Bảo Xuyến được gọi là Tứ đại tình nữ – hình tượng về tình cảm sâu sắc của những người phụ nữ Trung Quốc. Mối tình của Ngu Cơ và Hạng Vũ phổ biến trong dân gian, qua thời gian đã trở thành một chủ đề rất được ưa chuộng của nhiều vở kịch, bộ phim điện ảnh và phim truyền hình. Trong những tác phẩm này, Ngu Cơ luôn được thể hiện là một người phụ nữ chung tình, mặc dù không có nhiều thông tin về Ngu Cơ được ghi lại trong lịch sử. Cảnh tượng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ vĩnh biệt Ngu Cơ trước khi xuất trận lần cuối được diễn thành vở Kinh kịch, nổi tiếng nhất là vở “Bá Vương biệt Cơ”. Một cuốn tiểu thuyết cùng tên của Lý Bích Hoa đã được Trần Khải Ca chuyển thể thành phim gây tiếng vang lớn.

Ngu CơNgu CơNgu CơNgu CơNgu CơNgu Cơ

Trương Lệ Hoa

Trương Lệ Hoa sinh vào năm 559 đến năm 589 tại Nam Triều thuộc thời nhà Trần. Nàng còn có tên gọi khác là Trần Triều Trương Quý Phi, cũng được mệnh danh là tuyệt thế mỹ nhân của Trung Hoa xưa. Trương Lệ Hoa vốn xuất thân là con nhà binh, giỏi cầm kỳ thi họa, nàng nhập cung năm 10 tuổi về sau làm Quý phi của Nam Triều Trần Hậu Chủ Thúc Bảo. Năm 589, nhà Trần bị diệt vong nên Trương Lệ Hoa cũng bị xử tội chết. Trương Lệ Hoa xuất thân từ một gia đình binh gia, nhưng do biến cố nên gia đình sạt nghiệp, suy sút bần hàn ở Giang Nam. Để kiếm kế sinh nhai, cha và anh trai bà làm nghề đan chiếu để kiếm sống. Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Lệ Hoa khi ở độ tuổi đôi mươi lại mang nét đẹp khác lạ: “Da trắng như tuyết, mắt tròn đen láy, thân hình toát lên vẻ thanh tú”, những vẻ đẹp theo bà từ lúc mới sinh nên tên Lệ Hoa cũng do cha mẹ đặt từ các đặc điểm trên.

Trương Lệ Hoa có mái tóc dài bảy thước, bóng đến soi gương được, lông mày sắc nét như tranh vẽ. Ngoài ra, bà còn có trí nhớ hơn người và vô cùng nhanh nhạy, tinh ranh trong cuộc sống hàng ngày. Trương Lệ Hoa vào cung nhiều năm, có biệt tài ăn nói, lại cộng thêm nhan sắc tuyệt trần nên chiếm trọn được sự tin yêu và sủng ái của Hậu Chủ. Từ khi Lệ Hoa có quyền lấn át cả Hoàng hậu Thẩm thị, các cung nhân trong cung không ai không kính trọng và xu nịnh bà, thường tìm cách đút lót để mong được chiếu cố. Lệ Hoa còn biết các thuật cầu đảo, mê tín, thường mời các Nữ sĩ vào cung lập đàn tế tự, mê hoặc Hậu Chủ tin vào những điều kỳ bí. Do đó, Hậu Chủ càng tin tưởng Lệ Hoa, thường cho Lệ Hoa can dự triều chính. Càng về sau, Hậu Chủ càng bỏ bê triều chính, các quan tấu sớ đều phải qua hoạn quan Thái Lâm Nhân và Lý Thiện Độ, mà cả hai vị quan này đều chịu sự chi phối của Trương Lệ Hoa. Hậu Chủ ngày càng lún sâu vào hưởng lạc, quyết định có việc gì thì Trương Lệ Hoa có thể tự quyết định, sau đó hãy bẩm báo cho mình cũng được. Do đó, trong ngoài đều do Lệ Hoa quyết định, bà ta tùy tiện phong tước, nhận hối lộ, kéo bè kết phái,… làm cho quốc sự Nam triều nhanh chóng hỗn loạn và suy yếu.

Trương Lệ HoaTrương Lệ HoaTrương Lệ HoaTrương Lệ HoaTrương Lệ HoaTrương Lệ Hoa

Chân Lạc

Chân Cơ (Chân Lạc) hay còn được biết đến là Văn Chiêu Chân hoàng hậu sống từ năm 183 đến năm 221, là mẹ của Ngụy Minh Đế Tào Duệ người kế vị của triều đại Tào Ngụy. Chân Cơ nổi tiếng với nhiều truyền thuyết. Nàng được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, làm động lòng nhiều nhân vật có tiếng tăm, tiêu biểu như Tào Tháo. Khi còn sống, nàng chưa được phong làm Hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Thụy hiệu Hoàng hậu là do Tào Duệ truy tôn khi lên làm Hoàng đế. Nàng có đôi mắt to sáng, hai lúm đồng tiền, môi hồng răng trắng, vai nhỏ eo thon. Chân phu nhân có tài năng thi phú, tương truyền bà đã viết Đường Thượng Hành sau khi bị Tào Phi ghẻ lạnh. Nội dung bài thơ rất tha thiết và thể hiện tâm tình của một người vợ đối với chồng, lưu truyền hậu thế.

Nổi tiếng với nhiều truyền thuyết xoay quanh mình, Chân phu nhân được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, đã làm say mê Tào Tháo, Tào Phi cùng Tào Thực. Có một câu nói trong dân gian được cho là ở thời Tam Quốc dùng để miêu tả sắc đẹp của bà: “Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Phục tiếu”. Bên cạnh đó, nguyên nhân về việc Tào Phi sau khi xưng Đế lại ban chết cho bà, đến nay vẫn thực sự gây tranh cãi, có hai thuyết chính được đưa ra: Tào Phi ghen khi Chân phu nhân được Tào Thực yêu mến, nên ban chết để thỏa cơn giận; một thuyết khác là vì Quách Nữ Vương muốn đoạt sủng, dèm pha ođến nỗi bị chết oan. Cũng có cách nói gộp vào cả hai ý trên, thực hư thế nào, vẫn không thể kiểm chứng, song những thuyết trên đều được sử dụng trong điện ảnh khi nói về bà.

Chân LạcChân LạcChân LạcChân CơChân CơChân Cơ

Bao Tự

Bao Tự là vương hậu thứ hai của Chu U Vương – vị thiên tử cuối cùng của giai đoạn Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc. Bao Tự thường được liệt kê vào danh sách các mỹ nhân nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài sở hữu một vẻ đẹp tuyệt mỹ, thu hút thì nàng cũng được người đời gắn với danh hiệu “hồng nhan họa thủy” (tức mỹ nhân gây đại họa liên lụy đến các quân vương, thường là nguyên nhân làm sụp đổ triều đại). Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy Bao Tự, Chu U vương đã mê mẩn tinh thần. Chốn phòng the, Chu U vương càng mê mẩn hơn khi trên người nàng luôn tỏa ra một mùi hương hấp dẫn, dễ chịu mà không một phi tần trong cung nào sánh được. Vốn là một Hoàng đế đa tình, thường xuyên sai nội thị đi khắp nơi tìm con gái đẹp đưa về cung nhưng từ khi có Bao Tự, Chu U vương quên hẳn việc tuyển mỹ nữ.Bao Tự được Chu U vương sủng ái nhất. Nàng là người được Chu U Vương mê đắm, bởi chưa bao giờ thấy Bao Tự cười nên Chu U Vương đã ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ được thưởng nghìn lạng vàng.

Có lẽ cũng chính vì điều này nên Bao Tự được người đời đặt cho danh hiệu như trên. Truyền thuyết kể rằng, Bao Tự là một mỹ nhân cực kỳ xinh đẹp và quyến rũ. Để thấy nụ cười của Bao Tự, Chu U vương nghe theo một nịnh thần, đốt lửa trên đài để lừa triệu chư hầu chạy đến. Trò đùa này đã gây ra họa mất Cảo Kinh khi quân Khuyển Nhung thực sự chiếm đánh. Nhà chu bắt đầu suy yếu từ đây. Điển tích nổi tiếng này gọi là Phóng hỏa hí chư hầu. Nàng Bao Tự là một trong thập đại mỹ nhân Trung Quốc, sánh vai với các người đẹp như Tây Thi, Điêu Thuyền, Triệu Phi Yến, Trương Lệ Hoa, Ngu Cơ… Mỹ danh của Bao Tự về sau được lưu truyền như một “Hồng nhan họa thủy” nghĩa là Người đẹp làm hại đất nước, thường liệt kê vào danh sách các mỹ nhân nổi tiếng và có ảnh hưởng trong lịch sử. Nàng cùng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Ly Cơ được xem là Tứ đại yêu cơ, khiến cho cơ nghiệp các quân vương thời Tiên Tần bị phá hoại (nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu và nhà Tấn).

Bao TựBao TựBao TựBao TựBao TựBao Tự

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

TOP 10 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi tại TPHCM được review tốt

Next Post

Sữa chua khô là gì? Có tốt không? Có nên cho bé ăn không?

Related Posts