Nhật Bản muốn hồi sinh ngành chip bán dẫn, thứ họ từng thống trị thế giới hồi thập niên 80

Lấy ví dụ chính quyền tổng thống Joe Biden đang cố gắng cải thiện tình trạng khan hiếm chip và giảm phụ thuộc vào Đài Loan bằng cách đưa ra một gói đầu tư trị giá 52 tỷ USD để kích thích ngành công nghiệp chip bán dẫn Mỹ phát triển. Còn trong khi đó, Trung Quốc thì đang muốn tạo ra bước “đại nhảy vọt” của thế kỷ XXI khi đầu tư hẳn 100 tỷ USD hỗ trợ cho các đơn vị phát triển chip bán dẫn trong nước.

Châu Âu thì có một sáng kiến gọi là “Digital Compass”, tăng đóng góp của lục địa già vào chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu lên khoảng 20 phần trăm tính đến năm 2030. Mục tiêu này vô cùng tham vọng, nhưng bản thân Intel cũng vừa hứa sẽ xây dựng

Và điều đó đưa chúng ta tới

Vấn đề chủ yếu ở thời điểm hiện tại đối với Nhật Bản là trong số hơn 80 nhà máy kể trên, hầu hết chúng đều sử dụng trang thiết bị đã lỗi thời, thậm chí một vài trong số đó còn được bán cho Trung Quốc để né lệnh cấm vận của Mỹ, không cho phép các hãng sản xuất chip Trung Quốc mua trang thiết bị và công nghệ của Mỹ. Chỉ có hai đơn vị đáng chú ý nhất trong ngành chip bán dẫn Nhật, đó là

Không chỉ kích thích sản lượng chip bán dẫn “made in Japan” lên, mà bản thân quyết định này của

Tầm nhìn ấy, không phải nghi ngờ gì, đến từ chính những xung đột toàn cầu giữa thời điểm cuộc đua giành lợi thế về công nghệ đang diễn ra vô cùng gay gắt. Chính cuộc đua ấy cũng đã khiến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu vài năm trở lại đây bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng, cùng lúc khiến nỗ lực toàn cầu hóa ngành chip bán dẫn bị cản trở.

Ấy là chưa kể, năm 1988, Nhật Bản là quốc gia thống trị về chip bán dẫn, còn đến năm 2020 vừa rồi, họ phải nhập khẩu 64% lượng chip bán dẫn chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Không loại trừ khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn để kiểm soát nguồn chip bán dẫn hay thậm chí là chính nguồn nguyên liệu sản xuất chip bán dẫn ra nước ngoài, vì giờ họ cũng coi ngành này là một ngành nhạy cảm, cho phép sản xuất những sản phẩm phục vụ cả nhu cầu dân sự lẫn quân sự.

Câu hỏi được đặt ra là, Nhật Bản sẽ cần những gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Theo Tetsuro Higashi, cựu chủ tịch Tokyo Electron, khoản đầu tư ban đầu từ chính phủ sẽ ở mức 1 nghìn tỷ Yên, tức là 9 tỷ USD, và sẽ nhân lên nhiều lần trong vòng 10 năm nữa. Cùng lúc, Nhật Bản cũng sẽ phải kết hợp với những giải pháp như mở chi nhánh, miễn giảm thuế cũng như phải có cả một khuôn khổ luật pháp mới để kích thích chia sẻ công nghệ từ các nước khác.

Theo TechSpot

Cơn sốt khan hiếm chip bán dẫn đang ảnh hưởng tất cả mọi ngành sản xuất sản phẩm công nghệ, từ màn hình LCD, cho đến card đồ họa, máy chơi game console hay thậm chí là cả ngành xe hơi. Đối với người tiêu dùng, tình hình này đã tạo ra một môi trường không hề tích cực một chút nào, nhất là khi họ muốn mua đồ công nghệ mới. Chính phủ nhiều nước cũng đã nhận ra thực trạng chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu gặp sự cố hậu đại dịch COVID-19, và đang có những biện pháp để cải thiện tình hình.Lấy ví dụ chính quyền tổng thống Joe Biden đang cố gắng cải thiện tình trạng khan hiếm chip và giảm phụ thuộc vào Đài Loan bằng cách đưa ra một gói đầu tư trị giá 52 tỷ USD để kích thích ngành công nghiệp chip bán dẫn Mỹ phát triển. Còn trong khi đó, Trung Quốc thì đang muốn tạo ra bước “đại nhảy vọt” của thế kỷ XXI khi đầu tư hẳn 100 tỷ USD hỗ trợ cho các đơn vị phát triển chip bán dẫn trong nước.Châu Âu thì có một sáng kiến gọi là “Digital Compass”, tăng đóng góp của lục địa già vào chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu lên khoảng 20 phần trăm tính đến năm 2030. Mục tiêu này vô cùng tham vọng, nhưng bản thân Intel cũng vừa hứa sẽ xây dựng nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở châu Âu, trong khi Apple thì đầu tư 1,2 tỷ USD nâng cấp trung tâm phát triển chip xử lý ở Đức, tập trung phát triển module thu phát sóng 5G hoặc những công nghệ kết nối khác.Và điều đó đưa chúng ta tới Nhật Bản. Điều rất ít người biết, đó là Nhật Bản hiện giờ sở hữu không dưới 84 nhà máy sản xuất chip bán dẫn, nhiều hơn Đài Loan 8 nhà máy, và nhiều gấp 4 lần Hàn Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vừa rồi đã cho biết, mục tiêu chủ yếu của chính phủ và ngành công nghiệp ở thời điểm hiện tại chính là giữ cho ngành chip bán dẫn không bị suy yếu, cùng lúc tìm đường để đưa Nhật Bản trở lại bản đồ những cường quốc về chip bán dẫn, không hề thua kém bất kỳ nước nào xét về công nghệ sản xuất chip cao cấp.Vấn đề chủ yếu ở thời điểm hiện tại đối với Nhật Bản là trong số hơn 80 nhà máy kể trên, hầu hết chúng đều sử dụng trang thiết bị đã lỗi thời, thậm chí một vài trong số đó còn được bán cho Trung Quốc để né lệnh cấm vận của Mỹ, không cho phép các hãng sản xuất chip Trung Quốc mua trang thiết bị và công nghệ của Mỹ. Chỉ có hai đơn vị đáng chú ý nhất trong ngành chip bán dẫn Nhật, đó là Sony và Kioxia, hai tập đoàn đã quá nổi tiếng với những sản phẩm cảm biến chụp hình và chip nhớ flash.Không chỉ kích thích sản lượng chip bán dẫn “made in Japan” lên, mà bản thân quyết định này của chính phủ Nhật cũng có liên quan tới những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Họ muốn thu hút những công ty lớn như TSMC mở nhà máy sản xuất chip bán dẫn ở Nhật Bản, cũng như những trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một con đường để kết hợp cơ sở hạ tầng hiện tại với công nghệ của tương lai gần.Tầm nhìn ấy, không phải nghi ngờ gì, đến từ chính những xung đột toàn cầu giữa thời điểm cuộc đua giành lợi thế về công nghệ đang diễn ra vô cùng gay gắt. Chính cuộc đua ấy cũng đã khiến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu vài năm trở lại đây bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng, cùng lúc khiến nỗ lực toàn cầu hóa ngành chip bán dẫn bị cản trở.Ấy là chưa kể, năm 1988, Nhật Bản là quốc gia thống trị về chip bán dẫn, còn đến năm 2020 vừa rồi, họ phải nhập khẩu 64% lượng chip bán dẫn chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Không loại trừ khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng những biện pháp mạnh tay hơn để kiểm soát nguồn chip bán dẫn hay thậm chí là chính nguồn nguyên liệu sản xuất chip bán dẫn ra nước ngoài, vì giờ họ cũng coi ngành này là một ngành nhạy cảm, cho phép sản xuất những sản phẩm phục vụ cả nhu cầu dân sự lẫn quân sự.Câu hỏi được đặt ra là, Nhật Bản sẽ cần những gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Theo Tetsuro Higashi, cựu chủ tịch Tokyo Electron, khoản đầu tư ban đầu từ chính phủ sẽ ở mức 1 nghìn tỷ Yên, tức là 9 tỷ USD, và sẽ nhân lên nhiều lần trong vòng 10 năm nữa. Cùng lúc, Nhật Bản cũng sẽ phải kết hợp với những giải pháp như mở chi nhánh, miễn giảm thuế cũng như phải có cả một khuôn khổ luật pháp mới để kích thích chia sẻ công nghệ từ các nước khác.

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Cách Nhận Code Liên Minh Huyền Thoại Mới Nhất, Cách Nhập Code Lmht Mới Nhất 2021

Next Post

Được nhiều người mong đợi, nhưng iPhone SE 2 vẫn có thể thất bại với lí do sau

Related Posts