OKR là gì? Cách đo lường hiệu quả công việc chính xác nhất

OKR là gì?

OKRs (Objective Key Results) không phải là một công cụ mới xuất hiện mà đã được tạo nên, áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1970. Đây là công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lí mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, tập trung vào các nỗ lực đóng góp của cá nhân, nhóm, tổ chức, đo lường các đóng góp ấy để giúp tổ chức phát triển.

Cụ thể :

  1. OKRs cho phép chúng ta “đào sâu” hơn về ý nghĩa của các con số. Việc kiểm tra kết quả của OKRs kĩ lưỡng giúp chúng ta đặt thêm nhiều câu hỏi cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, hay dự đoán tương lai dựa trên các chỉ số thể hiện kết quả.
  2. OKRs là một cam kết về thời gian và nỗ lực liên tục của toàn bộ các cá nhân trong tổ chức. Chúng ta sẽ tránh khỏi tình huống đặt các mục tiêu “vô thưởng vô phạt”, đặt ra không có cá nhân hay nhóm nào thực hiện, hoặc quá khả năng của nhóm/cá nhân.
    OKRs chỉ được thực hiện với hiệu quả cao khi các cá nhân trong tổ chức cam kết thực hiện OKRs. Cụ thể, OKRs được cập nhật thông tin thường xuyên trong từng quý, kết quả được kiểm tra cẩn thận, kĩ lưỡng và có sự điều chỉnh các chiến lược/mô hình đang thực hiện khi cần thiết.
  3. OKRs nhấn mạnh vào nỗ lực thông qua các kết quả định lượng. Thay vì việc xem xét hàng loạt các hạng mục công việc, nhiệm vụ cần được hoàn thành, OKRs chú trọng nhiều hơn đến những việc không-được-hoàn-thành cũng như những việc được-hoàn-thành để đo lường các đóng góp cho tổ chức.
  4. Tất cả các nhân viên đều làm việc cùng nhau là một đặc điểm quan trọng của OKRs nhấn mạnh yếu tố hợp tác liên chức năng và giá trị của các nhóm trong việc tạo nên thành công của tổ chức. OKRs phải được tổ chức và sử dụng để tối ưu hoá sự hợp tác và gắn kết giữa các cá nhân trong tổ chức. Tất cả các cá nhân từ nhân viên đến quản lí đều có thể nắm vững các mục tiêu và các kết quả then chốt của tổ chức.

Các thành tố trong OKRs có thể được trình bày như sau:

  • Mục tiêu (Objective) “Tôi muốn đi đâu?” Một mục tiêu là một tuyên bố mang tính định tính được thiết kế để thúc đẩy tổ chức phát triển, tiến về phía trước. Một cách đơn giản hơn, mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm điều gì?”. Một mục tiêu được viết tốt là ngắn gọn, có tính khả thi, thực hiện được trong một quý, và truyền cảm hứng cho cả nhóm.
    • Ví dụ: Chúng ta cần xây dựng một khoá học online miễn phí để đào tạo kiến thức cơ bản về Agile trong quý tới. Vậy thì một mục tiêu chúng ta có thể đặt ra trong quý tới là: Ra mắt một khoá học online về Agile basic, miễn phí, thu hút người học tới Học viện Agile.
      Mục tiêu này được đưa ra ngắn gọn, mang tính định tính, có tính khả thi trong quý tới và khuyến khích sự sáng tạo của các cá nhân, nhóm để tạo nên một khoá học hấp dẫn.
  • Kết quả then chốt (Key result) “Tôi đến đó bằng cách nào?” là một tuyên bố mang tính định lượng để đo lường sự thành công của mục tiêu được đưa ra. Đơn giản hơn, kết quả then chốt sẽ trả lời câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta biết được chúng ta đạt được mục tiêu đã đưa ra?”. Một mục tiêu đã đưa ra nên có khoảng từ 3 – 5 kết quả then chốt.
    • Quay trở lại với ví dụ ở trên, chúng ta đề cập về một khoá học online, miễn phí và thu hút người học tới Học viện Agile. Trong nhận định trên không có yếu tố nào có thể chuyển thành các con số trong kết quả then chốt. Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu trong bối cảnh kinh doanh hiện tại của tổ chức để cụ thể hoá kết quả then chốt thành định lượng, có thể như sau:
      • 20 sinh viên đăng kí học khoá học trong tuần đầu tiên
      • 30% số sinh viên sau khi tham gia khoá học liên hệ lại để yêu cầu các khoá học/dịch vụ khác từ tổ chức.

Như vậy, khi doanh nghiệp đặt tiềm năng theo OKR sẽ giúp những cá thể và tổ chức triển khai quản trị tiềm năng một cách hiệu suất cao hơn, từ đó bảo vệ việc phối hợp giữa những cá thể trong tổ chức triển khai được diễn ra xuyên thấu, đồng thời đo lường và thống kê được những góp phần để giúp tổ chức triển khai tăng trưởng .Hình ảnh Học viện Agie coaching tại doanh nghiệp IZISolution

OKR là cách để đặt mục tiêu và quản lý mục tiêu hiệu quả, vậy để làm việc hiệu quả kết hợp tốt với các chỉ số OKR thì sao? Câu trả lời đó chính là kết hợp OKR với Tư duy Agile, Tư duy tinh gọn để có thể đem đến kết quả làm việc tốt nhất. Làm việc theo mô hình Agile là cách làm việc linh hoạt, minh bạch, tự chủ và trao quyền. Chính vì những đặc điểm này mà trong cách doanh nghiệp luôn sử dụng song song OKR và làm việc theo phương pháp Agile.

Bạn biết chứ, các công ty hàng đầu thế giới và Việt Nam hiện nay đều đã và đang dịch chuyển dần theo phương pháp làm việc Agile và đặt mục tiêu OKR. Một số khách hàng của chúng tôi là FPT Software, VinID, An Phát, Hblab, Co-well,…

Nếu bạn là người mới biết tới Agile, mời bạn tìm hiểu tại đây nhé!

Đọc thêm:

>>> Xem ngay

:Chương trình tư vấn OKR cho doanh nghiệp

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Phần mềm nuôi nick Facebook số lượng lớn chi tiết 2021

Next Post

OneSignal là gì? Hướng dẫn tạo thông báo đẩy Push Notifications bằng OneSignal từ A-Z

Related Posts