Categories: Thủ thuật

Hướng dẫn cách cài đặt Windows 10 bằng ổ cứng, không cần USB chi tiết nhất

[vc_row][vc_column][vc_message message_box_style=”solid-icon” message_box_color=”black” icon_fontawesome=”fa fa-gamepad”]Hôm nay, EXP.GG sẽ hướng dẫn các bạn cách cài Windows 10 từ ổ cứng mà không cần sử dụng nên USB Boot một cách chi tiết và nhanh gọn nhất![/vc_message][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator border_width=”5″][vc_column_text]Sau khi đã hoàn thành việc tải file ISO Windows 10, các bạn đã có thể sẵn sàng cho việc cài đặt Windows 10. Để cài win 10 thì ta sẽ có nhiều cách như dùng USB Boot, dùng đĩa cài,…vv. Tuy nhiên trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài Windows 10 không cần dùng USB hay các thiết bị khác, mà là cài trực tiếp từ ổ cứng luôn.

Những gì bạn cần chuẩn bị:

  • Bộ cài Windows 10 dạng file ISO, đã được mình hướng dẫn tải trong bài viết trước.
  • Máy tính để cài Windows 10, đang sử dụng hệ điều hành Windows 7, Windows 8.1 hoặc Windows 10.

[/vc_column_text][vc_column_text]

Hướng dẫn cài Windows 10 từ ổ cứng

[/vc_column_text][vc_column_text]

1. Tạo thư mục để cài đặt Windows 10:

Trước hết, máy tính bạn cần có WinRAR. Bạn có thể tải bản Winrar 32-bit hoặc Winrar 64-bit này, cài đặt xong rồi tiếp tục.

Tiếp theo, bạn chuyển tệp ISO Windows 10 đã tải về vào vị trí ngoài cùng của một ổ đĩa nào đó (tức bạn vừa vào ổ đĩa là ngay lập tức thấy file đấy ngay), miễn là không phải ổ C (vì ổ C là ổ cài Win mà).

Sau đó, bạn nhấn chuột phải chọn Extract to Windows 10… (tùy theo tên file ISO mà dòng Extract to… sẽ khác nhau)

Sau đó bạn sẽ thu được một thư mục có tên y như file ISO kia.

Bạn hãy đổi tên thư mục này lại cho ngắn gọn, ví dụ như BTH.

[/vc_column_text][vc_column_text]

2. Mở Command Prompt

Đối với Windows 10, bạn cần vào phần Power, sau đó nhấn giữ nút Shift và nhấn vào nút Restart.

Máy tính sẽ chuyển tới màn hình như ở thế này, và bạn hãy chọn Troubleshot.

Chọn tiếp Advanced options.

Và nhấn vào Command Prompt.

Lúc này, máy tính sẽ được khởi động lại và vào màn hình Command Prompt.

Tại Command Prompt, bạn sẽ thấy tài khoản (hoặc danh sách các tài khoản) đang có trên máy tính bạn. Ở đây, hãy nhấp chuột chọn tài khoản mà bạn đang sử dụng.

Nếu có mật khẩu thì điền vào, không có thì bỏ trống, sau đó chọn Continue.

Bây giờ, cửa sổ dòng lệnh cmd sẽ được hiển thị lên.

Tại cửa sổ cmd, bạn gõ lệnh wmic logicaldisk get size,caption và ấn ENTER để hiển thị danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó

Như hình trên, cột Caption chính là tên ổ đĩa và cột Size thì là dung lượng của ổ đĩa tương ứng. Ở đây, bạn chỉ cần quan tâm tới những ổ đĩa có Size mà thôi, trong trường hợp này mình là C, D, E, X.

Bây giờ bạn hãy gõ lần lượt lệnh theo danh sách Tên ổ đĩa:\BTH\setup rồi ấn Enter. Cứ tiếp tục cho tới khi nào bạn ấn Enter và không thấy dòng The system cannot find the path specified.
C:\BTH\setup
D:\BTH\setup
E:\BTH\setup

Tới lệnh thứ 3, E:\BTH\setup, ta không thấy dòng The system cannot find the path specified. nữa nên ta sẽ dừng lại, đợi một tí xíu để cửa sổ cài đặt Windows 10 hiện lên.

[/vc_column_text][vc_column_text]

3. Tiến hành cài đặt Windows 10

Tại cửa sổ Windows Setup, nếu bạn là người có kinh nghiệm thì có thể tùy chọn theo ý bạn, còn nếu bạn chưa rành bạn hãy chọn các thông số giống như các hình dưới, sau đó chọn Next.

Nhấn vào Install now

Bước này bạn không cần điền key, nhấn Skip thôi.

Đánh dấu vào ô I accept the licese terms và tiếp tục nhấn Next

Chọn Custom: Install Windows only (advanced)

Bây giờ bạn sẽ thấy danh sách các ổ đĩa đang có trong máy cùng các tùy chọn Delete (xóa ổ đĩa), Format (định dạng, xóa tất cả file trong ổ đĩa) và New (tạo ổ đĩa mới). Tại bảng thông tin các tùy chọn, bạn sẽ thấy các cột Name (tên ổ đĩa), Total size (dung lượng ổ đĩa), Free space (dung lượng còn trống).

Đầu tiên, bạn cần xác định ổ đĩa C dùng để chứa hệ điều hành cũ đang dùng là ổ đĩa nào, thông qua:

  • Name (tên ổ đĩa): thông thường ổ đĩa C không có tên, sau phần Driver * Partition * (các dấu * là số thay đổi tùy theo máy tính) sẽ không có dấu : tên ổ đĩa. Như ở hình dưới bạn sẽ thấy ổ đĩa ổ đĩa thứ 2 Drive 0 Partion 2 không có tên, do đó đây sẽ là ổ đĩa C. Tuy nhiên có một số trường hợp có nhiều ổ đĩa không có tên thì ta không xác định bằng cách này được.
  • Total size (dung lượng ổ đĩa) và Free space (dung lượng trống chưa dùng của ổ đĩa): thông thường nếu bạn biết Total size và Free space của ổ đĩa C thì bạn chỉ cần nhìn vào là có thể xác định được ổ đĩa C ngay.
  • Vị trí ổ đĩa: thông thường ổ đĩa C sẽ là ổ đĩa ở trên cùng trong số các ổ đĩa có dung lượng (Total size) lớn hơn 10 GB.

Sau khi xác định được ổ đĩa C, bạn hãy xóa tất cả các ổ đĩa có dung lượng (Total size) nhỏ hơn 1GB (các ổ đĩa đơn vị MB) và cả ổ đĩa C, bằng cách chọn ổ đĩa rồi nhấp vào Delete

Sẽ có một thông báo xác nhận hiện ra, lúc này bạn chọn OK.

Sau khi xóa ổ đĩa C và các ổ đĩa nhỏ hơn 1 GB, bạn sẽ thu được một phân vùng trống mang tên Driver 0 Unllocated space. Nếu như có nhiều phân vùng trống như vậy, bạn chỉ cần chọn phân vùng có dung lượng lớn nhất rồi nhấn New.

Nhấn Apply

Nhấn OK

Sau đó, bạn sẽ thấy có vài ổ đĩa mới được tạo ra. Với máy tính BIOS chuẩn Lagecy thì sẽ có 2 ổ đĩa mới, còn với máy tính chuẩn UEFI thì sẽ có tận 3-4 ổ đĩa mới. Tuy nhiên, sẽ chỉ có 1 ổ đĩa có dung lượng lớn hơn 1 GB, còn các phân vùng khác chỉ có dung lượng dưới 1 GB. Bạn hãy chọn ổ đĩa có dung lượng lớn nhất trong số các ổ đĩa mới được tạo ra và nhấn Next

Tiếp theo, chúng ta sẽ… ngồi chờ quá trình cài đặt được tự động thực hiện, quá trình này sẽ khiến máy bạn khởi động lại 2-3 lần và tốn khoảng 15-30 phút tùy theo máy tính.

Sau khi quá trình trên hoàn tất, một màn hình như bên dưới sẽ hiển thị, lúc này bạn sẽ chọn Do this later

Nếu máy tính có mạng như Wi-Fi thì bạn nên kết nối vào luôn để tải sẵn các driver. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn cài nhanh gọn thì nên chọn Skip this step.

Chọn Use Express settings

Tới bước điền thông tin tài khoản Windows 10:

  • Ô đầu tiên: điền tên tài khoản.
  • Nếu bạn không muốn đặt mật khẩu thì hãy để trống 3 ô dưới.
  • Nếu muốn đặt mật khẩu, bạn điền mật khẩu vào ô thứ 2 và 3, ô thứ 4 bạn điền gợi ý mật khẩu (hiển thị khi bạn điền sai mật khẩu lúc đăng nhập).

Sau đó, chọn Next

Mọi thứ đã xong xuôi, giờ thì bạn chỉ cần ngồi chờ cho đến khi Windows 10 tự cài đặt xong và dùng thôi.

Vậy là bài hướng dẫn cài đặt Windows 10 đã kết thúc. Hãy theo dõi EXP.GG để tìm đọc thêm những thủ thuật hữu ích khác nhé.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_separator border_width=”5″][vc_facebook][/vc_column][/vc_row]

Recent Posts

Bảng xếp hạng Anime mùa hè 2022 – phần 7

Bảng xếp hạng Anime được xem nhiều nhất tuần của mùa hè. Bảng xếp hạng…

1 năm ago

Manga The Witch and the Beast được chuyển thể thành Anime

Theo thông báo của biên tập viên của manga là Shiraki trên Twitter Manga The…

1 năm ago

Tensei Shitara Slime Datta Ken chuẩn bị có bản điện ảnh

Vừa qua, dàn nhân lực chính thức cho bộ anime điện ảnh Tensei Shitara Slime…

1 năm ago

Anime One Punch Man công bố ra phần 3

Anime One Punch Man đã xác nhận ra phần 3, với thông báo sắp ra…

1 năm ago

Cẩm nang ĐTCL: Đội hình Bang Hội – Luyện Rồng

Nếu đã quá nhàm chán với các đội hình meta hiện tại thì cùng đổi…

1 năm ago

Anime EDENS ZERO chuẩn bị ra mắt phần 2

Vào hôm thứ tư vừa qua, Twitter chính thức cho anime Edens Zero đã xác…

1 năm ago