Bản chất là gì?

bản chất là gì

Chúng ta đã từng nghe đến câu nói của Leenin là: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng có tính bản chất”. Vậy thì chúng ta có thể hiểu như thế nào về bản chất là gì? định nghĩa cua hiện tượng là gì?, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của phương pháp luận cụ thể ra sao? Sau đây, ở trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung liên quan đến giải đáp các thắc mắc trên của khách hàng.

Bản chất là gì?

Bản chất là cụm từ dùng để diễn đạt những thuộc tính căn bản, ổn định, đặc tính vốn có từ bên trong của sự vật hoặc hiện tượng nào đó, theo đó bản chất có thể quyết định về quá trình biến đổi và phát triển của từng sự vật, hiện tượng.

[external_link_head]

>>>>>>> Tham khảo thêm: Chất là gì?

Hiện tượng là gì?

Hiện tượng là sự biểu hiện về những mối liên hệ thuộc trong bản chất của hiện tượng sự vật ra bên ngoài , biến đổi hơn của hiện thực khách quan, đây có thể được coi là hình thức biểu hiện của bản chất.

Bản chất là gì?

Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa bản chất là gì? Hiện tượng là gì? thì trong nội dung này chúng tôi xin đề cập về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, cụ thể như sau:

– Bản chất và hiện tượng có sự tồn tại khách quan trong cuộc sống

+ Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan và có thực dù con người có thay đổi về nhận thức hay không.

Do bất kỳ loại sự vật nào cùng được tạo nên bằng những yếu tố nhất định. Theo đó, những yếu tố đó tham gia vào mối quan hệ qua lại, chằng chịt đan xen vào nhau. Từ đó những mối liên hệ đã tạo ra bản chất của sự vật.

[external_link offset=1]

Sự vật do tồn tại khách quan, đồng thời mối liên hệ tất nhiên thì tương đối ổn định thì ở trong sự vật.

Hiện tượng được biểu hiện từ bản chất ra bên ngoài để chúng ta có thể thấy nó, hiện tượng cũng được tồn tại một cách khách quan.

– Sự thống nhất về bản chất và hiện tượng

Cả bản chất và hiện tượng được tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng cũng có mối liên hệ hữu cơ và được gắn bó chặt chẽ với nhau.

Đối với mỗi sự vật có sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất, cụ thể được thể hiện ở:

+ Bản chất được bộc lộ thông qua hiện tượng, theo đó thì bản chất nào cũng được bộc lộ bởi những hiện tượng tương ứng với bản chất.

+ Hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất, theo đó thì hiện tượng được bộc lộ ở một mức độ nhiều hoặc ít thì đều do bản chất đó ở mức độ nào.

Về cơ bản thì bản chất và hiện tượng có sự phù hợp, khi bản chất tồn tại thì sẽ có hiện tượng và ngược lại nếu không có hiện tượng nào mà không phải là sự biểu hiện của bản chất nhất định.

Bản chất khác nhau sẽ có sự bộc lộ qua hiện tượng cũng khác nhau: khi bản chất tồn tại và thay đổi thì hiện tượng cũng sẽ tồn tại và thay đổi, và khi bản chất không còn thì hiện tượng biểu hiện cũng bị mất đi.

Do có sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất, cho nên giữa sự phát triển và vận động biểu hiện dưới nhiều hình thức màu sắc khác nhau mà chúng ta vẫn có thể tìm được cái chung trong số nhiều hiện tượng cá biệt, để tìm ra những quy luật phát triển các hiện tượng ấy.

– Mặc dù bản chất và hiện tượng có những thống nhất với nhau nhưng vẫn có những mâu thuẫn riêng.

+ Sự thống nhất giữa hiện tượng chính là sự thống nhất biện chứng. Trong đó, sự thống nhất đó bao gồm sự khác biệt.

Hay, bản chất và hiện tượng dù thống nhất và phù hợp với nhau, tuy vậy chúng lại không hoàn toàn phù hợp.

Do bản chất được thể hiện qua sự tương tác với những sự vật xung quanh, khi tương tác thì đã có những ảnh hưởng tới hiện tượng. Từ đó mà hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng lại không hoàn toàn biểu hiện đúng nguyên với bản chất.

+ Sự không hoàn toàn được trùng khớp cũng khiến cho bản chất, hiện tượng thống nhất nhưng lại mang tính mâu thuẫn.

[external_link offset=2]

+ Bản chất biến đối chậm và tương đối ổn định. Những hiện tượng mà không ổn định thì nó bị biến đổi nhanh hơn bản chất.

Ý nghĩa của phương pháp luận

Đối với hoạt động nhận thức, để mà có thể hiểu đầy đủ về sự vật cần đi sâu tìm hiểu bản chất chứ không nên dừng lại ở hiện tượng.

Theo đó cần dựa vào từ bản chất chứ không được dựa vào hiện tượng để nhận thức, do:

+ Bản chất được tồn tại dưới dạng khách quan cho nên để tìm ra bản chất cần tìm ra bản chất từ bên trong. Khi kết luận về bản chất của một sự vật cần được nhận định đúng không nhận định tùy tiện và chủ quan.

+ Để tìm ra bản chất, chúng ta có thể dựa vào các hiện tượng tương ứng bộc lộ ra bên ngoài do bản chất không được tồn tại ở dạng thuần túy.

+ Việc nhận thức bản chất cần xem xét hiện tượng khác nhau với nhiều góc độ. Do hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng đã được cải biến và có thể xuyên tạc. Tuy nhiên một số trường hợp thì việc xem xét cần ưu tiên hiện tượng điển hình đối với từng hoàn cảnh do có thể có nhiều hiện tượng.

Nhưng việc kết luận như trên có thể không phản ánh đây đủ về bản chất sự vật, gây ra việc nắm bắt bản chất càng khó khăn, công phu, lâu dài. Vì vậy việc kết luận bản chất cần phải chú ý thận trọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến giải đáp các câu hỏi liên quan: bản chất là gì? Hiện tượng được định nghĩa như thế nào? Và mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
landscape là gì

Landscape là gì? Định nghĩa, ví dụ, giải thích

Next Post
z là gì

Số nguyên là gì? Khái niệm & các tập hợp số cơ bản khác

Related Posts