Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì?

Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì và có điểm nào giống hay khác nhau thế nào? Sau khi đưa ra định nghĩa ngắn gọn, Hotcourses Vietnam sẽ so sánh ba khái niệm này dựa trên các tiêu chí cụ thể để bạn dễ hình dung.

Định nghĩa cơ bản

1. Bằng cấp là gì?

Bằng cấp (degree) là văn bằng được trao cho người đã hoàn tất khóa học về một ngành lớn.

[external_link_head]

2. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ (diploma) là văn bằng chứng tỏ bạn đã kết thúc chương trình đào tạo về chuyên môn trong một ngành.

3. Chứng nhận là gì?

Chứng nhận (certificate) là giấy tờ để công nhận bạn hoàn thành khóa học về một kỹ năng chuyên biệt.

Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì?

Để phân biệt rõ ràng 3 loại văn bằng này thì bạn có thể tham khảo những sự khác biệt mà Hotcourses Vietnam diễn giải bên dưới.

Thời lượng khóa học

Một khóa học cấp bằng thường kéo dài từ 3 đến 4 năm tùy theo quốc gia. Trong khi đó một khóa học cấp chứng chỉ chỉ kéo dài trong 1 đến 2 năm. Chương trình cấp chứng nhận có thời lượng ngắn nhất khi chỉ tính bằng đơn vị tháng. Dựa trên sự khác biệt về thời gian này, nếu bạn mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hoặc đổi hướng phát triển sự nghiệp thì chọn theo đuổi khóa học cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận là phù hợp hơn cả. Hai lựa chọn này còn có thêm ưu thế là khai giảng khóa mới liên tục suốt năm với giờ học linh động hơn chương trình học cấp bằng chính quy thông thường.

[external_link offset=1]

Học phí

Thời lượng khóa học ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nên bạn có lẽ đã đoán được thứ tự cho mức học phí từ cao đến thấp sẽ là chương trình cấp bằng, chứng chỉ và phải chăng nhất là chứng nhận. Vì vậy nên các khóa học cấp bằng và chứng chỉ thường có các chương trình học bổng đi kèm còn chứng nhận thì không. Nếu bạn mong muốn du học tự túc thì rõ ràng chọn khóa học cấp chứng nhận sẽ có lợi thế hơn hẳn về mặt tài chính.

>> 6 điều du học sinh nên làm ở Việt Nam để tiết kiệm chi phí

Yêu cầu nhập học

Chương trình cấp bằng tất nhiên sẽ có yêu cầu nhập học khó hơn so với hai lựa chọn còn lại. Tùy vào nền giáo dục của từng quốc gia mà yêu cầu đầu vào sẽ khác nhau nhưng ít nhất bạn sẽ phải tham gia kỳ thi sát hạch và nộp nhiều tài liệu khác để cạnh tranh với vô số ứng viên. Trong khi đó chương trình cấp chứng chỉ và chứng nhận lại có yêu cầu nhập học dễ dàng hơn. Bạn có thể không phải thi tuyển mà chỉ xét hồ sơ nên không cần bận tâm đến tỉ lệ chọi vì cơ hội dành cho mọi người.

Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì?

Kiến thức được đào tạo

Cấu trúc của chương trình cấp bằng có mục tiêu giúp học viên phát triển một cách toàn diện nên ngoài nội dung chuyên ngành đã chọn bạn còn phải học thêm một số lớp đại cương khác. Ví dụ một số môn đại cương bạn có thể bắt gặp như Lịch sử, Toán học hay Triết học. Một số ngành học thật sự đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền sâu rộng (như Luật chẳng hạn) nên bạn mới phải thêm các môn đại cương như vậy.

Trong khi đó, chương trình cấp chứng chỉ chỉ tập trung đào tạo đúng lĩnh vực chuyên môn chứ không cung cấp các lớp học ngoài lề nên bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Lĩnh vực được đào tạo trong chương trình cấp chứng chỉ chủ yếu thiên về kỹ thuật có thể vận dụng ngay trong thực tế nên bạn rất dễ tìm việc sau tốt nghiệp.

Chương trình cấp chứng nhận lại chú trọng đào tạo một kỹ năng hoặc chuyên ngành nhỏ trong một lĩnh vực lớn nên bạn sẽ được học đúng cái mình cần để làm nghề chứ không được giảng dạy kiến thức tổng quan về ngành. Thông thường những ai đã có bằng đại học nhưng muốn học thêm một kỹ năng mới của ngành khác sẽ chọn các khóa cấp chứng nhận để tối ưu hóa về mặt thời gian. Một số kỹ năng chuyên môn bạn chỉ cần có chứng nhận là được phép hành nghề như liệu pháp xoa bóp, làm móng hay kỹ thuật chăm sóc da.

Mức độ đa dạng về ngành học

Nói một cách ngắn gọn thì lĩnh vực được đào tạo ở các chương trình cấp chứng chỉ và chứng nhận có thể tìm thấy ở các khóa học cấp bằng nhưng ngược lại thì… chưa chắc. Chẳng hạn với các lĩnh vực đòi hỏi bạn phải có thời gian học tập dài hơi không thể rút ngắn giai đoạn như Y hay Luật thì không thể nào tìm được một khóa học cấp chứng chỉ hay chứng nhận mà chỉ có lựa chọn học chương trình chính quy. Vậy nên khóa học cấp bằng vẫn có ngành học phong phú hơn để bạn cân nhắc.

>> Nếu chọn sai ngành… cũng chẳng sao!

Sự công nhận của quốc tế

Trong ba loại văn bằng thì chỉ có mỗi chương trình cấp bằng thường được quốc tế công nhận nếu bạn chọn học ở các trường đại học có chất lượng cao. Còn chứng chỉ hay chứng nhận chỉ có giá trị mang tính địa phương nơi cơ sơ đào tạo đó tọa lạc. Vì lẽ đó nên nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp ở thị trường quốc tế thì chọn học chương trình cấp bằng sẽ phù hợp hơn.

[external_link offset=2]

Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì?

Khả năng học cao lên

Nếu chọn học chương trình cấp bằng, bạn sẽ có cơ hội học lên hệ Thạc sĩ hay thậm chí Tiến sĩ. Còn với lựa chọn học lấy chứng chỉ hay chứng nhận thì khả năng học cao sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên không phải ai cũng có nhu cầu học cao và không phải người nào cũng nên theo đuổi con đường học vấn lâu dài nên tùy vào nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn nào cũng có ưu thế riêng. Nếu bản thân bạn không có mong muốn học Thạc sĩ hay Tiến sĩ thì không chọn chương trình cấp bằng hoàn toàn hợp lý.

Thu nhập tương lai

Thực tế cho thấy, không ai có thể nói trước được người được cấp bằng sẽ có thu nhập cao hơn người sở hữu chứng chỉ hoặc chứng nhận vì lương hàng tháng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, nếu giá trị bạn đem lại cho công ty hoặc thị trường đủ lớn thì thu nhập của bạn sẽ cao dù bạn có chọn học chương trình nào trước đó. Vì vậy bạn không nên quá đặt nặng việc học hình thức nào sẽ có lương cao vì lựa chọn nào cũng có thể giúp bạn có thu nhập tốt nếu chịu khó cố gắng tìm tòi cơ hội phát triển sự nghiệp.

Bài được viết lại bởi Do An Khang vào ngày 21 tháng 01 năm 2021

Nguồn tham khảo: The Global Scholars, Vista College

[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
tsp là gì

Tsp Là Gì? TBSP Là Gì? Cách Đổi Đơn Vị Đo Lường

Next Post
arm là gì

ARM là gì? Tất tần tật về bộ xử lý ARM

Related Posts
tình người là gì

Tình người trong mùa dịch

(Mặt trận) -Những ngày qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Thật ấm lòng biết bao, khi ở những thời điểm căng thẳng của dịch bệnh, người nghèo, người gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh An Giang nhận được tình cảm yêu thương, sự đồng hành của các nhà hảo tâm cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh.
Read More