Bị can là gì ? Bị can bị truy tố khi nào ? Cơ quan nào có thẩm quyền truy tố bị can ?

bị can là gì

Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Bài viết phân tích làm sáng tỏ khái niệm về bị can và phân tích một số quy định pháp luật tố tụng hình sự về khởi tố bị can của Viện kiểm sát, có quan điều tra hiện nay:

1. Phân tích lịch sử hình thành chế định bị can

Thuật ngữ “bị can” đã được sử dụng trong Sắc lệnh số 13 ngày (852)3952 0100 về tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán và trong nhiều văn bản pháp luật tố tụng hình sự khác nhưng cho đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành vẫn chưa có một định nghĩa pháp lí về bị can.

[external_link_head]

Khái niệm “bị can” được quy định lần đầu tiên tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 1988. Theo đó, một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Không ai có thể bị coi là bị can nếu không có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền.

Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra chứng cứ và yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Bị can được giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; được giao nhận bản kết luận điều tra, bản cáo trạng sau khi viện kiểm sát quyết định truy tố; được giao nhận quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra; có quyền khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Đối với kết luận giám định, bị can có quyền yêu cầu cơ quan điều tra thông báo về nội dung kết luận giám định; được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lí do và báo cho bị can biết.

Bị can có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, trong trường hợp vắng mặt không có lí do chính đáng thì có thể bị áp giải.

2. Quy định về bị can theo pháp luật hiện hành.

Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về bị can và các quyền, nghĩa vụ của bị can, cụ thể như sau:

“Điều 60. Bị can

1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

[external_link offset=1]

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này”.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự. Một người khi đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định khởi tố bị can; họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Nếu bị can bị khởi tố về những tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ những tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

3. Quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát

Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng. Trong trường hợp vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn viện kiểm sát truy tố bị can trước toà án bằng quyết định truy tố theo quy định tại Điều 461 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bản cáo trạng là văn bản áp dụng pháp luật, trong đó viện kiểm sát quyết định truy tố một (hoặc nhiều) bị can, về một (hoặc nhiều) hành vi phạm tội mà có căn cứ cho rằng bị can (hoặc các bị can) đó đã thực hiện ra trước toà án để xét xử.

Khi nghiên cứu hồ sơ, nếu xác định có đầy đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can, kiểm sát viên phải dự thảo bản cáo trạng trình lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo viện xem xét kí duyệt. Bản cáo trạng là văn bản pháp lí để viện kiểm sát thực hiện quyền truy tố bị can đồng thời là cơ sở pháp lí để toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bản cáo trạng còn là cơ sở pháp lí để bị can, người tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, bản cáo trạng phải được lập theo đúng nội dung quy định tại Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

2.1 Cơ cấu của bản cáo trạng:

Căn cứ vào Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 243. Quyết định truy tố bị can

Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng”.

2.2 Bố cục nội dung của bản cáo trạng.

Như vậy bố cục của bản cáo trạng gồm hai phần cơ bản: Phần nội dung và phần kết luận.

– Phần nội dung của cáo trạng

Dựa vào kết quả điều ừa và quá trình nghiên cứu hồ sơ, phần nội dung của cáo trạng là phần chính, cơ bản nhất nên trong đó phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án về các vấn đề sau:

+ Diễn biến hành vi phạm tội;

+ Nhũng chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

+ Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cuồng chế;

+ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can;

+ Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lí vật chứng;

[external_link offset=2]

+ Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

– Phần kết luận của cáo trạng

Sau khi đã trình bày tóm tắt nội dung vụ án, phân tích các chúng cứ, nhận định về tội phạm và người phạm tội. Phần kết luận của cáo trạng phải xác định:

+ Bị can (hoặc những bị can) đã phạm tội gì, ở đâu, vào thời điểm nào?

+ Lí lịch tư pháp của bị can: Phải xác định rõ họ, tên, tuổi, sinh quán, trú quán, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của bị can (nếu có), tiền án, tiền sự của bị can, bị can đang bị tạm giam hay đang được tại ngoại; họ, tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của bố mẹ bị can;

+ Hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm (nếu có) đã phạm vào điều, khoản nào của BLHS? Nội dung quy định cụ thể của điều, khoản đó tưomg ứng với trường hợp phạm tội của bị can.

Căn cứ vào những vấn đề xác định ở trên để quyết định:

+ Truy tố bị can (họ, tên) có lí lịch nêu trên ra trước toà án (huyện, tỉnh…) để xét xử theo tội danh và điều luật đã viện dẫn;

+ Về vấn đề dân sự (nếu có);

+ Về hình phạt bổ sung (nếu có);

.+ Về xử lí vật chứng của vụ án (nếu có).

Phần cuối cùng của cáo trạng ghi rõ kèm theo bản cáo trạng là hồ sơ vụ án bao gồm bao nhiêu tài liệu, số trang từ bút lục số… đến số…; ngày, tháng, năm lập cáo trạng có chữ kí của viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát và dấu của cơ quan.

Để đảm bảo việc xét xử kịp thời, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến toà án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến toà án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày viện kiểm sát thông báo cho toà án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, toà án sẽ chưa nhận hồ sơ vụ án nếu khi bàn giao hồ sơ mà viện kiểm sát chưa giao cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về bị can, truy tố bị can, Hãy gọi ngay: (852)3952 0100 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
lắng nghe là gì

Kỹ năng lắng nghe là gì? Kỹ năng của người thành công – CET

Next Post
chia sẻ là gì

Chia sẻ, chia sẽ hay chia xẻ từ nào là đúng chính tả nhất

Related Posts