CMD Là Gì? Các Lệnh CMD Hay Dùng Nhất Là Gì?

cmd là gì

Khi các bạn tham khảo các bài hướng dẫn thủ thuật trên Internet sẽ bắt gặp một số thủ thuật yêu cầu bạn phải mở CMD và nhập một lệnh nào đó. Đối với những bạn mới tiếp xúc với máy tính sẽ không biết CMD là gì và cách sử dụng như thế nào. Hãy cùng Semtek tìm hiểu ngay.

CMD là gì?

CMD Là Gì? Các Lệnh CMD Hay Dùng Nhất Là Gì?

[external_link_head]

CMD – Command Prompt là một ứng dụng dùng để thực thi các lệnh có sẵn trong Windows. CMD trong Windows cung cấp rất nhiều lệnh, những lệnh này sử dụng để làm công việc điều hành hệ thống từ một giao diện nhập lệnh thay vì thao tác trực tiếp trên giao diện Windows. Nó là một chương trình giả lập MS-DOS của Windows với rất nhiều lệnh có sẵn trong MS-DOS, nhưng nó không phải là MS-DOS.

Để khởi động CMD chúng ta có rất nhiều cách, nhưng cách mọi người hay dùng nhất đó là nhần Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập lệnh cmd và nhấn Enter.

Các lệnh Cmd thông dụng và hữu ích

1. Lệnh PING CMD

Công dụng: Sử dụng lện Ping để kiểm tra xem một máy tính có kết nối mạng không. Lệnh PING gửi các gói tin từ máy tính bạn tới máy tính đích, các bạn có thể xác định được tình trạng đường truyền hoặc xác định máy tính đó có kết nối hay không.

Cú pháp: ping ip/host/[/t][/a][/l][/n] CMD

– Ip: địa chỉ IP của máy cần kiểm tra; host là tên của máy tính cần kiểm tra kết nối mạng (có thể sử dụng địa chỉ IP hoặc tên của máy tính).

– /t: sử dụng để máy tính liên tục “ping” đến máy tính đích, bấm Ctrl +C để dừng.

– /a: nhận địa chỉ IP từ tên máy tính (host).

– /l: xác định độ rộng của gói tin gửi đi kiểm tra.

– /n: Xác định số gói tin gửi đi.

CMD Là Gì? Các Lệnh CMD Hay Dùng Nhất Là Gì?

2. Lệnh Tracert CMD

Công dụng: Lệnh giúp bạn thấy đường đi của các gói tin từ máy tính các bạn đến máy tính đích, xem các gói tin đi qua những server hay router nào…

Cú pháp: tracert ip/host

– ip/host: Địa chỉ ip/ tên máy tính.

3. Lệnh Netstat CMD

Công dụng: Liệt kê các kết nối ra vào máy tính của các bạn.

Cú pháp: Netstat [/a][/e][/n]

– /a: Hiển thị tất cả kết nối và các cổng đang lắng nghe.

– /e: Thông tin thống kê Ethernet. CMD là gì

– /n: Hiển thị các địa chỉ và các số cổng kết nối.

Các bạn có thể tham khảo thêm các tham số khác bằng cách gõ Netstat/?

4. Lệnh Ipconfig

Công dụng: Hiển thị cấu hình IP của máy tính các bạn đang sử dụng (tên host, địa chỉ IP, DNS…).

Cú pháp: ipconfig /all

5. Lệnh Shutdown

Công dụng: Tắt và khởi động lại máy tính.

Cú pháp (Windows 7):

– Tắt máy: Shutdown -s -t [a]

– Restart máy tính: Shutdown -r -t [a]

+ a: thời gian tắt máy (đơn vị giây).

6. Lệnh DIR CMD

Công dụng: Xem file, folder.

[external_link offset=1]

Cú pháp: DIR [drive:] [path][filename]

– Path: Đường dẫn tới file, folder.

– Filename: Tên file.

7. Lệnh DEL CMD

Công dụng: Xóa file.

Cú pháp: DEL [/p][/f][/s][/q][/a[[:]attributes]] “tên file cần xóa” CMD

– /p: Hiển thị thông tin file trước khi xóa.

– /f: Xóa các file có thuộc tính chỉ đọc (read-only).

– /s: Xóa file đó trong tất cả các thư mục có chứa.

– /q: Xóa không cần hỏi.

– /a[[:]attributes]: Xóa theo thuộc tính của file (R: Read-only files, S: System files, H: Hidden files).

Xóa tất cả file *.*

CMD Là Gì? Các Lệnh CMD Hay Dùng Nhất Là Gì?
cmd

8. Lệnh COPY CMD

Công dụng: Copy file từ thư mục này sang thư mục khác trong máy tính.

Cú pháp: COPY “địa chỉ cần copy” “địa chỉ lưu file copy” /y

– /y: Copy không cần hỏi. CMD là gì

9. Lệnh RD

Công dụng: Lệnh RD giúp các bạn xóa thư mục.

Cú pháp: RD /s /q “thư mục cần xóa”

– /s: Xóa toàn bộ thư mục.

– /q: Xóa không cần hỏi.

10. Lệnh MD

Công dụng: Tạo thư mục mới.

Cú pháp: MD “đường dẫn lưu file cần tạo”\”tên thư mục cần tạo”

Ví dụ: md “C:\tailieu” (tạo thư mục tailieu trong ổ đĩa C).

11. Lệnh TASKKILL CMD

Công dụng: Tắt một ứng dụng đang chạy.

Cú pháp: taskkill /f /im “tên ứng dụng”.exe.

Ví dụ taskkill /f /im Skype.exe (tắt ứng dụng Skype).

12. Lệnh REG ADD

Công dụng: Tạo, chỉnh sửa Registry.

Cú pháp: REG ADD KeyName [/v ValueName] [/t Type] [/s Separator] [/d Data] [/f]

– KeyName: Đường dẫn tới Key.

– /v ValueName: Tên value cần tạo.

– /t Type: Kiểu dữ liệu.

– /d Data: Giá trị value. CMD là gì

13. Lệnh REG DELETE

Công dụng: Xóa value trong Registry.

Cú pháp: REG DELETE KeyName [/v ValueName] [/f]

– [/v ValueName]: Tên value cần xóa.

14. Lệnh REGEDIT.EXT CMD

Công dụng: Chạy file .reg.

Cú pháp: Regedit.exe /s “nơi chưa file .reg”

– /s: Không cần hỏi.

15. Lệnh ATTRIB

Công dụng: Đặt thuộc tính cho file, folder.

Cú pháp: ATTRIB -a -s -h -r “file, thư mục” /s /d

hoặc ATTRIB +a +s +h +r “file, thư mục” /s /d CMD là gì

– Dấu +: Thêm vào thuộc tính.

– Dấu -: Loại bỏ thuộc tính.

– a: Archive (thuộc tính lưu trữ).

– s: System (thuộc tính hệ thống).

– h: Hidden (thuộc tính ẩn).

– r: Read- only (thuộc tính chỉ đọc).

– /s: Thực hiện với tất cả các file nằm trong thư mục và các thư mục con.

[external_link offset=2]

– /d: Đặt thuộc tính cho thư mục và thư mục con.

14 Dòng mã CMD trên Windows mà bạn không nên bỏ qua

Trước khi chuột trở nên phổ biến, người ta sử dụng bàn phím kèm các dòng lệnh để thao tác, điều chỉnh mọi tính năng của máy tính. Giờ đây khi đã có chuột, các dòng lệnh dường như quá cũ và không còn cần thiết nữa. Dù vậy những nền tảng hiện đại vẫn giữ lại chúng, thậm chí trên Windows 10 còn được bổ sung nhiều tính năng mới. CMD là gì

Tuy dài dòng và khó nhớ, song nếu đã quen thì các dòng lệnh thực sự rất hữu ích, nó giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian so với việc truy cập, tìm từng đường dẫn, menu trong giao diện đồ họa.

CMD Là Gì? Các Lệnh CMD Hay Dùng Nhất Là Gì?
cmd

Sau đây là 14 dòng lệnh hữu ích trong CMD mà người dùng Windows cần biết.

1. Tasklist

Tasklist cung cấp cho bạn danh sách toàn bộ các tác vụ đang chạy trong hệ thống. Tất nhiên có một công cụ hiện đại hơn là Task Manager, nhưng tasklist có thể hiển thị những tác vụ bị ẩn khỏi Task Manager. CMD là gì

Một số lệnh mở rộng từ tasklist mà bạn nên biết như tasklist -svc (hiển thị dịch vụ liên quan đến từng tác vụ), tasklist -v (thông tin chi tiết của mỗi tác vụ) và tasklist -m (hiển thị đường dẫn đến các file .dll liên kết đến tác vụ đang hoạt động.

2. Taskkill

Các tác vụ hiển thị trong tasklist đều có mã tiến trình (PID) là một dãy có 4 hoặc 5 chữ số. Bạn có thể buộc dừng một tác vụ bằng cách nhập lệnh taskkill -im [IM] (với [IM] là tên tác vụ), hoặc taskkill -pid [PID] (với [PID] là mã tiến trình tương ứng).

Như trong ảnh trên, để buộc dừng tác vụ i_view64.exe có PID 19668, nhập lệnh taskkill -pid 19668.

3. System File Checker

Đây là công cụ quét và sửa chữa tự động cho các file hệ thống của Windows. Để sử dụng, bạn cần chạy CMD với quyền admin, sau đó nhập sfc /scannow. Nếu tìm thấy bất kỳ file bị hỏng hoặc thiếu, công cụ sẽ tự thay thế chúng bằng bản sao được Windows lưu trữ riêng cho mục đích này. Thời gian chạy SFC có thể mất nửa giờ. CMD là gì

4. Systeminfo CMD

Lệnh này cho bạn biết thông tin cơ bản về hệ điều hành và phần cứng máy tính. Một số thông tin bạn có thể biết với systeminfo như ngày cài đặt Windows, thời gian khởi động gần nhất, phiên bản BIOS, hãng sản xuất máy tính, cấu hình card mạng, bộ xử lý,…

Nếu đang kết nối trong hệ thống mạng nội bộ, sử dụng systeminfo /s [host_name] để nhận thông tin từ máy tính đó. Nhiều khả năng bạn sẽ phải nhập thêm các cú pháp bổ sung, ví dụ như systeminfo /s [host_name] /u [domain]\[user_name] /p [user_password].

5. Shutdown CMD

Kể từ Windows 8, Microsoft đã bổ sung thêm lệnh shutdown giúp bạn… tắt máy tính của mình. Tất nhiên bạn chỉ cần Start Menu nếu muốn tắt máy đơn thuần, riêng trong trường hợp máy đang gặp lỗi và cần làm nhiều việc hơn sau khi shutdown, lệnh này sẽ có ích với một số cú pháp sau:

– shutdown /s: tắt máy bình thường.

– shutdown /r: tắt máy rồi khởi động lại.

– shutdown /l: đăng xuất.

– shutdown /h: vào chế độ ngủ đông (hibernate).

– shutdown /m \\[host_name]: tắt máy tính trong mạng nội bộ.

– shutdown /r /o: khởi động lại, vào Advanced Start Options (để truy cập Safe Mode, Windows Recovery,…).

6. Powercfg

Đây là lệnh rất hữu ích bởi nó giúp bạn quản lý, theo dõi cách mà máy tính tiêu thụ năng lượng. Bạn có thể sử dụng powercfg hibernate on và powercfg hibernate off để bật tắt tùy chọn ngủ đông, hoặc powercfg /a để xem các trạng thái tiết kiệm năng lượng của máy tính.

Một lệnh hữu ích khác là powercfg /devicequery s1_supported hiển thị danh sách các thiết bị trên máy tính hỗ trợ Connected Standby (khi được kích hoạt, chúng có thể “đánh thức” máy tính của bạn từ chế độ chờ). Bạn có thể kích hoạt thiết bị trong Device Manager -> Properties -> Power Management -> Allow this device to wake the computer.

Lệnh powercfg /lastwake cho biết thiết bị nào đánh thức máy tính gần đây nhất. Bạn có thể dùng lệnh này để kiểm tra sự cố nếu nghi ngờ máy tính tự thức dậy.

Một lệnh khác cũng rất hữu ích là powercfg /energy đưa ra bản báo cáo về mức tiêu thụ điện năng của máy, bao gồm lỗi hệ thống có thể làm tăng mức tiêu thụ điện, thiết bị nào chặn máy vào chế độ ngủ,… Theo mặc định file báo cáo được lưu trong C:\Windows\system32\energy-report.html.

Từ Windows 8 chúng ta còn có thêm powercfg /batteryreport cung cấp thông tin phân tích về việc sử dụng pin của máy, bao gồm thời gian sử dụng, chu kì sạc xả, thời lượng pin trung bình và dung lượng pin ước tính. File báo cáo được lưu trong thư mục người dùng.

7. Ping CMD

Đôi lúc bạn cần kiểm tra xem máy tính có đang kết nối ổn định đến một thiết bị mạng hoặc máy tính khác trong mạng nội bộ hay không, lúc này lệnh ping sẽ phát huy tác dụng.

Nhập vào ping [IP/tên miền] (VD: ping (852)3952 0100, ping google.com), lúc này máy tính sẽ gửi gói tín hiệu (packet) đến địa chỉ được xác định, nếu gói tín hiệu được bên kia nhận và phản hồi lại tức là kết nối giữa 2 thiết bị hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dùng lệnh này khi đang gặp trục trặc về mạng, từ đó xác định nguyên nhân đến từ cấu hình mạng không đúng hay thiết bị gặp lỗi.

8. PathPing

Đây là lệnh nâng cao hơn từ ping sẽ hữu ích nếu bạn có nhiều thiết bị mạng cần thử nghiệm. Tương tự ping, sử dụng lệnh này bằng cách gõ pathping [IP]. Pathping cung cấp thêm các thông tin về dữ liệu đường dẫn đến địa chỉ, độ trễ, bước nhảy (hop),…

9. Tracert

Đây lại là lệnh nâng cao của pathping. Ngoài thông tin về các hop giữa máy tính và địa chỉ, tracert còn giúp bạn theo dõi thời gian giữa các hop (tính bằng ms).

10. Netstat

Lệnh netstat -ap sẽ cho bạn danh sách các port đang mở và IP liên quan, kèm theo trạng thái là listening (đang lắng nghe, đã được thiết lập), established (đã thiết lập) hoặc closed (đóng).

Đây là lệnh hữu ích khi bạn cần tìm cách khắc phục sự cố thiết bị kết nối đến máy tính, hoặc nghi ngờ trojan lây nhiễm để tìm ra kết nối độc hại.

11. Ipconfig

Lệnh này trả về thông tin về địa chỉ IP mà máy tính của bạn đang sử dụng. Nếu đang kết nối mạng thông qua router, nó sẽ hiển thị địa chỉ mạng cục bộ của router.

Tuy nhiên ipconfig hữu dụng nhất ở các lệnh mở rộng, ví dụ như ipconfig /release và ipconfig /renew sẽ buộc máy tính yêu cầu cấp địa chỉ IP mới, rất hữu ích nếu máy tính gặp lỗi liên quan đến địa chỉ IP và không vào mạng được. Bạn cũng có thể sử dụng ipconfig /flushdns để làm mới địa chỉ DNS.

12. File Compare CMD

Lệnh này được sử dụng để tìm ra sự khác nhau trong văn bản giữa hai file, đặc biệt dành cho các lập trình viên muốn tìm ra điểm khác nhau giữa 2 phiên bản của một file. Chỉ cần gõ fc “[đường dẫn đến file 1]” “[đường dẫn đến file 2]”.

Một số lệnh mở rộng từ fc bao gồm: fc /b (chỉ so sánh đầu ra nhị phân); fc /c (bỏ qua phân biệt chữ hoa, chữ thường) hay fc /l (chỉ so sánh văn bản ASCII).

Ví dụ tôi nhập lệnh sau để so sánh văn bản ASCII trong 2 file tài liệu example1.doc và example2.doc:

fc /l “C:\Program Files (x86)\example1.doc” “C:\Program Files (x86)\example2.doc”

13. Driverquery CMD

Driver là một phần không thể thiếu giúp kết nối phần cứng với phần mềm, tuy nhiên nếu không được cấu hình đúng cách, nó có thể gây rắc rối cho máy tính của bạn. Mục đích của driverquery là liệt kê chi tiết các driver đang được cài trên máy. Ngoài ra, sử dụng driverquery -v nếu muốn có thêm các thông tin (như đường dẫn đến nơi cài đặt driver,…).

14. Cipher

Nếu đang sử dụng ổ cứng HDD, bạn nên biết rằng ngay cả khi xóa hẳn một file trong thùng rác, nó vẫn không hoàn toàn biến mất mà vẫn còn nằm trong ổ cứng đến khi có dữ liệu mới ghi đè lên.

Nếu thực sự muốn xóa hoàn toàn những dữ liệu ấy, bạn có thể dùng lệnh cipher /w trong CMD. Lệnh này sẽ ghi đè một dữ liệu ngẫu nhiên nào đó lên ô nhớ để xóa hẳn dữ liệu nằm trên nó trước đây. Ví dụ, cipher /w c: để xóa dữ liệu đã xóa khỏi thùng rác trong ổ C: (dữ liệu chưa xóa vẫn còn nguyên).

Mời các bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.

Tìm kiếm liên quan:

  • phòng cmd là gì
  • lệnh cmd hack
  • tải cmd
  • cmd download
  • cmd commands
  • cmd là phím nào
  • các lệnh cmd nâng cao
  • cmd win 10

Nội dung liên quan:

  • Nhân khẩu học là gì ? Yếu tố nhân khẩu học bao gồm những gì?
  • Hướng dẫn cách sử dụng luật hấp dẫn không phải ai cũng biết
  • Các bài học từ Sói già Phố Wall giúp bạn thay đổi tư duy

[external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
ma là gì

Đường MA có ý nghĩa gì trong chứng khoán?

Next Post
năng lượng là gì

Năng lượng là gì? Các loại năng lượng dùng trong công nghiệp

Related Posts