Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Về định nghĩa thế nào là tin học, Edsger Dijkstra đã tóm tắt bằng câu sau đây:

Quan hệ giữa tin học với máy tính không khác gì quan hệ giữa thiên văn học với kính viễn vọng.

Và đối tượng nghiên cứu của Tin học chính là Thông tin và các công cụ sử dụng để tương tác thông tin.

Người ta có thể làm việc với tin học bằng bất cứ một hệ thống nào hoạt động tương tự với các mạch lôgic: các máy cơ học (chẳng hạn máy tính Pascal và ô-tô-mát), máy khí động, hệ thống thủy lực… Những chương trình tin học đầu tiên được viết từ trước sự ra đời của máy tính rất lâu (xem Ada Lovelace).

[external_link offset=2]

Lí giải ngôn ngữ

Từ “tin học” đã được dịch từ informatique trong tiếng Pháp. Từ informatics trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ từ tiếng Pháp này, nhưng theo thời gian informatics đã mang nghĩa khác dần với nghĩa ban đầu và hầu như chỉ còn được dùng phổ biến tại châu Âu. Ngày nay, thuật ngữ tiếng Anh tương đương với informatiquecomputer science, nghĩa là “khoa học về máy tính”.

Một số phân nhánh quan trọng

  1. Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information technology): nghiên cứu việc áp dụng công nghệ trong việc quản trị và xử lý thông tin
  2. Hệ thống thông tin (tiếng Anh: information system): bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước trong các cơ quan tổ chức lớn.
  3. Khoa học máy tính (tiếng Anh: Computer science) ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của tin học như thuật toán, ngôn ngữ hình thức, lý thuyết đồ thị, đồ họa máy tính… nghĩa là chỉ có liên quan gián tiếp đến phần mềm và máy tính. Khái niệm gần như tương đương (nhưng không hoàn toàn tương đương) trong tiếng Pháp là Informatique théorique.
  4. Kỹ thuật máy tính (tiếng Anh: Computer engineering): nghiên cứu về việc chế tạo và sử dụng các thiết bị tin học.
  5. Kỹ nghệ phần mềm (tiếng Anh: Software engineering): Tập trung vào đặc tả, phân tích, thiết kế, xây dựng, và kiểm thử phần mềm; bao gồm các phương pháp phát triển (chẳng hạn mô hình thác nước và lập trình cực đoan) và quản lý dự án
  6. Mạng máy tính (tiếng Anh: computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau.
  7. Tin học kinh tế: Xây dựng các hệ thống phức hợp giữa tin học và kinh tế/xã hội, qua đó ứng dụng và phát triển chúng trong thực tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như xã hội

Cơ sở và ứng dụng

Cơ sởỨng dụng
  • Các mô hình lập trình
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Cơ sở dữ liệu
  • Hiệu năng hệ thống
  • Hệ điều hành
  • Kiểm soát song hành
  • Khoa học nhận thức
  • Khôi phục dữ liệu
  • Lập trình máy tính (cấu trúc, hàm, hướng đối tượng, hướng khía cạnh, logic, mệnh lệnh, song song, tương tranh, thủ tục)
  • Lí thuyết máy tính (Automat, điện toán lượng tử, Độ phức tạp Kolmogorov, độ phức tạp tính toán, đồ thị, kiểu, số, tập hợp, tính được, thể loại)
  • Ngôn ngữ hình thức
  • Ngôn ngữ lập trình và trình biên dịch
  • Tính toán kí hiệu
  • Tính toán song song
  • Toán học (Đại số, Đại số Boole, Giải tích số, Logic toán học, Tổ hợp, Rời rạc)
  • Tối ưu hóa trình biên dịch
  • Thu thập thông tin
  • Tương tranh
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Cuộc sống nhân tạo
  • Đa xử lí
  • Điện toán lưới
  • Đồ họa máy tính
  • Hệ chuyên gia
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Hóa học tính toán
  • Hoạt họa máy tính
  • Khoa học thông tin
  • Lập luận tự động
  • Lưu trữ thông tin
  • Mã hóa dữ liệu
  • Ngôn ngữ học
  • Người máy và Robot học
  • Nén dữ liệu
  • Phần mềm
  • Từ điển học
  • Thực tế ảo
  • Vật lí học tính toán