AMD FidelityFX Super Resolution: Một hình mẫu lý tưởng mà Nvidia DLSS luôn hướng tới?

Kể từ khi AMD công bố những thông tin đầu tiên về FidelityFX
Super Resolution
, đã có rất nhiều sự so sánh giữa công nghệ mới của đội Đỏ với
DLSS của Nvidia. Nhưng trong tương lai, tiềm năng của nó có thể còn vượt qua cả
cái bóng khổng lồ của đối thủ cạnh tranh.

DLSS NÂNG CAO MÀ LẠI KHÔNG HỀ… NÂNG CAO

Mặc dù không gây được tiếng vang trong lần đầu ra mắt, tuy
nhiên phiên bản DLSS 2.0 kết hợp với ray tracing đã thực sự gây được tiếng vang
lớn trong cộng đồng game thủ. Những điều chỉnh về hiệu suất trên các chi tiết
nhỏ đã giúp chất lượng hình ảnh được cải thiện đáng kể. Thậm chí một số game AAA
được hỗ trợ còn có thể chơi ở tốc độ khung hình lên tới 4K.

Tuy nhiên nếu như xét về mục đích nguyên bản thì DLSS dường
như đã nhắm vào sai phân khúc game thủ. DLSS chỉ có thể được sử dụng vào các dòng
card RTX 2000 và 3000-series và câu hỏi đặt ra là liệu những dòng card đồ họa cao
cấp này có thực sự cần hỗ trợ DLSS hay không? Với việc sở hữu RTX 2060, anh em đã
có thể chiến hầu hết mọi game ở thời điểm hiện tại với một độ phân giải thoải mái
rồi.

Những người thật sự cần DLSS là game thủ thuộc các phân khúc
dưới. Những người chỉ đủ mua GPU cấp thấp nhưng vẫn muốn chơi game ở cấu hình
1080p và tốc độ khung hình không giảm xuống 1 chữ số khi vào cuộc chơi. Những
người luôn phải set cấu hình tối thiểu khi chơi game, chứ không phải số ít người
chẳng cần quan tâm tới việc liệu hệ thống của họ có thể chạy game được hay không.

Sau 3 năm phát hành, chỉ có khoảng dưới 15% số game thủ trên
Steam sở hữu GPU có lõi tensor để tận dụng được DLSS. Rõ ràng DLSS vừa nâng cao
mà lại không hề nâng cao đối với các dòng card đồ họa của Nvidia. Ngược lại,
AMD có một cách tiếp cận hoàn toàn khác.

FIDELITYFX SUPER RESOLUTION – NGƯỜI HÙNG QUỐC DÂN?


FidelityFX Super Resolution (FSR) không hoàn hảo. Những màn
trình diễn ở Computex hơi mờ và vẫn chưa rõ liệu nó có thể theo kịp DLSS trong việc
kết hợp giữa hiệu suất và cải tiến chất lượng hình ảnh hay không. Chưa kể danh
sách những tựa game hỗ trợ FSR được leak ra cũng không mấy ấn tượng.

Nhưng đó không phải là yếu tố chính .

Sức mạnh thực sự của FSR nằm ở chỗ nó cho phép hỗ trợ tốc độ
khung hình cao hơn cho các dòng GPU và APU cấp thấp. Đó là tất cả những gì FSR
cần để giúp cho hàng triệu game thủ được trải nghiệm những trò chơi mới nhất mà
trước đây họ chỉ có thể ao ước.

FSR cũng không có những yêu cầu về phần cứng. Điều đó có
nghĩa là nó hoạt động trên hầu như tất cả các nền tảng. Tất cả những dòng GPU mà
AMD phát hành trong 5 năm qua, tất cả những dòng APU được giới thiệu trong 3 năm
trở lại đây đều có thể được tích hợp FSR. Thậm chí những dòng card đồ họa RTX hay
GTX của Nvidia
cũng có thể chạy FSR. Tuy nhiên AMD đã tuyên bố sẽ không tối ưu
hóa FSR trên RTX series mà chính Nvidia sẽ phải tự mình làm điều đó.

Không chỉ giúp anh em chơi những tựa game hiện đại với mức cấu
hình thấp nhất, FSR còn có khả năng giúp tốc độ khung hình không bị liên tục rớt
xuống dưới mức 30. Điều đó có nghĩa là rất nhiều game thủ sẽ có thể cầm cự cùng
con card đồ họa “cà khổ” của mình qua đợt bão giá GPU hiện tại. Đồng thời với
những ai đã có GPU xịn xò, FSR cũng hỗ trợ để chơi những tựa game mới có cấu hình
cao hơn. Một chiếc card RX 6000 được trang bị FSR giờ đây cũng có thể cạnh tranh
với RTX 3000 trong những trò chơi có hỗ trợ ray tracing.

Rõ ràng FSR đã cùng lúc dung hòa lợi ích của game thủ và nhà
sản xuất. Những game thủ với ngân sách tiết kiệm có thể trải nghiệm những tựa
game mà mình muốn, trong khi đó các nhà sản xuất có một phương án khả thi hơn để
tiếp cận người dùng, thay vì chỉ tập trung vào 15% game thủ có card đồ họa sử dụng
được DLSS.

FSR KHÔNG PHẢI LÀ CHÌA KHÓA VẠN NĂNG


Dĩ nhiên sẽ là không thực tế nếu tâng bốc FSR quá mức ở thời
điểm hiện tại. Công nghệ của AMD không thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng GPU,
và ngay cả chất lượng của nó cũng cần được kiểm chứng khi ra mắt. DLSS đã phải trải
qua 2 phiên bản để thu được thành công như hiện tại và con đường trước mắt của
FSR chắc chắn cũng không hề bằng phẳng.

Như dù thế nào đi nữa, FSR cũng là một giải pháp tình thế giúp
những “người cùng khổ” có thể cải thiện đôi chút về hiệu năng chơi game. Những
người vẫn còn đang cày game với RX 470, GTX 1060, 1050 hay 1050 Ti, anh em đã sẵn
sàng để chào đón sự ra mắt của FidelityFX Super Resolution chưa?

Đừng quên ghé thăm TNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Tính năng Haptic Touch trên iPhone là gì? Có gì khác so với 3D Touch

Next Post

Thảo Luận Ưu và nhược điểm của Android gốc và Android tùy biến

Related Posts