Chữ và nghĩa: ‘Thảo mai’ nghĩa là gì?

(Thethaovanhoa.vn) – “Thảo mai” là gì? Tôi tin rằng từ này không hề xa lạ với nhiều người. Nó không phải là từ mới bởi vì từ khá xa rồi, từ “thảo mai” đã được sử dụng tương đối rộng rãi. Chẳng hạn: “Tôi lạ gì cái giọng điệu thảo mai của con Lan nữa. Mới nghe nó nói thì con kiến trong lỗ cũng bò ra. Nhưng nghe cứ thấy thớ lợ giả giả thế nào ấy”.

Chữ và nghĩa: 'Khen đểu' - ngày xưa có thế?

Chữ và nghĩa: ‘Khen đểu’ – ngày xưa có thế?

Chuyện cầu thủ bóng đá cãi lộn, chửi bới, thậm chí còn gây gổ đánh trọng tài ở xứ ta không hiếm. Nhưng gần đây, báo chí truyền thông đùng một cái rộ lên về một hiện tượng kỳ lạ được coi là “ hiệu ứng ngược ”. Đó là chuyện trọng tài – những ông vua sân cỏ – lại là người “ ra đòn ” trước .

Hơi lạ là hiện tại, chưa có từ điển nào của Việt Nam định nghĩa từ này (nó không phải là một từ Hán Việt với hai thành tố “thảo” (với các nghĩa: “cỏ”; hay “viết sơ lược”; hay “tìm xét, trị tội”) và “mai” (với các nghĩa: “chôn”, “cất giấu”; hay chỉ “cây mơ”). Và càng lạ hơn khi biết rằng, đây lại là một từ hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong giới showbiz Việt. Chính bản thân những người trong giới này (và giới trẻ) đã lên tiếng về chuyện “thảo mai” như một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Chúng ta thử “dạo một vòng” trên Internet xem giới trẻ nghĩ thế nào về từ này.

Ý kiến của bạn Kim Thanh : ” Với tôi, với hơn 7 năm trong nghề, tôi không cổ xúy cho chuyện gây shock, gây scandal trong phát ngôn, nhưng tôi cũng chẳng mặn mà lắm với những người “ thảo mai ”. Thế mà, giờ đây người người nhà nhà đều thảo mai ! ” ; ” Theo những người trong giới, “ thảo mai ” dùng để ám chỉ những người có cách tiếp xúc khôn khéo, ngọt ngào, không mất lòng ai. Tuy vậy, người “ thảo mai ” lại không được người khác thích vì nó thiên về tính giả tạo, không thật tình, bằng mặt không bằng lòng ” .

Một bạn khác trên một forum thì viết: “ Thảo mai ” là từ chỉ người phụ nữ nói một đằng, làm một nẻo, bảo người khác làm thế này nhưng mình lại làm thế kia. Đó là một người không trung thực, ngoài mặt thì cười cười nói nói nhưng đằng sau lưng thì nói xấu, âm thầm có dã tâm hại người khác”…

Bạn Duy Anh lại viết : ” Một ai đó bị gọi là thảo mai khi họ là con người sống hai mặt, sống không thật tâm hay giả tạo, nhưng vì không muốn nói thẳng mặt với người đó nên giới trẻ nghĩ ra từ lóng là ” thảo mai “. Nhìn chung những người thảo mai sẽ có ít bạn hoặc bạn cũng là đám thảo mai giống nhau chơi với nhau bằng mặt không bằng lòng ” .
Chú thích ảnh
Ảnh: Internet

Có thể nói là khá nhiều ý kiến của giới trẻ trao đổi. Chính họ cũng cảm nhận là trong cuộc sống hôm nay, nhất là trong giới showbiz, có quá nhiều hiện tượng “thảo mai”. Nó là cách thể hiện của ai đó (thường là các cô gái) trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng bằng những lời lẽ khéo léo, sáo rỗng, điệu đà tới mức nghe không thật, thớ lợ, thiếu tự nhiên.

Trong khi đang tìm nguồn gốc của từ “ thảo mai ”, vô tình tôi đọc được một bài viết trên một website về Đạo Mẫu Nước Ta với nội dung như sau :
“ Truyền thuyết Mẫu Thoải ở Đền Dùm – Tuyên Quang ; Đền Dầm, Đền Xâm Thị – Thường Tín, TP. Hà Nội. Theo truyền thuyết thần thoại này thì Mẫu Thoải cũng xuất thân là con gái của Vua Thủy Tề, nhưng không thấy nhắc đến hai vợ chồng sinh ra Lạc Long Quân .
Mẫu Đệ Tam vốn là con gái Vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung. Bà kết hôn cùng Kính Xuyên ( là con Vua Đất ). Khi Kính Xuyên đi vắng, bà ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, bèn lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kính Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân thời cơ đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt … ” .

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

Vì sao “thanh xuân như một tách trà” lại trở thành hot trend?

Next Post

Thẻ Ghi Nợ Là Gì? Nên Dùng Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Hay Nội Địa?

Related Posts