Critical thinking là gì? Những điều cần biết về critical thinking!

critical thinking là gì

“Critical thinking” là một trong những phương pháp mới trong tư duy và được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục hiện nay trên thế giới. Vậy critical thinking được hiểu nghĩa là gì? Tầm quan trọng của critical thinking như thế nào? Tất cả sẽ được Timviec365.vn giải đáp chi tiết, cụ thể trong bài viết dưới đây!

[external_link_head]

Việc làm nhanh

1. Critical thinking là gì?

“Critical thinking” hay còn được hiểu chính là “tư duy phản biện” – là quá trình phân tích, đánh giá cũng như giả định để có thể hình thành được những suy nghĩ và đưa ra được những quan điểm đúng đắn, chính xác nhất trước bất kỳ vấn đề nào đó. Critical thinking bao gồm toàn bộ việc phân tích và đánh giá về thông tin theo những cách nhìn khác nhau cho các vấn đề được đặt ra và nhằm đạt đến mục đích là khẳng định tính chính xác của những vấn đề đó.

Critical thinking là gì? Những điều cần biết về critical thinking!
Critical thinking là gì?

Và những lập luận trong tư duy phản biện cần phải được thể hiện một cách rõ ràng và logic, thể hiện được đầy đủ những bằng chứng và sự công tâm. Và theo nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay, những người làm về giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng và cho rằng các trường học nên tập trung hơn nữa vào việc dạy và truyền đạt kiến thức đến cho học sinh theo cách critical thinking thay vì chỉ tiếp nhận các thông tin một cách thụ động và không hiệu quả. Việc trang bị đầy đủ và kỹ lưỡng về kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp cho các bạn trẻ hiện nay trở nên tự tin, năng động và học tập, làm việc đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với những cách thông thường.

2. Tầm quan trọng của critical thinking

– Critical thinking (tư duy phản biện) được xem là một trong những kỹ năng quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Tư duy phản biện giúp con người có thể nâng cao về kỹ năng lập luận một cách rõ ràng và đa chiều. Vấn đề này được thể hiện rõ nhất trong giáo dục, nghiên cứu, quản lý và tài chính, pháp lý.

– Tư duy phản biện (critical thinking) đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức mới. Bởi hiện nay, nền kinh tế tri thức mới đều đang được áp dụng và vận hành bởi công nghệ tiên tiến, do đó cần phải có tư duy thật linh hoạt, sáng tạo, có khả năng phân tích, đánh giá cũng như tích hợp nhiều thông tin với nhau để có thể giải quyết nhiều vấn đề quan trọng. Như vậy, việc rèn luyện và nâng cao về tư duy phản biện là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Critical thinking là gì? Những điều cần biết về critical thinking!
Tầm quan trọng của critical thinking

– Bên cạnh đó, tư duy phản biện cũng giúp trong việc cải thiện tư duy về sáng tạo, tìm tòi được nhiều giải pháp mới lạ để giải quyết các vấn đề cũng như đưa ra được các ý tưởng mới, điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với doanh nghiệp khi cần thiết.

– Tư duy phản biện cũng có vai trò trong việc nhìn nhận và đánh giá về bản thân để con người có thể tự điều chỉnh cuộc sống, công việc sao cho phù hợp, đưa ra được những quyết định đúng đắn và chính xác nhất trong mọi việc.

[external_link offset=1]

– Tư duy phản biện cũng chính là nền móng của ngành khoa học và xã hội dân chủ bởi đặc trưng của ngành này là luôn yêu cầu phải sử dụng những lập luận chặt chẽ, rõ ràng trong công cuộc nghiên cứu, thí nghiệm, chứng thực những lý thuyết. Do đó, tư duy phản biện giúp con người có được những suy nghĩ thật sáng suốt về các vấn đề của xã hội, từ đó vượt qua được những định kiến và lan tỏa thông điệp ý nghĩa đến toàn cộng đồng.

3. Các cấp độ của critical thinking

Critical thinking là gì? Những điều cần biết về critical thinking!
Các cấp độ của critical thinking

Tư duy phản biện (critical thinking) hiện nay được chia ra thành 6 cấp độ như sau:

– Cấp độ 1 – cần nói rõ ràng về một nội dung cụ thể nào đó: Đây là vấn đề mà rất nhiều các cơ quan, tổ chức cũng như các cơ sở giáo dục gặp phải và cũng chính là nguyên nhân khiến cho hầu hết các cuộc họp, cuộc thảo luận phải mất rất nhiều thời gian mà vẫn không đưa ra được phương án giải quyết cuối cùng. Thêm vào đó, các cá nhân có thể hiểu được về mấu chốt của vấn đề hay không là điều không thể chắc chắn và việc trình bày các quan điểm không rõ ràng cũng sẽ khiến cho các đối tượng người nghe không hiểu được, tốn khá nhiều thời gian để giải thích và phân tích lại.

– Cấp độ 2 – cấu trúc nói: Đây là cấp độ đưa ra những quan điểm và bảo vệ những quan điểm. Và để làm được điều này thì người nói cần phải diễn đạt và trình bày làm sao theo một cấu trúc nhất định để người nghe có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề và không làm mất quá nhiều thời gian trong việc giải thích.

– Cấp độ 3 – tranh luận cơ bản: Đây là việc thường bắt gặp ở những buổi thuyết trình, hùng biện đến từ hai hay nhiều phía với mục đích để phản bác, đưa ra những lập luận qua những bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của bản thân cũng như tiếp thu ý kiến phù hợp từ người khác.

– Cấp độ 4 – tranh luận hiệu quả: Những cuộc tranh luận nếu không biết cách tiết chế thì sẽ trở thành những buổi cãi vã gay gắt. Do đó, để tránh xảy ra những trường hợp trên đó thì cần phải nhận định được toàn bộ những giả thiết sẽ được đưa ra sau những ý kiến phản bác và có sự tư duy logic, hiệu quả để có thể phản biện, giải thích lại những ý kiến của mọi người.

– Cấp độ 5 – thực hành thường xuyên: Kỹ năng tư duy phản biện không tự sinh ra mà cần phải có sự luyện tập thường xuyên để con người có thể nhận định được, đánh giá về một vấn đề hay lĩnh vực nào đó. Chính vì vậy hãy thường xuyên luyện tập trong các lớp học hay trong công việc để có thể nâng cao hơn nữa khả năng tư duy của bản thân.

– Cấp độ 6 – tư duy hiệu quả: Đây có lẽ là cấp độ khẳng định trình độ “thượng thừa” của con người và đáp ứng được đầy đủ những yếu tố như sự công bằng, can đảm, khiêm tốn, chính trực,…

Việc làm quản trị kinh doanh

4. Cách để rèn luyện tư duy phản biện (critical thinking)

4.1. Tạo lập các sơ đồ tư duy

Critical thinking là gì? Những điều cần biết về critical thinking!
Tạo lập các sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy có thể xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để con người có thể chắt lọc được những thông tin cũng như những quan điểm quan trọng, cần thiết nhất. Điều đặc biệt đối với sơ đồ tư duy chính là bạn có thể thấy được toàn bộ hệ thống tư duy một cách logic và hiệu quả hơn, những thông tin đều sẽ được phần chia theo từng tầng để bạn có thể dễ dàng thấy được các điểm quan trọng nhất của vấn đề khi cần đến.

4.2. Cần có kỹ năng tránh thiên vị

Một vấn đề cần lưu ý chính là cảm tính không nên xuất hiện trong critical thinking. Con người vẫn thường có tính thiên vị nhưng đôi khi cần phải học cách né tránh nó. Và bạn có thể rèn luyện điều đó qua một số cách như sau:

– Hãy thay đổi những câu hỏi mang hơi hướng cá nhân thành những câu hỏi dạng chung. Ví dụ như thay vì hỏi câu “Điều đó liệu có mang lại lợi ích cho tôi hay không?” thì có thể hỏi là “Điều đó có ý nghĩa gì?”.

– Hãy thực hiện việc đánh giá sự việc thay vì phán xét chúng.

[external_link offset=2]

– Biết chấp nhận những quan điểm không đúng của bản thân, tiếp nhận những thông tin một cách chủ động và thay đổi chúng sao cho phù hợp nhất.

– Hãy biết lắng nghe, đồng thời phân tích những quan điểm của người khác một cách khách quan nhất.

– Điều quan trọng nhất ở đây chính là hãy loại bỏ cái tôi của bản thân, đừng bao giờ để trong đầu tư tưởng phủ nhận ngay lập tức những ý kiến của người khác. Hãy biết cách nhìn nhận các vấn đề dựa trên sự khách quan và chấp nhận sự đúng đắn của các quan điểm đó.

4.3. Rèn luyện khả năng lập luận thật logic

Để rèn luyện tư duy phản biện bạn cũng cần phải rèn luyện khả năng lập luận logic, kết nối toàn bộ những thông tin lại một cách khoa học và rõ ràng, dễ hiểu nhất. Việc lập luận logic cần phải đảm bảo dựa trên những bằng chứng xác thực, những dẫn chứng thật cụ thể và có tính thuyết phục. Quan trọng là những lập luận cần phải mang người nghe đến với các vấn đề và phải giải quyết được các vấn đề đó. Nếu như bạn có khả năng đưa ra những đáp án cho câu hỏi mà không thể giải thích được đáp án đó thì chưa phải là khả năng lập luận logic.

4.4. Thường xuyên tìm hiểu và thu thập thông tin

Critical thinking là gì? Những điều cần biết về critical thinking!
Thường xuyên tìm hiểu và thu thập thông tin

Tất cả mọi cơ sở của tư duy phản biện đều phải được dựa trên những thông tin chính xác và đúng đắn nhất. Do đó, để có được những tư duy phản biện và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách thuyết phục nhất thì bạn cần phải có đầy đủ thông tin và chuyên môn về những vấn đề đó. Toàn bộ những luận cứ và các dẫn chứng phải thật cụ thể và mang tính thực tế thì mới có thể thuyết phục được mọi người và tìm ra được giải pháp tối ưu cho vấn đề đang được đặt ra.

4.5. Luôn thắc mắc để hoàn hảo hơn

Người ta vẫn thường nói: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Do đó, đối với những vấn đề bạn không biết, hoàn toàn có thể thắc mắc. Người ta sẽ không đánh giá năng lực thật sự của bạn thông qua một vài câu hỏi. Việc thắc mắc và nhận lại những câu trả lời thỏa đáng sẽ giúp bạn có được thêm thông tin, kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống, thậm chí có thể nhờ đó mà áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Để có được tư duy phản biện thì việc tiếp nhận thêm thông tin cũng là điều cần thiết.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, các bạn đã hiểu và nắm rõ về critical thinking là gì và cách để có thể rèn luyện được tư duy phản biện. Từ đó có thêm cho mình một kỹ năng mới và áp dụng phù hợp vào công việc, mang lại hiệu quả và thành công nhé!

Việc làm nhân sự

Từ khóa liên quan

Chuyên mục [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
initial là gì

Initial nghĩa là gì: Định nghĩa, Ví dụ

Next Post
máy bay tiếng anh là gì

máy bay in English – Vietnamese-English Dictionary

Related Posts
item là gì

Item là gì? Item trong thời trang là gì? Phân biệt các khái niệm về item | BD Research

Item là một từ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ một món đồ hoặc một mặt hàng nào đó. Ngoài ra, item còn là một thuật ngữ được dùng trong ngành thời trang, báo chí, tài chính, thống kê, v.v. Vậy chính xác thì item là gì? Cùng chúng mình tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến item trong bài viết sau nhé!
Read More