Ngoại tình là gì?

ngoại tình là gì

“Ngoại tình” luôn là một cụm từ mang ý nghĩa tiêu cực, phản ánh hành vi trái với đạo đức xã hội  được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những quy định của pháp luật liên quan tới ngoại tình.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Ngoại tình là gì?

[external_link_head]

Ngoại tình là gì?

Ngoại tình là việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người phối ngẫu của mình.

Từ một góc độ khác, từ này cũng áp dụng cho một người độc thân có quan hệ tình dục với người đã kết hôn. Việc ngoại tình thường được liên hệ với các cá nhân có ham muốn tình dục nhiều hơn người bạn đời của họ.

Hiểu được ngoại tình là gì? Quý vị đừng bỏ lỡ những chia sẻ tiếp theo của chúng tôi về ngoại tình theo quy định pháp luật hiện nay.

Quy định của pháp luật về ngoại tình

Căn cứ quy định tại Điều 182 – Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định về tội vi phạm chế độ một, một chồng, cụ thể:

“ 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

[external_link offset=1]

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được pháp luật Hôn nhân và Gia đình bảo vệ, cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 2 – Điều 5 – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“ 2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.

[external_link offset=2]

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Bằng chứng ngoại tình hợp pháp

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cư bạn chứng minh được, chồng hoặc vợ của bạnd dang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng ngoài bạn. Đó có thể là hình ảnh, tin nhắn,… giữa chồng/vợ bạn và người đó.

Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, cần lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng.

Nhưng trên thực tế, việc thu thập chứng cứ ngoại tình được xem là một quá trình khó khăn. Bởi lẽ, hành vi này lén lút và kín đáo, cùng với đó việc tìm ra chứng cứ ngoại tình của người chung sống với mình là một gánh nặng rất lớn về mặt tâm lý. Dù có thế nào, khi phát hiện ra hành động ngoại tình có thể xảy ra bạn nên chuẩn bị cho mình một bước lùi có lợi. Do đó, việc thu thập bằng chứng ngoại tình là cần thiết.

Các chứng cứ bạn thu thập được phải đảm bảo tuân thủ theo quy định Luật Tố tụng hình sự, hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng phải có tính chân thực, chính xác, không bị dựng chuyện.

– Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi hình… Cho thấy chồng/vợ bạn ngoại tình. Hãy đảm bảo, những hành vi được ghi lại đủ thân mật để chứng minh điều này. Chứng cứ phải có tính chân thực, không nên tạo dựng hay làm giả.

– Kết quả giám định, xét nghiệm ADN người con riêng của chồng hay vợ bạn. Chứng minh đứa bé không phải con của mình nhưng có một phần giọt máu của người chung chăn gối cũng đồng thời khẳng định rằng họ đã ngoại tình.

– Lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này ít khi xảy ra nhưng nếu có thì chứng cứ của bạn vẫn được tính là hợp pháp. Ngoài ra, người thứ ba cũng có thể cho lời khai để chứng minh việc ngoại tình của chồng/vợ bạn, hãy tận dụng điều này. Để có được những chứng cứ ngoại tình từ người trong cuộc, bạn có thể thực hiện ghi âm kín đáo trong quá trình gặp mặt đối chất.

Như vậy, ngoại tình là gì? Đã được chúng tôi phân tích khá rõ ràng trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn đọc một số quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề ngoại tình. [external_footer]

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
vàng ý là gì

Vàng Ý Là Vàng Gì? Có Nên Mua Vàng Ý Không? – PNJ Blog

Next Post
take for granted là gì

Take for granted là gì ? Cách sử dụng take for granted đúng cách

Related Posts