Review phim kinh dị The Grudge 2020: “Rượu đã cũ mà bình cũng chẳng mới”

The Grudge là bộ phim kinh dị khai trương rạp phim dịp đầu năm 2020, dựa trên series The Grudge đã quá nổi tiếng từ những năm 2000. Tuy thế, phim kinh dị The Grudge 2020 của Nicolas Pesce lại khiến khán giả hy vọng bao nhiêu, hụt hẫng càng nhiều.

  • Đạo diễn: Nicolas Pesce
  • Thể loại: Kinh dị, huyền bí
  • Diễn viên chính: John Cho, Demían Bichir, Lin Shaye,…
  • Ngày khởi chiếu: 03/01/2020
  • Thời lượng: 92 phút
  • Giới hạn độ tuổi: C18 (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi)
  • Các phần phim trước đây: Ju-on The Grudge (2002) (2003) (bản nguyên tác); The Grudge (2004) (2006) (2009) (bản remake).
  • Điểm đánh giá từ người viết: 4/10

1. Rời vòng tay “cha đẻ”, The Grudge (2020) bi đát đến thê thảm

The Grudge (2020) là minh chứng tiêu biểu cho việc nếu rời khỏi vòng tay người khai sinh ra mình, tác phẩm có thể chệch choạc và tệ hại đến mức nào. Ta đã có bài học của The Nun (2018), của Annabelle Comes Home (2019), hay gần gũi nhất, là trong chính phiên bản làm lại (remake) từ series này, The Grudge (2009).

Xuất phát từ nguyên tác Ju-on: The Grudge (2002) của biên kịch kiêm đạo diễn Takashi Shimizu, Ju-on, cùng với Ringu là 2 bộ phim kinh dị đã tạo nên làn sóng mới cho dòng phim kinh dị xứ hoa anh đào. Hình ảnh về một ma nữ trắng bệch, tóc xõa đen, vừa trườn lết chậm chạp, vừa phát ra tiếng ọ ẹ từ bậc thang, cùng người con trai Toshio có làn da tương tự, từ trên cao trân trân nhìn xoáy vào nạn nhân, luôn là những thước phim gây ám ảnh người xem thuở giữa năm 2000.

Series Ju-on thành công đến nỗi, Mỹ buộc phải mua bản quyền từ Takashi, nhờ ông làm đạo diễn lần lượt qua các phiên bản The Grudge (2004), The Grudge (2006) và đến The Grudge (2009) khi ông vị trí đầu tàu cho người Mỹ, lui về biên kịch thì phim ngay lập tức rớt rating, nhưng vẫn trong ngưỡng chấp nhận được.

Nói vậy để thấy, trong điện ảnh, thể loại series, tức phim nhiều phần, luôn phải đương đầu với thử thách quan trọng : hoặc là phải có câu truyện tiếp theo được lan rộng ra ; hoặc phim phải có điều gì đó thực độc lạ. Bằng không, phần phim ấy khó tránh khỏi chuyện “ bình mới rượu cũ ” khiến người xem kỳ vọng bao nhiêu lại phải tuyệt vọng càng nhiều .

The Grudge (2020), khi thiếu vắng hẳn “linh hồn” Takashi Shimizu, thay vào là dàn ekip toàn Mỹ, thì có số phận còn bi đát hơn khi “rượu” cũ, đến cái “bình” cũng không phải loại mới.

2. The Grudge (2020): Vì đâu nên nỗi?

Được xem là phần phim tái khởi động (reboot), nhưng những gì The Grudge (2020) đem đến không hề mang cảm giác của một thương hiệu đã từng gây ám ảnh: không còn căn nhà ma mị như trong nguyên tác, không còn những màn ọ ẹ trườn lết đầy ám ảnh của ma nữ Kayako. Con trai cô, Toshio, thậm chí còn bị “xóa sổ”. Thay vào đó là nhân vật ma con Melinda cảm tưởng thêm vào cho có tí màu sắc nữ quyền khi nhắc đến (?).

Điều mà The Grudge (2020) duy nhất làm tốt là những màn jump scared mang đậm tính công thức: có giật mình, nhưng không hề sợ hãi.

Cách triển khai câu chuyện của The Grudge (2020), cũng như các phiên bản trước, là cách kể xen kẽ quá khứ – hiện tại. Đây là cách kể hiệu quả, nhưng rủi ro cũng cao, chỉ cần trật một ly, mọi dụng ý xây dựng đường dây tuyến truyện xem như gãy đổ. May mắn thay, Takashi trong những phiên bản trước làm khá tốt vấn đề này, khiến người xem phải gật gù khi xâu chuỗi lại câu chuyện hết sức hợp lý.

Cảnh jump scare trong phim

The Grudge (2020) không được như thế. Tự làm khó mình với ba tuyến truyện, ứng với ba mốc thời điểm cùng ba lớp nhân vật khác nhau, phim có vẻ muốn “đánh đố” người xem hơn là muốn kể ra điều gì đó thực sự cho liền mạch. Các phân đoạn của từng tuyến truyện sắp xếp không hợp lý: lúc cảnh này, khi cảnh khác, càng xem càng rối, cảm tưởng đạo diễn chẳng cần quan tâm tính logic của phim, chỉ cần tạo thật nhiền phân cảnh nhét ma nữ vào là được.

Vừa mơ hồ trong cách kể chuyện, lại mất hẳn tinh thần của nguyên tác gốc, The Grudge (2020) khi nhập về Việt Nam còn bị cắt kha khá cảnh “đinh”, cảnh quyết định nhất về trải nghiệm, đặc biệt là kết phim. Đến tận giờ, người xem vẫn mắc cười cái cảm giác cuối cùng ấy, hai nhân vật đang ngồi xe, và bụp, màn hình sáng đèn, chạy chữ. Chẳng ai hiểu gì, và cũng chẳng muốn tìm hiểu thêm.

Vậy, phim còn gì đáng xem nữa? Đáng chứ, nếu bạn là người ít và chẳng mấy khi xem kinh dị, vì phút yếu lòng được rủ rê, hay muốn “tạo cơ hội” với crush thì phim vẫn đáp ứng đúng chuẩn giật mình khiến bạn muốn co chân lên ghế hoặc túm chặt người bên cạnh. Trong một tuần phim ảm đạm, khán giả phổ thông sẽ lựa chọn cái ít ảm đạm nhất, và dễ gây tò mò nhất.

Như vậy, với bài đánh giá trên đây, bạn vẫn có ý định ra rạp xem The Grugde – Lời Nguyền chứ? Hoặc, nếu đã ra rạp và chọn Lời Nguyền rồi, bạn có đồng tình với ý kiến bài viết này không? Để lại bình luận phía dưới cho tác giả biết chút ít quan điểm của bạn nhé.

Gợi ý cho bạn 1 số ít phim kinh dị khác nếu bạn quyết định hành động không ra rạp xem phim :

  • Top 10 bộ phim kinh dị Thái Lan hay nhất mọi thời đại theo điểm IMDb
  • 10 bộ phim kinh dị có doanh thu cao nhất mọi thời đại

Hãy ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật những list phim hay hoặc xem những review phim khách quan, chất lượng nhất trước khi ra rạp bạn nhé!

Source: https://expgg.vn
Category: Thông tin

Total
0
Shares
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post

True Beauty: Nữ chính cuối cùng cũng lộ mặt mộc và câu chuyện đẹp xấu đầy ý nghĩa

Next Post

4 là ngày gì? Tại sao phái mạnh lại được quan tâm?

Related Posts